3. Tiểu thủ công nghiệp vùng giải phóng

Không giống như những vùng tự do trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp vốn diện tích tương đối lớn, hoàn toàn do ta kiểm soát, ranh giới ràng với vùng tạm bị địch chiếm, vùng giải phóng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được hiểu vùng dân đã được lực lượng cách mạng giải thoát khỏi sự kìm kẹp của chính quyền Sài Gòn, thiết lập chính quyền cách mạng. Nhiều vùng giải phóng được hình thành dưới hình thức nhân dân tự phát nổi dậy, tự phá bỏ hệ thống kiểm soát của chính quyền Sài Gòn tự tổ chức cuộc sống.

Vùng tranh chấp những vùng trạng thái giằng co kiểm soát giữa ta với đối phương, nơi, lúc được giải phóng hoàn toàn. Hầu hết thời gian trong cuộc chiến, các vùng đồng bằng miền Nam phần lớn khu vực tranh chấp.

Cho đến trước năm 1968, vùng giải phóng chủ yếu các khu vực nằm xa các khu đô thị, trục đường giao thông chính, nằm sâu trong vùng rừng núi, địa hình hiểm trở dân thưa thớt. Sau cuộc Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân năm 1968, vùng giải phóng được mở rộng hơn. Tuy nhiên, đến giữa năm 1968 thì tình hình trở nên khó khăn, địch phản kích ác liệt, lấn dần vùng giải phóng, đẩy mạnh cưỡng ép người dân vào các khu tập trung khiến vùng giải phóng bị thu hẹp. Sau chiến thắng bước ngoặt tại Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971, các vùng giải phóng dần được mở rộng với dân số sống tại các vùng này lên đến hơn 5,1 triệu người, chiếm 43% tổng số dân sống tại các vùng nông thôn 40% diện tích đất đai miền Nam1.

Các vùng giải phóng vùng tranh chấp tuy sự khác nhau về điều kiện địa kinh tế, nhưng xuyên suốt cuộc kháng chiến, phần lớn dân sinh sống tại vùng giải phóng nông dân, tiềm lực kinh tế thấp, đời sống thiếu thốn nền kinh tế chủ yếu phát triển theo hướng tự cung, tự cấp. Các hoạt động kinh tế trong vùng giải phóng cũng như vùng tranh chấp gặp nhiều khó khăn khi chịu sự đánh phá ác liệt, liên tục từ quân địch. Dưới tác động của các loại thuốc diệt cỏ, bom đạn, đồng ruộng tại nhiều nơi bị bỏ hoang hóa, dân trở nên thưa thớt, thậm chí biến thành “vùng trắng” như Củ Chi, kéo theo đó sự mai một của nhiều hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Không thể chỉ trông chờ vào sự chi viện từ miền Bắc, chính quyền cách mạng tại các vùng giải phóng chủ trương khôi phục, khuyến khích phát triển một số nghề truyền thống như rèn, giấy, trồng dâu nuôi tằm, dệt chế biến nông sản. Nhờ đó, nhiều vùng giải phóng đã tự túc được một phần đáng kể các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, góp phần đảm bảo đời sống cho nhân dân, cán bộ chiến sĩ. Nhiều lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp bị mai một trong thời gian tạm chiếm đã được phục hồi khi trở thành vùng giải phóng.

Trong các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp tại vùng giải phóng thì nghề rèn nổi bật nhất. Các khu giải phóng đều xưởng rèn số lượng xưởng tăng dần qua các năm, cung cấp lượng lớn nông cụ, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo canh tác nông nghiệp, giải quyết vấn đề thiếu lương thực. Bên cạnh đó, các xưởng rèn còn tham gia chế tạo nhiều khí thô sơ, phục vụ cho hoạt động du kích, chống các đợt càn quét của đối phương. Nghề Dệt lĩnh vực quan trọng thứ hai, đặc biệt phát triển tại khu V2. dụ, tại Quảng Ngãi, 754 khung dệt giúp sản xuất ra hơn 680.000 m vải khổ rộng hơn 34.000 m vải khổ hẹp; còn tại Quảng Đà, đã 130 khung dệt vải với sản lượng hơn 33.000 m vải, 1.500 hộ nuôi tằm 270 ươm tằm sản lượng 33 tấn trong năm 19663. Đặc biệt, sau khi Hiệp định Pari được kết năm 1973, nhiều vùng giải phóng được củng cố, một bộ phận người dân từ vùng địch kiểm soát trở lại quê hương, nhân dân bắt đầu xu hướng bung ra làm ăn. Riêng khu vực giáp biên giới Campuchia đã 40.000 kiều bào Campuchia về tỉnh Bình Phước, Tây Ninh một số nơi khác để sinh sống4. Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương Cục miền Nam5 (gọi tắt Ban Kinh - Tài) tiến hành cho các quan nhân dân vay vốn phát triển sản xuất - kinh doanh, nhờ đó hoạt động kinh tế vùng giải phóng được mở rộng. Hàng loạt các sở công, nông, thương nghiệp như bông vải sợi, xưởng mộc, xưởng gạch, xưởng ép mía đường, xay xát lúa gạo, chế biến nông sản... được mở mới, giúp tăng đáng kể lượng hàng hóa trên thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống nhân dân.


