CHƯƠNG II: CÔNG NGHIỆP - THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN, KIẾN QUỐC (1945 - 1954)

Bác Hồ gặp giới công thương Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp thân mật 30 nhà công thương Nội, đại diện cho giới công thương Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 18/9/1945 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam) Tuần lễ Vàng Trong Tuần lễ Vàng - tháng 9/1945, các tầng lớp nhân dân, trong đó giới công thương đã quyên góp được 20 triệu đồng 370 kg vàng (Ảnh: Thông tấn Việt Nam) xưởng may Các xưởng may quân trang tại Chiến khu Việt Bắc được hợp nhất thành Xưởng may 10 năm 1952 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

CHƯƠNG II: CÔNG NGHIỆP - THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN, KIẾN QUỐC (1945 - 1954)

Bác Hồ gặp giới công thương Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp thân mật 30 nhà công thương Nội, đại diện cho giới công thương Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 18/9/1945 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam) Tuần lễ Vàng Trong Tuần lễ Vàng - tháng 9/1945, các tầng lớp nhân dân, trong đó giới công thương đã quyên góp được 20 triệu đồng 370 kg vàng (Ảnh: Thông tấn Việt Nam) xưởng may Các xưởng may quân trang tại Chiến khu Việt Bắc được hợp nhất thành Xưởng may 10 năm 1952 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

TIỂU KẾT
Nhìn tổng quát, nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa đã có những thay đổi lớn với tốc độ phát triển nhanh vượt bậc so với thời kỳ phong kiến nhưng cũng chứa đựng nhiều khiếm khuyết. Sự phát triển công nghiệp và thương mại Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa chủ yếu đem lại lợi ích cho giới tư bản Pháp, đại bộ phận người bản xứ không được hưởng bất kỳ thành tựu nào từ sự phát triển của các hoạt động kinh tế. Thậm chí, bộ phận công nhân và nông dân trong xã hội bị bóc lột, bòn rút thậm tệ.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, người Pháp đã đem đến những phương thức sản xuất mới, cùng các công nghệ sản xuất được xem là hiện đại thời kỳ này. Một số trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất khu vực đã được thiết lập với lực lượng công nhân lành nghề lớn. Tuy nhiên, chính quyền cai trị hoàn toàn không có ý định công nghiệp hoá Việt Nam tức là không đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp nền tảng như luyện kim, cơ khí, sản xuất chế tạo… Do chính quyền cai trị chỉ muốn khai thác tối đa lợi nhuận từ các nguồn lực kinh tế sẵn có, tập trung vào việc cung cấp những hàng hóa, nguyên liệu thô mà nền kinh tế Pháp cần. Vì thế, những ngành khai khoáng, xay xát gạo, kéo sợi và dệt… được khuyến khích hơn cả. Thế nhưng, những biến động theo bối cảnh lịch sử cũng như vì yếu tố lợi nhuận đã thúc đẩy mà một số lĩnh vực cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam như tinh chế quặng, sản xuất giấy, hóa mỹ phẩm… có cơ hội phát triển. Các lĩnh vực sản xuất điện và cung ứng nước phát triển chậm, chủ yếu dựa vào sự mở rộng của một số đô thị. Yếu tố lợi nhuận cũng thúc đẩy sự đầu tư của người Pháp trong việc phát triển nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vốn phát triển lạc hậu dưới thời phong kiến.

Đối với lĩnh vực thương mại, mặc dù hoạt động thương mại nội địa lẫn xuất nhập khẩu trở nên sôi động, phát triển nhanh, giúp dần hình thành thị trường hàng hóa nhưng thiếu bền vững. Chính quyền cai trị áp đặt chính sách độc quyền mậu dịch, bảo hộ hàng hóa Pháp bằng hàng rào thuế quan ngặt nghèo để biến Việt Nam thành thị trường riêng, chuyên tiêu thụ các sản phẩm của nền công nghiệp Pháp, phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp. Sức sản xuất của các ngành công nghiệp chế biến tại chỗ yếu kém khiến hoạt động thương mại không thể phát triển bình thường với tư cách là một ngành kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Điều này được thể hiện rõ qua cơ cấu xuất nhập khẩu, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các loại hàng hóa, nguyên liệu thô với giá thấp nhưng lại nhập khẩu nhiều hàng hóa công nghiệp, sản phẩm tiêu dùng có giá cao. Bên cạnh đó, tương tự như trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, chính quyền cai trị áp đặt các điều kiện kinh doanh ngặt nghèo nhằm bảo vệ lợi ích của giới thương nhân Pháp, cũng như bắt tay với giới tư sản ngoại kiều nhằm kìm hãm sự phát triển của giới tư sản người Việt.

Chính chính sách thực dân bóc lột và sau này thêm chính sách vơ vét của phát xít Nhật đã bòn rút kiệt quệ mọi nguồn lực phát triển kinh tế của Việt Nam sau thời gian dài nằm dưới ách thống trị.

I. Bối cảnh lịch sử, hệ thống tổ chức và quản lý ngành Công Thương Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình, ngày 02/9/1945 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam) góp gạo Nhân dân góp gạo chống giặc đói (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Danh mục

Tùy chỉnh