III. THƯƠNG MẠI

tiếp xăng dầu

Công nhân Công ty Xăng dầu khu vực I tiếp nhận xăng dầu tại Đông Anh năm 1970 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

cửa hàng cảng HP

Cửa hàng công nghệ phẩm khu phố Ngô Quyền, Hải Phòng mang hàng đến cảng bán cho công nhân, tháng 01/1969 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

tổ bán lẻ

Tổ bán lẻ bách hóa thuộc nghiệp bán lẻ Lạng Sơn bảo đảm đưa hàng về tận tay người tiêu dùng, nhất vùng nông thôn hẻo lánh, tháng 4/1969 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

III. THƯƠNG MẠI

tiếp xăng dầu

Công nhân Công ty Xăng dầu khu vực I tiếp nhận xăng dầu tại Đông Anh năm 1970 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

cửa hàng cảng HP

Cửa hàng công nghệ phẩm khu phố Ngô Quyền, Hải Phòng mang hàng đến cảng bán cho công nhân, tháng 01/1969 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

tổ bán lẻ

Tổ bán lẻ bách hóa thuộc nghiệp bán lẻ Lạng Sơn bảo đảm đưa hàng về tận tay người tiêu dùng, nhất vùng nông thôn hẻo lánh, tháng 4/1969 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

4. Cải tiến quản lý công nghiệp

Cùng với việc bảo vệ sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh, trong những năm 1965 - 1975 công nghiệp có những bước cải tiến quan trọng ở cấp cơ sở trong thể chế quản lý xí nghiệp. Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 20 họp từ ngày 27/01 đến 11/02/1972, đã yêu cầu: “Gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch tiêu thụ, người lãnh đạo sản xuất phải nắm nhu cầu của thị trường, cơ cấu mặt hàng sản xuất phải phù hợp với nhu cầu thị trường, cơ cấu mặt hàng sản xuất phải phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và nhu cầu của sản xuất”1.

Giai đoạn 1965 - 1975, với sự tham mưu của các bộ quản lý ngành Công Thương, Chính phủ đã đưa ra những quy định cải tiến quản lý sản xuất, quản lý thị trường thông qua một số nghị quyết như: Nghị quyết số 59/CP ngày 10/5/1967 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ tài sản, thực hành tiết kiệm; Chỉ thị số 89/TTg ngày 07/9/1968 của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt nhằm chống ăn cắp, đầu cơ, buôn lậu vật tư hàng hóa của Nhà nước và tăng cường một bước việc quản lý thị trường; Chỉ thị số 11/TTg ngày 09/01/1971 của Thủ tướng Chính phủ về ổn định tình hình sản xuất và cải tiến một bước công tác quản lý xí nghiệp công nghiệp quốc doanh; Nghị quyết số 91/CP ngày 12/5/1971 của Hội đồng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa; Chỉ thị số 124/TTg ngày 03/5/1972 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý cung ứng vật tư kỹ thuật cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh;... “Cuộc cải tiến quản lý lần này tập trung vào khâu cơ sở, lấy cải tiến quản lý xí nghiệp làm trung tâm, đồng thời gắn với đổi mới quản lý nhà nước về công nghiệp”2.

mành cọ Sản xuất mành cọ khổ lớn có vẽ Lăng Hùng Vương tại Hợp tác xã Quang Trung, thị xã Phú Thọ (Vĩnh Phúc), tháng 4/1971 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Mục đích chủ yếu của cải tiến quản lý xí nghiệp công nghiệp là nhanh chóng chấn chỉnh công tác quản lý, giải quyết hậu quả của chiến tranh phá hoại, đưa sản xuất đi vào thế ổn định và phát triển, đưa công tác quản lý vào nền nếp, tận dụng những năng lực sản xuất hiện có của xí nghiệp, tăng năng suất lao động, sản lượng, phẩm chất hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, mức doanh lợi và tích lũy cho Nhà nước.

lò cao Thái Nguyên

Công nhân lò cao Công ty Gang thép Thái Nguyên thi đua sản xuất, năm 1966 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Nội dung chủ yếu của cải tiến quản lý xí nghiệp công nghiệp như sau:

a) Ổn định tình hình sản xuất của xí nghiệp

- Ổn định địa điểm, từ sơ tán, phân tán trở lại tập trung; ổn định mặt bằng sản xuất.