1. Xem Viện Hàn lâm Khoa học hội Việt Nam, Viện Sử học, Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Tập 13 (Từ năm 1965 đến năm 1975), Sđd, tr.162.

2. Khu V gồm các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Ninh Thuận các tỉnh Tây Nguyên.

3. Xem Viện Khoa học hội Việt Nam, Viện Kinh tế Việt Nam, Đặng Phong (Chủ biên): Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 - 2000, tập II: 1955 - 1975, Sđd, tr.482.

4. Xem Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến, Ban Kinh - Tài Trung ương Cục miền Nam Việt Nam: Lịch sử Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Nội, 2007, tr.186.

5. Tiền thân Ban Tài chính Xứ ủy Nam Bộ.

3. Tiểu thủ công nghiệp vùng giải phóng

Không giống như những vùng tự do trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp vốn diện tích tương đối lớn, hoàn toàn do ta kiểm soát, ranh giới ràng với vùng tạm bị địch chiếm, vùng giải phóng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được hiểu vùng dân đã được lực lượng cách mạng giải thoát khỏi sự kìm kẹp của chính quyền Sài Gòn, thiết lập chính quyền cách mạng. Nhiều vùng giải phóng được hình thành dưới hình thức nhân dân tự phát nổi dậy, tự phá bỏ hệ thống kiểm soát của chính quyền Sài Gòn tự tổ chức cuộc sống.

Vùng tranh chấp những vùng trạng thái giằng co kiểm soát giữa ta với đối phương, nơi, lúc được giải phóng hoàn toàn. Hầu hết thời gian trong cuộc chiến, các vùng đồng bằng miền Nam phần lớn khu vực tranh chấp.

Cho đến trước năm 1968, vùng giải phóng chủ yếu các khu vực nằm xa các khu đô thị, trục đường giao thông chính, nằm sâu trong vùng rừng núi, địa hình hiểm trở dân thưa thớt. Sau cuộc Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân năm 1968, vùng giải phóng được mở rộng hơn. Tuy nhiên, đến giữa năm 1968 thì tình hình trở nên khó khăn, địch phản kích ác liệt, lấn dần vùng giải phóng, đẩy mạnh cưỡng ép người dân vào các khu tập trung khiến vùng giải phóng bị thu hẹp. Sau chiến thắng bước ngoặt tại Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971, các vùng giải phóng dần được mở rộng với dân số sống tại các vùng này lên đến hơn 5,1 triệu người, chiếm 43% tổng số dân sống tại các vùng nông thôn 40% diện tích đất đai miền Nam1.

Các vùng giải phóng vùng tranh chấp tuy sự khác nhau về điều kiện địa kinh tế, nhưng xuyên suốt cuộc kháng chiến, phần lớn dân sinh sống tại vùng giải phóng nông dân, tiềm lực kinh tế thấp, đời sống thiếu thốn nền kinh tế chủ yếu phát triển theo hướng tự cung, tự cấp. Các hoạt động kinh tế trong vùng giải phóng cũng như vùng tranh chấp gặp nhiều khó khăn khi chịu sự đánh phá ác liệt, liên tục từ quân địch. Dưới tác động của các loại thuốc diệt cỏ, bom đạn, đồng ruộng tại nhiều nơi bị bỏ hoang hóa, dân trở nên thưa thớt, thậm chí biến thành “vùng trắng” như Củ Chi, kéo theo đó sự mai một của nhiều hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Không thể chỉ trông chờ vào sự chi viện từ miền Bắc, chính quyền cách mạng tại các vùng giải phóng chủ trương khôi phục, khuyến khích phát triển một số nghề truyền thống như rèn, giấy, trồng dâu nuôi tằm, dệt chế biến nông sản. Nhờ đó, nhiều vùng giải phóng đã tự túc được một phần đáng kể các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, góp phần đảm bảo đời sống cho nhân dân, cán bộ chiến sĩ. Nhiều lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp bị mai một trong thời gian tạm chiếm đã được phục hồi khi trở thành vùng giải phóng.

