Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Cùng với ngành công nghiệp khai khoáng, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng được chính quyền thuộc địa khuyến khích phát triển ngay từ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng sở hạ tầng quy lớn tại Đông Dương cũng như nhu cầu về vật liệu xây dựng của các quốc gia trong khu vực. Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng chủ yếu tập trung tại xứ Bắc Kỳ do khu vực Nam Kỳ Trung Kỳ không nguồn cung ứng than thuận lợi.

Nhận ra vị trí địa thuận lợi của Hải Phòng khi nằm gần các nguồn cung than, đá vôi, đất sét lớn ưu thế vận tải đường sông lẫn đường biển, Công ty Xi măng Nhân tạo Portland Đông Dương (Société des Ciments Portland artificiels de l’Indochine) đã xây dựng tại đây nhà máy xi măng đầu tiên của Đông Dương vào năm 1899. Với công suất thiết kế ban đầu đạt 30.000 tấn xi măng vôi tôi mỗi năm, nhà máy này được trang bị một phân xưởng điện riêng công suất tới 12.500kW, hàng loạt xưởng khí hệ thống máy đóng bao đay hoặc bao giấy hiện đại. Đây được xem công trình công nghiệp quan trọng bậc nhất của người Pháp tại Đông Dương. Hoạt động sản xuất của nhà máy liên tục được mở rộng qua các năm, đạt 235.000 tấn vào năm 19375 với gần 5.000 công nhân lao động…

Với chất lượng tương đương loại xi măng tốt nhất của châu Âu, xi măng Hải Phòng mang thương hiệu Rồng Xanh, Rồng Đỏ được tiêu thụ mạnh tại Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Madagascar… Tỷ lệ xi măng xuất khẩu trên tổng sản lượng xi măng của nhà máy đạt trên 50%. Công ty Xi măng Nhân tạo Portland Đông Dương cũng liên kết với một số công ty xi măng khác để mở rộng sản xuất các loại vật liệu xây dựng khác khu vực quanh Hải Phòng Huế.

Nếu việc sản xuất xi măng chỉ tập trung tại một số nhà máy quy lớn thì việc sản xuất gạch, ngói lại được phân tán tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam với các nhà máy công suất đa dạng. Hoạt động sản xuất gạch, ngói quy công nghiệp đầu tiên tại nước ta được đánh dấu bằng việc Nhà máy Gạch ngói Đông Dương (S.A.T.I.C) tại Nội thuộc Công ty Gạch ngói Đông Dương (Société anonyme des tuileries de l’Indochine) đi vào hoạt động năm 1896. Nhờ được trang bị dây chuyền khí hóa hiện đại vượt trội so với công nghệ thời kỳ này, công suất của nhà máy này lên mức 2 triệu viên gạch/năm vào năm 1900, đủ đáp ứng nhu cầu gạch xây dựng trên toàn khu vực Đông Dương. Một số nhà máy gạch khác tại Đáp Cầu, Hải Phòng, Biên Hòa… được thành lập trong những năm tiếp theo để đáp ứng nhu cầu xây dựng các khu vực.

Sự phát triển ạt của hoạt động xây dựng tại Đông Dương cũng thúc đẩy các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng khác như sản xuất gạch ngói, sản xuất dầm cầu bằng thép, chế tạo khung nhà thép cho các nhà xưởng công nghiệp…

Khác với đá, vôi, vữa, gỗ, xi măng, gạch nung, cát xây dựng yếu tố hoàn toàn mới trong các loại vật liệu xây dựng tại Việt Nam lúc bấy giờ. Sự xuất hiện của những vật liệu xây dựng mới đã dẫn tới những thay đổi lớn trong phương pháp thi công quy các công trình xây dựng tại nước ta, góp phần thúc đẩy các chuyển biến sâu sắc về kinh tế hội Việt Nam.

Gạch Hưng

Vị thế độc quyền sản xuất gạch nung của người Pháp bị phá vỡ khi nhà sản dân tộc Trần Văn Thành mua lại Hãng gạch Briqueteries et Tuileries du Tonkin của người Pháp tại Yên Viên (Hà Nội ngày nay) vào năm 1921 đổi tên thành Hãng gạch Hưng Ký. Từ một nhà máy quy nhỏ, doanh nhân Trần Văn Thành đã dần mở rộng hoạt động kinh doanh.