- Chấn chỉnh và kiện toàn các dây chuyền sản xuất cho hợp lý bao gồm cả việc bổ sung hay giảm bớt một số máy móc, thiết bị thiếu hay thừa, nhằm phát huy tối đa mọi năng lực sản xuất của xí nghiệp, nhất là công suất thiết bị chủ yếu.

- Tiến hành các công việc sửa chữa, khôi phục, dọn dẹp, vệ sinh công nghiệp tại nơi sản xuất, sắp xếp lại kho tàng, có rào giậu, cửa khóa, có người quản lý, bảo vệ chu đáo.

- Gấp rút chấn chỉnh khâu cung cấp năng lượng và vật tư, tiêu thụ sản phẩm... bằng việc cải tiến tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức vận tải và chế độ hợp đồng.

- Ổn định nguồn cung cấp năng lượng.

- Ổn định và chăm sóc tốt đời sống công nhân, viên chức của xí nghiệp, giải quyết tốt hơn các điều kiện làm việc, sinh hoạt, ăn, ở, đi làm, nhất là đối với phụ nữ.

b) Cải tiến các mặt công tác quản lý

Thứ nhất, cải tiến công tác kế hoạch hóa xí nghiệp:

- Các cơ quan chủ quản được yêu cầu xác định lại cho thật rõ phương hướng sản xuất và ở những nơi có điều kiện, xác định sơ bộ kế hoạch dài hạn cho xí nghiệp vào khoảng 2 - 3 năm; trước mắt chủ yếu là xác định có cơ sở vững chắc các mặt hàng chính và loại mặt hàng phụ để xí nghiệp có điều kiện chuẩn bị kỹ thuật cho một thời gian dài.

- Về hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch: vẫn giữ hệ thống các chỉ tiêu bao gồm cả chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu tính toán (hướng dẫn) mà Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đang cho thi hành.

- Tiến hành xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kỹ thuật, tài vụ ở xí nghiệp. Phải thống nhất kế hoạch hóa hiện vật và tài chính ngay từ cơ sở làm cho kế hoạch hiện vật phải đi đôi với kế hoạch tài chính. Việc xây dựng tất cả các kế hoạch ở xí nghiệp phải tổng hợp vào một đầu mối (phòng kế hoạch).

- Lập kế hoạch tiến bộ kỹ thuật cùng một lần với kế hoạch sản xuất để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch trang bị bổ sung và mở rộng sau này. Chú ý cân đối vật tư theo yêu cầu sản xuất với chất lượng cao hơn. Xí nghiệp phải có kế hoạch tác nghiệp toàn diện để bảo đảm thực hiện kế hoạch từng quý, từng tháng.

- Trong việc cải tiến phương pháp lập kế hoạch, bao gồm việc cân đối từ cơ sở và tổng hợp theo ngành, thực hiện chế độ bảo vệ kế hoạch theo trình tự mà Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đã quy định: thực hiện việc ký kết hợp đồng kinh tế trực tiếp với khách hàng ngay trong khi xây dựng kế hoạch sản xuất.

Thứ hai, cải tiến công tác quản lý tài sản, vật tư của xí nghiệp:

- Kiểm kê để nắm lại thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các tài sản cố định về số lượng, chất lượng, đánh giá lại năng lực sản xuất, xác định vốn cố định cần thiết.

- Khôi phục và sửa chữa các thiết bị, có biện pháp huy động và nâng cao công suất sử dụng. Chú trọng tăng ca máy, giảm số giờ ngừng hoạt động của máy. Bảo vệ, bảo quản chu đáo những thiết bị máy móc chưa dùng hoặc đề nghị Bộ điều đi những thứ không dùng.

- Xác định và thanh lý những tài sản thiệt hại do chiến tranh.

- Tính toán việc trích khấu hao một cách chặt chẽ, hợp lý nhằm huy động sử dụng tốt mọi tài sản cố định (khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn). Xác định quỹ khấu hao hiện có.

- Chấn chỉnh, sắp xếp lại kho tàng trong xí nghiệp (chế độ kho, kế toán kho, người giữ kho, phương tiện phân phối, vận chuyển, cung cấp vật tư, thu hồi vật tư trong nội bộ xí nghiệp).