Trong các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp tại vùng giải phóng thì nghề rèn nổi bật nhất. Các khu giải phóng đều xưởng rèn số lượng xưởng tăng dần qua các năm, cung cấp lượng lớn nông cụ, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo canh tác nông nghiệp, giải quyết vấn đề thiếu lương thực. Bên cạnh đó, các xưởng rèn còn tham gia chế tạo nhiều khí thô sơ, phục vụ cho hoạt động du kích, chống các đợt càn quét của đối phương. Nghề Dệt lĩnh vực quan trọng thứ hai, đặc biệt phát triển tại khu V2. dụ, tại Quảng Ngãi, 754 khung dệt giúp sản xuất ra hơn 680.000 m vải khổ rộng hơn 34.000 m vải khổ hẹp; còn tại Quảng Đà, đã 130 khung dệt vải với sản lượng hơn 33.000 m vải, 1.500 hộ nuôi tằm 270 ươm tằm sản lượng 33 tấn trong năm 19663. Đặc biệt, sau khi Hiệp định Pari được kết năm 1973, nhiều vùng giải phóng được củng cố, một bộ phận người dân từ vùng địch kiểm soát trở lại quê hương, nhân dân bắt đầu xu hướng bung ra làm ăn. Riêng khu vực giáp biên giới Campuchia đã 40.000 kiều bào Campuchia về tỉnh Bình Phước, Tây Ninh một số nơi khác để sinh sống4. Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương Cục miền Nam5 (gọi tắt Ban Kinh - Tài) tiến hành cho các quan nhân dân vay vốn phát triển sản xuất - kinh doanh, nhờ đó hoạt động kinh tế vùng giải phóng được mở rộng. Hàng loạt các sở công, nông, thương nghiệp như bông vải sợi, xưởng mộc, xưởng gạch, xưởng ép mía đường, xay xát lúa gạo, chế biến nông sản... được mở mới, giúp tăng đáng kể lượng hàng hóa trên thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống nhân dân.


1. Xem Viện Hàn lâm Khoa học hội Việt Nam, Viện Sử học, Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Tập 13 (Từ năm 1965 đến năm 1975), Sđd, tr.162.

2. Khu V gồm các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Ninh Thuận các tỉnh Tây Nguyên.

3. Xem Viện Khoa học hội Việt Nam, Viện Kinh tế Việt Nam, Đặng Phong (Chủ biên): Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 - 2000, tập II: 1955 - 1975, Sđd, tr.482.

4. Xem Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến, Ban Kinh - Tài Trung ương Cục miền Nam Việt Nam: Lịch sử Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Nội, 2007, tr.186.

5. Tiền thân Ban Tài chính Xứ ủy Nam Bộ.

2. Cơ cấu ngành công nghiệp

a) Xu hướng dịch chuyển cơ cấu ngành công nghiệp

Trước năm 1965, nền công nghiệp tại miền Nam có khuynh hướng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn tài nguyên địa phương như cao su, mía, than, vôi và ximăng, vừa để xây dựng nền công nghiệp “tự lực”, vừa hỗ trợ các ngành công nghiệp khác đang sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu nhập khẩu như dệt, giấy...

Tuy nhiên, từ năm 1965 trở đi, cường độ chiến tranh ngày càng tăng cao thì các lĩnh vực công nghiệp đã có sự phân hóa mạnh mẽ. Nếu xét về mức độ đóng góp sản lượng công nghiệp thì nhóm ngành thực phẩm chiếm vị trí quan trọng nhất, đóng góp tới 49% tổng giá trị sản lượng công nghiệp, theo sau đó là nhóm ngành dệt, da và nhuộm. Số lượng doanh nghiệp cũng như lao động hoạt động trong hai nhóm ngành này cũng ở mức cao nhất so với các nhóm ngành khác. Các nhóm ngành công nghiệp nền tảng như luyện kim, cơ khí và hóa chất chiếm vai trò rất nhỏ trong hoạt động sản xuất công nghiệp.