Nhà máy hoạt động với 3 liên hoàn, sản xuất gạch hai lỗ chạy song song, đạt công suất lên tới 3,6 triệu viên gạch/năm vào năm 1925. Tại Hội chợ Đấu xảo Marseille tại Pháp vào năm 1922, thương hiệu gạch Hưng đã được tặng thưởng huân chương cho sản phẩm chất lượng cao. Với tầm nhìn sâu rộng, ông Trần Văn Thành đã cho dập chữ Hưng lên các viên gạch để quảng thương hiệu. Với chất lượng cao, gạch Hưng doanh nghiệp Việt duy nhất đủ sức cạnh tranh với Hãng gạch S.A.T.I.C của Pháp. Gạch, ngói Hưng đã in dấu trong nhiều công trình kiến trúc của Nội, Bắc Kỳ, Lào, Campuchia, Singapore…

gạch Hưng Ký


5. British Naval Intelligence Division of the Admiralty. (2013). Indo-China : Geographical
handbook. London: Taylor and Francis.

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Cùng với ngành công nghiệp khai khoáng, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng được chính quyền thuộc địa khuyến khích phát triển ngay từ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng sở hạ tầng quy lớn tại Đông Dương cũng như nhu cầu về vật liệu xây dựng của các quốc gia trong khu vực. Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng chủ yếu tập trung tại xứ Bắc Kỳ do khu vực Nam Kỳ Trung Kỳ không nguồn cung ứng than thuận lợi.

Nhận ra vị trí địa thuận lợi của Hải Phòng khi nằm gần các nguồn cung than, đá vôi, đất sét lớn ưu thế vận tải đường sông lẫn đường biển, Công ty Xi măng Nhân tạo Portland Đông Dương (Société des Ciments Portland artificiels de l’Indochine) đã xây dựng tại đây nhà máy xi măng đầu tiên của Đông Dương vào năm 1899. Với công suất thiết kế ban đầu đạt 30.000 tấn xi măng vôi tôi mỗi năm, nhà máy này được trang bị một phân xưởng điện riêng công suất tới 12.500kW, hàng loạt xưởng khí hệ thống máy đóng bao đay hoặc bao giấy hiện đại. Đây được xem công trình công nghiệp quan trọng bậc nhất của người Pháp tại Đông Dương. Hoạt động sản xuất của nhà máy liên tục được mở rộng qua các năm, đạt 235.000 tấn vào năm 19375 với gần 5.000 công nhân lao động…

Với chất lượng tương đương loại xi măng tốt nhất của châu Âu, xi măng Hải Phòng mang thương hiệu Rồng Xanh, Rồng Đỏ được tiêu thụ mạnh tại Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Madagascar… Tỷ lệ xi măng xuất khẩu trên tổng sản lượng xi măng của nhà máy đạt trên 50%. Công ty Xi măng Nhân tạo Portland Đông Dương cũng liên kết với một số công ty xi măng khác để mở rộng sản xuất các loại vật liệu xây dựng khác khu vực quanh Hải Phòng Huế.

Nếu việc sản xuất xi măng chỉ tập trung tại một số nhà máy quy lớn thì việc sản xuất gạch, ngói lại được phân tán tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam với các nhà máy công suất đa dạng. Hoạt động sản xuất gạch, ngói quy công nghiệp đầu tiên tại nước ta được đánh dấu bằng việc Nhà máy Gạch ngói Đông Dương (S.A.T.I.C) tại Nội thuộc Công ty Gạch ngói Đông Dương (Société anonyme des tuileries de l’Indochine) đi vào hoạt động năm 1896. Nhờ được trang bị dây chuyền khí hóa hiện đại vượt trội so với công nghệ thời kỳ này, công suất của nhà máy này lên mức 2 triệu viên gạch/năm vào năm 1900, đủ đáp ứng nhu cầu gạch xây dựng trên toàn khu vực Đông Dương. Một số nhà máy gạch khác tại Đáp Cầu, Hải Phòng, Biên Hòa… được thành lập trong những năm tiếp theo để đáp ứng nhu cầu xây dựng các khu vực.