- Kiểm kê và nắm lại tình hình vật tư kỹ thuật (số lượng, chất lượng, giá trị) và vốn lưu động.

- Tính toán số cần dùng của xí nghiệp, số cần bổ sung hằng năm để lập kế hoạch vật tư và kế hoạch vốn lưu động.

- Tiến hành quản lý, sử dụng vật tư theo định mức, kiểm tra chặt chẽ việc tiết kiệm vật tư.

- Xác định và thanh toán các khoản nợ dây dưa.

Thứ ba, cải tiến công tác quản lý lao động và quỹ lương:

- Xây dựng các định mức cần thiết một cách có căn cứ khoa học (định mức lao động, định mức tiêu hao vật tư, định mức chất lượng sản phẩm).

Điện Yên Phụ

Công nhân Nhà máy Điện Yên Phụ vận hành lò máy, tháng 9/1970 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

- Đẩy mạnh và mở rộng chế độ trả lương theo sản phẩm, lương khoán..., thực hiện các chế độ thưởng - phạt cho công nhân và cán bộ quản lý, áp dụng lương giờ.

- Tiến hành quản lý và kiểm soát việc chi tiêu quỹ lương theo mức thực hiện cân đối với các kế hoạch khác.

- Trên cơ sở định mức lao động mà lập kế hoạch sử dụng lao động và quỹ lương, xác định số lao động thừa để có biện pháp tổ chức và sắp xếp công việc trong ngành, hoặc điều động sang ngành khác.

- Chấn chỉnh tổ chức lao động trong xí nghiệp, phân xưởng, tổ, đội... làm đủ giờ công theo chế độ với định mức năng suất lao động nhất định.

- Tiến hành bồi dưỡng, bổ túc nghề nghiệp, sát hạch, sắp xếp nâng bậc công nhân theo chế độ, theo định kỳ.

Thứ tư, cải tiến công tác quy định kỹ thuật:

- Xây dựng và thực hiện Điều lệ quản lý kỹ thuật, chú ý thực hiện chế độ và chuẩn bị sản xuất toàn diện và coi trọng việc giữ gìn, bảo quản tài sản cố định.

- Thực hiện chế độ bảo vệ, bảo quản, vận hành và tu sửa thiết bị, nhất là đối với các thiết bị quý và đắt tiền.

- Xây dựng chế độ bảo quản, sử dụng tốt dụng cụ, đồ nghề, các phương tiện đo lường, kiểm tra, kiểm nghiệm... đối với các thứ sai hỏng thì sửa, thiếu thì sắm thêm.

- Xây dựng định mức tiêu hao vật tư cho từng loại thành phẩm.

- Xây dựng và thực hiện định mức chất lượng thành phẩm, bảo đảm giá trị sử dụng và phân loại thành phẩm để áp dụng chế độ thưởng phạt đối với vấn đề này; lập quy chế xuất xưởng.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm.

- Đẩy mạnh công tác thí nghiệm, sản xuất thử và thiết kế mặt hàng mới.

- Tăng cường tổ chức phổ biến các phát minh, sáng kiến và thông tin kỹ thuật.

Thứ năm, vận dụng các đòn bẩy kinh tế trong quản lý xí nghiệp:

- Bộ máy tổ chức kế toán và thống kê giúp cho giám đốc xí nghiệp tính toán tương đối chính xác chi phí sản xuất, tính lại giá thành hợp lý cho xí nghiệp, xác định giá bán buôn xí nghiệp, giá bán buôn công nghiệp và lãi định mức của xí nghiệp, để có căn cứ xác định chế độ nộp và phân phối lợi nhuận.

Về mặt tổ chức, thống nhất tổ chức kế toán và thống kê ở xí nghiệp, thực hiện đúng đắn các biểu báo thống kê số liệu ban đầu nhằm nâng cao tính thống nhất, tập trung, chính xác và kịp thời của kế toán, thống kê và hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật.

- Phát huy tác dụng kiểm tra, giám đốc của kế toán, nâng cao trình độ phân tích hoạt động kinh tế để kịp thời sửa chữa các khuyết điểm, phát hiện và khai thác tốt khả năng tiềm tàng của xí nghiệp.