Nếu xét về năng suất lao động thì nhóm ngành Thực phẩm cũng tạo ra giá trị sản lượng bình quân trên mỗi lao động cao nhất, thậm chí gấp 6 lần so với ngành Cơ khí hoặc Chế biến gỗ.

Còn nếu xét về quy mô vốn thì ngành Điện có quy mô vốn lớn nhất, gần gấp 3 lần quy mô vốn của ngành Thực phẩm, nhưng lại chỉ đóng góp có 4,7% vào tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Có thể thấy, cơ cấu công nghiệp này chưa hợp lý, không phù hợp để phát triển công nghiệp một cách bền vững.

b) Công nghiệp năng lượng

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội nhưng xuyên suốt 20 năm, lĩnh vực công nghiệp năng lượng do chính quyền Sài Gòn phát triển vẫn chỉ mang tính chất dở dang.

Đối với sản xuất điện, hệ thống nguồn điện lẫn phân phối điện đều đang trong tình trạng chắp vá. Mặc dù được đánh giá có tiềm năng thủy điện lớn nhưng chính quyền Sài Gòn không chú trọng khai thác nguồn năng lượng này.

Bảng 29: Tình hình sản xuất công nghiệp ở vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát trong năm 1973

bảng 29

Nguồn: Bộ Kinh tế (chính quyền Sài Gòn): Tình hình kinh tế miền Nam Việt Nam 1955 - 1975, tr.150.

Ngoài “bộ ba” Thủy điện Đa Nhim (công suất 160 MW, vận hành năm 1964) - Nhiệt điện Thủ Đức (công suất 165 MW, vận hành năm 1965) - Nhiệt điện Chợ Quán (vận hành năm 1922) thì hầu hết nguồn điện tại miền Nam đến từ các cụm máy diesel. Nguồn điện và lưới điện tập trung cao độ ở khu đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn (chiếm 82%). Các thị xã, tỉnh lỵ các tỉnh, căn cứ quân sự phụ thuộc vào nguồn điện diesel tại chỗ. Những nơi phụ tải cao thì có tăng cường lắp các turbine khí chạy dầu di động công suất lớn. Các cơ sở sản xuất - kinh doanh lớn phải tự triển khai các máy phát điện công suất lớn để đảm bảo điện cho hoạt động. Chỉ có 30% sản lượng điện công cộng là được dùng cho các cơ sở sản xuất, còn lại là dùng cho các hoạt động sinh hoạt và chiếu sáng1. Thậm chí, trong một số khung giờ cao điểm, điện được ưu tiên phân phối cho các căn cứ quân sự. Vào năm cao điểm của hệ thống điện, tổng công suất điện diesel và nhiệt điện dầu chiếm gần 90% tổng công suất của hệ thống.

Mỗi năm, miền Nam phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn dầu các loại, khoảng một nửa chỗ này là để sản xuất điện. Với mức giá nhập khẩu từ 7 - 9 US cent/lít vào năm 1973 thì chính quyền Sài Gòn tiêu tốn khoảng 54 triệu USD/năm để đảm bảo năng lượng. Khi nguồn viện trợ từ Mỹ còn dồi dào thì khoản tiền này không quá khó khăn, nhưng khi hết viện trợ thì việc cạn kiệt ngoại tệ dùng cho nhập khẩu dầu sẽ ập đến ngay chỉ trong vòng 1 - 2 tháng.

Toàn bộ miền Nam không có hệ thống lưới điện quốc gia và tổng hệ thống đường dây truyền tải chỉ đạt 800 km, được vận hành độc lập theo các vùng (miền Đông, miền Tây và Cao nguyên). Đến năm 1974, tổng công suất đặt ở miền Nam vào khoảng 812,9 MW, sản lượng điện khoảng 1.624 triệu kWh. Đây được xem là con số quá thấp so với số dân lên đến gần 17 triệu người tại miền Nam. Hơn nữa, hệ thống phát điện tại nhiều nơi quá cũ sau thời gian dài sử dụng nên hiệu suất hoạt động ở mức thấp, khiến việc duy trì nguồn điện càng trở nên khó khăn hơn.

Từ đầu năm 1970, Mỹ và chính quyền Sài Gòn lên kế hoạch phát triển thêm các nguồn năng lượng từ thủy điện và dầu khí. Một loạt vị trí tiềm năng cho phát triển thủy điện như Thạch Hãn, Thượng Sê San, Thượng Srê Pốk, Vũ Gia, Trị An, Sông Bé... đã được khảo sát nhưng chưa có động thái triển khai.

Đối với khai thác dầu khí, chính quyền Sài Gòn đã tiến hành thăm dò tiềm năng dầu khí tương đối sớm trong những năm 1960. Đến tháng 7/1973, các cuộc đấu thầu cấp quyền tìm kiếm và khai thác dầu đầu tiên được tổ chức. Bốn công ty trúng thầu đợt này là ESSO, Mobil Oil, Shell Oil cùng của Mỹ và Sunningdale từ Canađa. Tổng cộng 8 lô trúng thầu đợt này đem lại số tiền hoa hồng chữ ký2 là 16,6 triệu USD.

Đến tháng 5/1974, chính quyền Sài Gòn tổ chức đấu thầu khai thác dầu khí trên thềm lục địa lần thứ hai cho 33 lô với diện tích mỗi lô khoảng 4.000 km2. 17 công ty trúng thầu, hầu hết là các doanh nghiệp của Mỹ và một số công ty thuộc Anh, Nhật Bản, Ốxtrâylia và Canađa. Tổng số tiền hoa hồng chữ ký thu được là 29,1 triệu USD. Các công ty trúng thầu đã tiến hành khoan thăm dò và thu được nhiều kết quả khả quan sơ bộ, tuy nhiên, hoạt động khai thác chính thức chưa được triển khai thì chính quyền Sài Gòn sụp đổ.

Đối với hoạt động khai thác than, chính quyền Sài Gòn mở rộng khai thác mỏ than Nông Sơn (Quảng Nam) vào tháng 9/1955 sau khi mua lại từ giới tư bản Pháp. Mỏ than nay vốn đã được khai thác kể từ thời chính quyền thuộc địa nhưng có chất lượng than không tốt như những mỏ than tại miền Bắc.

Việc thăm dò, mở rộng khai thác được phía Mỹ viện trợ về vốn và cử chuyên gia khai khoáng, Pháp cũng giúp đỡ về chuyên gia và Ốxtrâylia viện trợ phương tiện chuyên chở than. Đến tháng 5/1959, đơn vị quốc doanh Công quản quốc gia mỏ than Nông Sơn được chính thức thành lập. Ban đầu, công nhân phải khai thác thủ công với sản lượng đạt từ 50 đến 60 tấn/ngày, phải đến giữa năm 1960, xưởng điện công suất 150 kW được hoàn thành, giúp hoạt động khai thác được cơ giới hóa và nâng sản lượng lên mức khoảng 100.000 tấn/năm. Đến tháng 3/1961, một xưởng lọc, tuyển than có công suất 500 tấn/ngày được đưa vào hoạt động.

Do không đạt phẩm cấp để sản xuất điện, than được khai thác từ mỏ Nông Sơn chủ yếu sử dụng làm nhiên liệu cho hoạt động sản xuất công nghiệp tại địa phương.

c) Ý tưởng về khu chế xuất

Có thể nói, vai trò của công nghiệp trong hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế miền Nam rất nhỏ bé. Hàng hóa xuất khẩu về cơ bản là các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản thô, không qua chế biến sâu, có hàm lượng giá trị gia tăng thấp. Các nhà kinh tế và một số nhà tư sản công nghiệp yêu nước tại miền Nam hiểu rõ rằng nếu sử dụng nguồn nguyên liệu, trang thiết bị nhập khẩu chỉ để sản xuất hàng hóa phục vụ cho thị trường nội địa thì ngành công nghiệp khó có thể phát triển bền vững. Một số đề xuất về việc phát triển công nghiệp đồ hộp, lụa tơ tằm, sản phẩm mỹ nghệ... nhằm chuyên phục vụ thị trường nước ngoài đã được nêu ra.