- Chú trọng thực hiện tốt chế độ lương sản phẩm, chế độ thưởng và phạt, chế độ phân phối lợi nhuận dưới hình thức ba quỹ cho một số xí nghiệp có điều kiện.

Đối với chế độ lương theo sản phẩm: đẩy mạnh và mở rộng chế độ trả lương theo sản phẩm trên cơ sở định mức chặt chẽ, kiểm soát chặt chẽ để có thể trở thành hình thức trả lương chủ yếu. Việc đẩy mạnh và mở rộng chế độ trả lương theo sản phẩm dựa trên những điều kiện mà bản dự thảo điều lệ của Bộ Lao động đã đề ra và đã được Thường vụ Hội đồng Chính phủ thông qua để chấp hành. Việc xây dựng định mức lao động phải tiến hành tại đơn vị cơ sở dưới sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.

Đối với chế độ thưởng và phạt: tinh thần là có thưởng đối với những người có thành tích trong việc thực hiện kế hoạch, vượt tiêu chuẩn phẩm chất, tiết kiệm nguyên vật liệu, giữ gìn thiết bị tốt, sửa chữa thiết bị giỏi; chế độ phạt nhằm vào những người có hành vi có hại đến các việc trên.

Đối với việc trích lập ba quỹ, thi hành đúng nội dung của bản điều lệ đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, áp dụng trước tiên đối với các xí nghiệp làm thí điểm cải tiến quản lý.

c) Cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý xí nghiệp

- Chấn chỉnh lại dây chuyền công nghệ, thực hiện sự tập trung, thống nhất chỉ đạo vào người phụ trách xí nghiệp. Chú trọng đầy đủ cả về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý.

- Soát lại dây chuyền sản xuất từ tổ sản xuất lên phân xưởng, các phòng, ban và định lại biên chế của từng bộ phận. Tinh giản bộ máy quản lý, bỏ bớt các phòng ban trùng lắp về nhiệm vụ, bỏ bộ máy quản lý hành chính ở phân xưởng, thực hiện sự chỉ đạo tập trung của giám đốc và phân công phó giám đốc theo ba lĩnh vực lớn: sản xuất, kỹ thuật, kinh tế. Nơi nào không có phó giám đốc kinh tế thì chú trọng phát huy vai trò của kế toán trưởng. Đối với xí nghiệp lớn thì có thể có một phó giám đốc về đời sống.

- Xác định rành mạch và cụ thể chế độ thủ trưởng, đưa chế độ này đi vào nền nếp, cụ thể là:

+ Giám đốc phải quản lý xí nghiệp toàn diện, chịu trách nhiệm về tài sản xí nghiệp về thực hiện các chi tiêu kế hoạch nhà nước, về hướng phát triển và mở rộng xí nghiệp và nộp lợi nhuận cho Nhà nước.

+ Chỉ huy sản xuất theo tiến độ và tập trung vào người được phân công chịu trách nhiệm từ khâu chuẩn bị sản xuất đến ra thành phẩm cuối cùng. Xây dựng và thi hành đúng đắn chế độ chỉ huy sản xuất của đốc công, quản đốc phân xưởng; bảo đảm hiệu lực của mệnh lệnh chỉ huy trong sản xuất, tập trung tối cao vào người phó giám đốc sản xuất hay phó giám đốc kỹ thuật.

+ Chế độ thủ trưởng được đề cao đi đôi với bảo đảm dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân giỏi về kinh tế, kỹ thuật, vững vàng về chính trị, tư tưởng và phẩm chất đạo đức.

Cùng với công tác cải tiến quản lý xí nghiệp, việc cải tiến hệ thống tổ chức và quản lý toàn ngành công nghiệp cũng là một nội dung lớn đề ra trong giai đoạn này.


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.33, tr.89.

2. Ban Chỉ đạo Biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam: Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Sđd, t.2, tr.259.