Đồng thời, chính quyền Sài Gòn do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu đã nêu ra ý tưởng thành lập các khu công nghiệp đặc biệt, chỉ chuyên sản xuất các loại hàng hóa phục vụ xuất khẩu hay còn gọi là khu chế xuất. Tại các khu này, nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ dựa vào cả nguồn nhập khẩu lẫn trong nước, sử dụng máy móc nhập khẩu hiện đại, công nhân lành nghề và được hưởng các điều kiện tối ưu để thu hút đầu tư, qua đó sản xuất hàng xuất khẩu chất lượng cao nhằm thu về lượng ngoại tệ lớn nhất có thể. Đây được xem là một ý tưởng phát triển kinh tế đột phá của chính quyền Sài Gòn. Khu vực Long Bình (Đồng Nai) và Tân Thuận Đông (Sài Gòn) đã được khảo sát để xem xét vị trí thiết lập các khu chế xuất.

Tháng 12/1972, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký Sắc luật số 043-TT/SLU về việc thiết lập các khu chế xuất. Giữa năm 1973, chính quyền Sài Gòn và giới chức Đài Loan (Trung Quốc) đã ký một thỏa ước hợp tác kỹ thuật trong việc phát triển khu chế xuất Tân Thuận Đông. Tuy nhiên, mọi việc chưa được thực hiện nhiều thì chiến tranh kết thúc nên việc thiết lập các khu chế xuất bị đình trệ.


1. Xem Ban Kinh tế miền Nam: “Mục Tình hình từng ngành - A. Công nghiệp Điện”, trong Tài liệu tham khảo về tình hình kinh tế miền Nam Việt Nam, Viện Kinh tế, Sài Gòn, 1966, tr.2.

2. Là khoản tiền mà nhà thầu phải trả cho nước chủ nhà khi ký hợp đồng dầu khí.

4. Những di sản công nghiệp cho giai đoạn sau

Điều kiện chiến tranh và sự lệ thuộc của nền kinh tế trong vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát vào viện trợ nước ngoài, chủ yếu là của Mỹ, trong 20 năm đã quyết định tính chất, cơ cấu, sự phân bổ các nguồn lực và thị trường đối với hoạt động sản xuất công nghiệp tại miền Nam. Những đặc điểm này đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét cho giai đoạn sau giải phóng, thống nhất đất nước.

a) Hệ thống công nghiệp tập trung

Bằng nguồn viện trợ kinh tế từ Mỹ và một số nước, chính quyền Sài Gòn đã tiếp cận được các loại máy móc công nghiệp tiên tiến, tạo nên sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật trong công nghiệp. Trị giá máy móc được nhập khẩu vào miền Nam trong giai đoạn 1965 - 1972 đạt 712,8 triệu USD, gấp 2,7 lần so với giai đoạn 1957 - 1964. Nhờ vậy, một số ngành công nghiệp như sản xuất đồ hộp, dệt vải, chế biến sữa... đã được trang bị các dây chuyền sản xuất quy mô lớn, hiện đại tương đương như nhiều nước trong khu vực.

Quá trình cơ khí hóa, tự động hóa đã giúp nâng cao đáng kể năng suất lao động cũng như chất lượng các sản phẩm. Các cơ sở sản xuất hiện đại cũng có xu hướng tập trung mở rộng máy móc, trang thiết bị hơn là mở rộng sản xuất dựa trên việc thâm dụng lao động. Ví dụ, Công ty Luyện kim VIKIMCO chỉ với 200 công nhân nhưng đã có công suất lên tới 20.000 tấn sắt thép các loại vào năm 1966; Công ty giấy NAGICO có sản lượng trên 3.000 tấn giấy vào năm 1967, chỉ sử dụng 150 công nhân; Công ty Bột giặt VISO có công suất 3.000 tấn bột giặt vào năm 1970, chỉ cần sử dụng 25 công nhân...

Trải qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản, sản xuất lớn có ưu thế hơn hẳn sản xuất nhỏ hay nói cách khác hoạt động công nghiệp tại miền Nam dần tập trung vào các cơ sở sản xuất lớn thay vì phân tán vào những cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ, tiểu công nghiệp như trước đây. Cùng với đó là xu hướng chuyên môn hóa sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất đảm nhiệm chuyên trách một vai trò nhất định trong toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất.

Mặt khác, hoạt động sản xuất công nghiệp tại miền Nam còn có xu hướng tập trung hình thành những khu, cụm công nghiệp có sức sản xuất lớn. Có đến 85% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp và hơn 90% tổng sản lượng công nghiệp chế biến của toàn miền Nam được tập trung tại khu vực Sài Gòn, Gia Định và Biên Hòa. Trong đó, cụm công nghiệp Sài Gòn - Biên Hòa là cụm công nghiệp lớn nhất tại miền Nam, tập trung đến 80% năng lực sản xuất công nghiệp với nhiều nhà máy, xí nghiệp có trang bị máy móc nhập khẩu hiện đại, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất quan trọng.

Một số khu, cụm công nghiệp lớn khác của nền kinh tế miền Nam thời kỳ này là khu công nghiệp Đà Nẵng, khu công nghiệp Cần Thơ và khu công nghiệp Tân Mai (Biên Hòa). Trong đó, khu công nghiệp Đà Nẵng tập trung các nhà máy, xí nghiệp sản xuất ôxy, axetilen, chất dẻo, vật liệu xây dựng gồm gạch ốp lát và ximăng, và sợi dệt. Khu công nghiệp Cần Thơ chủ yếu là các xí nghiệp chế biến lương thực, nông sản như ép dầu thực vật, tinh chế đường, sản xuất thức ăn gia súc và sản xuất giấy. Khu công nghiệp Tân Mai gồm các cơ sở chuyên sản xuất các sản phẩm giấy, gỗ và ván ép.

Tuy nhiên, sự phân bố các khu, cụm công nghiệp tại miền Nam lại nằm cách tương đối xa những khu vực nguyên liệu, đặc biệt là nguồn nguyên liệu cho chế biến nông, lâm, thủy hải sản. Ví dụ, nông sản và thủy sản tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và gỗ khai thác tại vùng thuộc Trung Bộ thường phải chuyên chở vào tận khu công nghiệp Sài Gòn - Biên Hòa.

Nguyên nhân chủ yếu vì lý do an ninh, giới tư bản mong muốn đặt các cơ sở sản xuất quanh các khu đô thị lớn nhằm được đảm bảo an toàn, tránh bị ảnh hưởng bởi chiến tranh vốn lan rộng khắp các vùng nông thôn. Càng gần các khu đô thị có tầm quan trọng cao về chính trị và quân sự, thì các khu, cụm công nghiệp càng lớn. Bên cạnh đó, các khu đô thị chính là những thị trường tiêu thụ hàng hóa chính khi phần lớn dân cư miền Nam dồn về đây trong thời kỳ này.

Mặt khác, việc bố trí gần các đô thị sẽ giúp các cơ sở sản xuất thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận nguồn nguyên liệu nhập khẩu thông qua các cảng biển và sân bay trong bối cảnh phần lớn các hoạt động sản xuất chế biến công nghiệp tại miền Nam phụ thuộc mạnh vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

b) Phụ thuộc nguyên phụ liệu nhập khẩu

Chỉ trừ một số ít ngành như Chế biến hải sản, Xay xát lúa gạo, Ép dầu thực vật... có sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước, phần lớn nguyên liệu và bán chế phẩm đầu vào cho hoạt động sản xuất chế biến tại miền Nam là đến từ nguồn nhập khẩu. Điển hình, đối với ngành Dệt, 100% bông dùng để kéo sợi là được nhập khẩu từ Mỹ. Đối với sản xuất nhựa dẻo, 99,5% nhựa nguyên liệu đầu vào là nhập khẩu, chỉ một phần rất nhỏ còn lại là nhựa tái sinh. Ngay cả đối với ngành Đường thì đường thô nhập khẩu chiếm đến 97,4% nguyên liệu đầu vào của các nhà máy tinh chế đường và với các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá thì 89% sợi thuốc lá được nhập khẩu. Các lĩnh vực sản xuất khác như luyện kim, ximăng, thủy tinh và giấy thì nguyên liệu nhập khẩu chiếm từ 40 đến 82%.

Trong khi đó, thị trường của công nghiệp miền Nam chủ yếu là thị trường nội địa, đơn cử: 90% các sản phẩm dệt may là phục vụ người dân miền Nam. Vai trò của công nghiệp trong xuất khẩu rất nhỏ bé. Giá trị sản lượng của công nghiệp chỉ chiếm khoảng 10%, nhỏ nhất trong các khu vực hoạt động kinh tế khác.