1. Chủ trương

Năm 1965, khi đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, đánh phá ra miền Bắc bằng không quân và hải quân, công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa chuyển hướng với những nhiệm vụ nặng nề và khó khăn hơn, phải vừa sản xuất vừa chiến đấu. Trong khó khăn chung đó, hoạt động nội thương, ngoại thương bước vào một thời kỳ mới, giữ một trọng trách chưa từng có, được Đảng và Chính phủ giao “thực hiện nguyên tắc tự cung tự cấp cao độ”1, bởi “cuộc chiến tranh nhân dân, nhất là chiến tranh nhân dân dựa trên một nền kinh tế nông nghiệp đang quá độ từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, mạng lưới giao thông vận tải trong nước và nước ngoài còn non yếu”2.

Trong bối cảnh không quân Mỹ không chỉ ném bom, đánh phá các cơ sở quân sự, kinh tế trên đất liền, mà còn thả mìn, phong tỏa các cảng biển, ngăn cản tàu bè của các nước tới buôn bán, hòng cô lập hoàn toàn miền Bắc, toàn bộ hoạt động nội thương và ngoại thương hướng tới đảm bảo cung cấp tư liệu sản xuất, nguyên nhiên vật liệu, bao tiêu sản phẩm cho các ngành kinh tế và phục vụ chiến đấu.

Đối với công nghiệp trung ương, cung cấp kịp thời thiết bị máy móc, phương tiện vận tải, nguyên liệu, vật liệu, lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng cần thiết cho đời sống công nhân, phục vụ việc bảo vệ, duy trì và đẩy mạnh sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp; bảo đảm cung cấp các vật tư cần thiết cho xây dựng cơ bản của các khu công nghiệp và công trình quốc phòng.

Đối với giao thông vận tải, phục vụ phát triển mạng lưới giao thông và phương tiện vận tải, nhất là các tuyến đường chiến lược quan trọng; tranh thủ sự giúp đỡ và phối hợp với một số nước xã hội chủ nghĩa để giải quyết vận tải trên biển, ra vào cảng.

Đối với công nghiệp địa phương, giúp cho mọi vùng, mọi địa phương vừa bảo đảm về nhu cầu lương thực, thực phẩm cho các khu công nghiệp, vật tư cho sản xuất, xuất khẩu, tăng cường lực lượng dự trữ nhà nước, vừa hỗ trợ để các địa phương có thể tự giải quyết phần lớn các nhu cầu về tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. Đồng thời, khơi nguồn nguyên liệu địa phương và tiêu thụ kịp thời sản phẩm công nghiệp địa phương.

tiếp xăng dầu

Công nhân Công ty Xăng dầu khu vực I tiếp nhận xăng dầu tại Đông Anh năm 1970 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Đối với sản xuất nông nghiệp, căn cứ vào khả năng về đất đai, nhân lực, nguồn lực của hợp tác xã để góp ý quy hoạch sản xuất của từng vùng; xây dựng kế hoạch hỗ trợ nông nghiệp một cách toàn diện, nhất là cung cấp tư liệu sản xuất, nhằm sử dụng đất đai, nhân lực và khả năng của mỗi vùng một cách hợp lý nhất, với hiệu quả kinh tế cao nhất.

Đối với quốc phòng, trên cơ sở sản xuất theo hướng mới và sử dụng viện trợ hợp lý của các nước, ưu tiên phân phối cho các nhu cầu quốc phòng, phục vụ đắc lực công tác xây dựng và hoàn thành nhanh chóng các công trình quốc phòng và công trình phục vụ quốc phòng.

Đối với tích lũy nhà nước, để tiếp tục công cuộc công nghiệp hóa, thương nghiệp với các công cụ chính sách đòn bẩy hướng mạnh vào phục vụ cách mạng khoa học, kỹ thuật nhằm khai thác tối đa nguồn lực xã hội, khả năng của các ngành kinh tế, trước hết với nông nghiệp, công nghiệp địa phương và mở rộng sản xuất ở vùng ít bị đánh phá là trung du và miền núi.

Đối với phục vụ tiêu dùng, trong mối quan hệ khả năng - nhu cầu mất cân đối, cung thấp hơn cầu, thương nghiệp hướng tới bảo đảm mức sống tiết kiệm, giản dị, thích hợp với thời chiến và chú trọng bồi dưỡng đúng mức sức lao động phục vụ sản xuất và chiến đấu.


1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.26, tr.206.

Danh mục

Tùy chỉnh