Công nghiệp nhẹ là lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các hoạt động sản xuất công nghiệp tại miền Nam, trọng tâm phát triển là công nghiệp thực phẩm, đồ uống, thuốc lá... do những ngành này đòi hỏi vốn đầu tư ít, thu lợi nhuận nhanh và phục vụ trực tiếp cho cả dân sự lẫn quân sự, cường độ chiến tranh càng tăng thì những ngành này càng phát triển mạnh. Ngược lại, khi chiến tranh kết thúc thì động lực phát triển của những ngành này cũng không tồn tại.

Việc sở hữu trang thiết bị hiện đại, chính xác cao được nhập khẩu từ những nền công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Tây Đức1, Nhật Bản... giúp cải thiện đáng kể năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất tại miền Nam, nhưng đây cũng là các loại thiết bị máy móc đòi hỏi các điều kiện kỹ thuật khắt khe trong cả quá trình sử dụng lẫn bảo dưỡng, sửa chữa. Các hệ thống máy này cần phải bảo trì đúng quy trình, sau số giờ hoạt động nhất định, sử dụng phụ tùng thay thế đúng hãng, đúng quy chuẩn. Ngay cả nguyên liệu dùng để sản xuất cũng phải đáp ứng các yêu cầu đầu vào của máy. Ví dụ, hầu hết các xí nghiệp sợi tại miền Nam sẽ chỉ dùng được bông nhập khẩu từ Mỹ, sợi tổng hợp được nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Nếu sử dụng các loại bông, sợi có nguồn gốc xuất xứ khác thì chất lượng sản phẩm đầu ra khó đạt mức cao, máy móc thường xuyên bị hỏng. Điều này đặt ra bài toán lớn về việc duy trì sản xuất trong giai đoạn sau giải phóng, thống nhất đất nước khi lượng vật tư, phụ tùng chính hãng dự trữ đã cạn kiệt.

c) Đội ngũ công nhân lành nghề

Sự xuất hiện đông đảo của quân đội Mỹ và lực lượng đồng minh cũng như các đơn vị dân sự nước ngoài tại miền Nam trong thời gian dài đã tạo ra một khu vực được gọi là “Khu vực Mỹ” với lượng lớn công nhân người Việt được đào tạo chuyên môn trong nhiều lĩnh vực như sửa chữa cơ khí, xây dựng, điện tử, lắp ráp, hóa chất... Số lượng người Việt làm việc trong “Khu vực Mỹ” đông nhất là 160.000 người vào năm 1969. Riêng tập đoàn xây dựng hàng đầu Mỹ RMK - BRJ, trong giai đoạn 1962 - 1973 đã đào tạo khoảng 150.000 công nhân Việt Nam từ vận hành các máy thi công, hàn đến tính toán kết cấu, thư ký văn phòng và soạn thảo chương trình điện toán.

Bên cạnh đó, quân nhân thuộc quân đội chính quyền Sài Gòn được đánh giá là có tay nghề tương đối tốt trong nhiều lĩnh vực. Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Sài Gòn, tính đến năm 1973, trong hơn 1 triệu quân nhân thì có đến 175.904 người có chuyên môn tại các lĩnh vực khác nhau (bộ binh 20%, địa phương quân 10%, hải quân 62% và không quân 65%). Điều này cũng được minh chứng qua trình độ sửa chữa của các công binh xưởng như Hải quân Công xưởng2 có khả năng sửa chữa toàn diện các loại chiến hạm trọng tải lớn lẫn tàu vận tải viễn dương; Công xưởng Không quân Biên Hòa có khả năng đại tu, sửa chữa tất cả các loại phi cơ, bao gồm cả các loại tối tân mà Mỹ chuyển giao.

Cùng với lực lượng công nhân, chuyên viên làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp dân sự lớn, ở miền Nam đã hình thành một đội ngũ công nhân kỹ thuật với tác phong lao động công nghiệp, kinh nghiệm vận hành các loại máy móc phức tạp, trình độ chuyên môn nhất định trong các lĩnh vực về sửa chữa cơ khí, xây dựng, điện tử, hóa chất... và thông thạo ngoại ngữ. Đây được xem là nguồn nhân lực quan trọng cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước sau này.


1. Tên thường gọi của nước Cộng hòa Liên bang Đức trong thời kỳ từ khi nước này được thành lập vào ngày 23/5/1949 đến năm 1990.

2. Tiền thân là Nhà máy Đóng tàu Ba Son.

Danh mục

Tùy chỉnh