Sự phát triển ạt của hoạt động xây dựng tại Đông Dương cũng thúc đẩy các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng khác như sản xuất gạch ngói, sản xuất dầm cầu bằng thép, chế tạo khung nhà thép cho các nhà xưởng công nghiệp…

Khác với đá, vôi, vữa, gỗ, xi măng, gạch nung, cát xây dựng yếu tố hoàn toàn mới trong các loại vật liệu xây dựng tại Việt Nam lúc bấy giờ. Sự xuất hiện của những vật liệu xây dựng mới đã dẫn tới những thay đổi lớn trong phương pháp thi công quy các công trình xây dựng tại nước ta, góp phần thúc đẩy các chuyển biến sâu sắc về kinh tế hội Việt Nam.

Gạch Hưng

Vị thế độc quyền sản xuất gạch nung của người Pháp bị phá vỡ khi nhà sản dân tộc Trần Văn Thành mua lại Hãng gạch Briqueteries et Tuileries du Tonkin của người Pháp tại Yên Viên (Hà Nội ngày nay) vào năm 1921 đổi tên thành Hãng gạch Hưng Ký. Từ một nhà máy quy nhỏ, doanh nhân Trần Văn Thành đã dần mở rộng hoạt động kinh doanh.

Nhà máy hoạt động với 3 liên hoàn, sản xuất gạch hai lỗ chạy song song, đạt công suất lên tới 3,6 triệu viên gạch/năm vào năm 1925. Tại Hội chợ Đấu xảo Marseille tại Pháp vào năm 1922, thương hiệu gạch Hưng đã được tặng thưởng huân chương cho sản phẩm chất lượng cao. Với tầm nhìn sâu rộng, ông Trần Văn Thành đã cho dập chữ Hưng lên các viên gạch để quảng thương hiệu. Với chất lượng cao, gạch Hưng doanh nghiệp Việt duy nhất đủ sức cạnh tranh với Hãng gạch S.A.T.I.C của Pháp. Gạch, ngói Hưng đã in dấu trong nhiều công trình kiến trúc của Nội, Bắc Kỳ, Lào, Campuchia, Singapore…

gạch Hưng Ký


5. British Naval Intelligence Division of the Admiralty. (2013). Indo-China : Geographical
handbook. London: Taylor and Francis.

Các mỏ kim loại như đồng, sắt, chì, bạc và crôm cũng như các mỏ khoáng sản phi kim loại như kali nitrat (diêm tiêu), graphite (than chì), apatit… cũng sớm được người Pháp thăm dò và khai thác, nhưng có quy mô nhỏ.

Hoạt động khai khoáng bùng nổ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918) khi nhu cầu và giá kim loại công nghiệp trên thị trường quốc tế tăng vọt. Bên cạnh đó, cuộc khai thác thuộc địa lần 2 do Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut khởi xướng cũng đặt ra ưu tiên hướng dòng vốn đầu tư của tư bản Pháp vào hoạt động khai khoáng.

Các loại khoáng sản đóng vai trò quan trọng đối với việc phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh. Các khu mỏ cũ được mở rộng khai thác và nhiều khu mỏ mới trên cả nước được đưa vào hoạt động, số công ty khai khoáng được thành lập mới gia tăng mạnh, đặc biệt là trong giai đoạn 1926 - 1929.

Sản lượng khai thác quặng kẽm tại nước ta tăng nhanh từ mức 800 tấn vào năm 1906 lên 59.000 tấn vào năm 1929. Đồng thời, hoạt động luyện kim bắt đầu được hình thành trong giai đoạn này khi một số nhà máy tuyển quặng được xây dựng nhằm tinh chế quặng thành các bán thành phẩm hoặc thành phẩm vốn có giá trị xuất khẩu cao. Điển hình, Nhà máy Kẽm Quảng Yên với công suất thiết kế lên đến 6.000 tấn kẽm thỏi/năm đã được Công ty Khai thác và Luyện kim Đông Dương (Société minière et métallurgique de l’Indo-Chine) đưa vào vận hành trong năm 1924 tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh). Đây được xem là công trình công nghiệp nặng hiện đại nhất khu vực Đông Dương thời kỳ này, khi trang bị nhiều thiết bị máy móc tiên tiến như cần cẩu tải trọng lớn, lò đốt tách quặng, nhà máy điện riêng... Sản lượng kẽm thành phẩm đạt 6.104 tấn vào năm 1940 so với mức 72 tấn hồi năm 1924.

Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong những năm 1930, giá các loại hàng hóa nguyên liệu thô trên thị trường quốc tế lao dốc đã khiến hoạt động khai thác kẽm nói riêng, khai khoáng tại Việt Nam nói chung suy giảm mạnh đến sau năm 1938 mới bắt đầu phục hồi lại. Trong công nghiệp khai thác mỏ, chỉ có hoạt động khai thác thiếc và wolfram không chịu ảnh hưởng đáng kể do các nước khai thác thiếc lớn nhất thế giới thời kỳ này (Bolivia, Malaysia, Indonesia và Nigeria) đạt thỏa thuận cắt giảm mạnh sản lượng khai thác để giữ giá quặng.

kem quang yen Nhà máy Kẽm Quảng Yên năm 1930
(Ảnh: Bulletin de l’Agence économique de l’Indochine, avril 1934, p.127)

Tương tự như than, phần lớn lượng quặng kim loại công nghiệp khai thác đều được xuất khẩu. Tính đến năm 1939, Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) đứng thứ 6 trong nhóm các nước xuất khẩu quặng thiếc lớn nhất thế giới, đứng thứ 11 trong số các quốc gia xuất khẩu kẽm tinh chế và thứ 23 về xuất khẩu quặng sắt.

Có thể thấy diễn biến phát triển của ngành công nghiệp khai thác mỏ tại Việt Nam dưới thời chính quyền thuộc địa thực dân Pháp gắn liền với tình hình tiêu thụ trên thị trường thế giới cũng như tình hình chiến sự tại Đông Dương. Hoạt động khai khoáng bùng nổ trong những năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc và đạt đỉnh cao vào năm 1929. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến các hoạt động khai mỏ suy giảm mạnh và chỉ phục hồi trở lại vào cuối những năm 1930. Nhưng không lâu sau đó, Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945) bùng nổ và sự khống chế của phát xít Nhật đối với thực dân Pháp tại Đông Dương đã khiến ngành công nghiệp khai khoáng tại Việt Nam lại bước vào suy thoái.

quang kem (Nguồn: Résumé Statistique Relatif Aux Années 1913 à 1940, Gouvernement général de l’Indochine,
năm 1941).

Công nghiệp điện - nước

Song song với quá trình xây dựng hạ tầng đô thị và mở rộng hoạt động khai thác thuộc địa, các hoạt động cung ứng nước sạch và điện dần phát triển tại Việt Nam.

Đối với ngành cấp nước, việc xây dựng hệ thống cung ứng nước sạch được người Pháp xem là vấn đề hệ trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và ưu tiên thực hiện ngay từ những năm 1860. Một nhà máy nước sinh hoạt quy mô lớn đầu tiên của Việt Nam đã được chính quyền thuộc địa hoàn thành xây dựng vào năm 1878 tại Sài Gòn1.

Nhà máy này bao gồm một hệ thống nhỏ phân phối nước đến một số vòi cung cấp nước công cộng. Đây là lần đầu tiên người Sài Gòn biết đến “nước máy”, ngoài nước giếng hoặc nước sông rạch vốn được dùng bấy lâu nay. Đến năm 1896, Nhà máy Nước Yên Phụ với công suất 4.000 m3/ngày đêm được đưa vào vận hành tại Hà Nội.

Công suất của hai nhà máy nước tại Sài Gòn và Hà Nội được nâng lên nhanh chóng trong những năm tiếp theo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của dân cư. Tính đến những năm 1910, các công trình cấp nước quy mô lớn đã hoàn thành tại Hà Nội, Hải Phòng, Huế và Sài Gòn. Một vài khu vực khác cũng có nhưng quy mô nhỏ hơn như Chợ Lớn, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Nam Định.

Đối với ngành Điện, nguồn điện năng ban đầu đến từ những trạm phát điện nhỏ, cung cấp điện tại chỗ để thắp sáng và chủ yếu phục vụ sinh hoạt cho các gia đình người châu Âu, một bộ phận nhỏ các quan lại người Việt. Vào năm 1892, người Pháp quyết định xây nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của xứ Đông Dương tại Hải Phòng do thành phố nằm gần nguồn than Hòn Gai, Quảng Ninh. Nhà đèn Vườn hoa Hải Phòng, với công suất thiết kế 750 kW đi vào hoạt động trong năm 1894, đã đưa Hải Phòng trở thành thành phố đầu tiên tại Đông Dương được thắp sáng bằng đèn điện.

Đến năm 1895, việc ứng dụng điện năng phục vụ sinh hoạt tại Hà Nội được triển khai với sự ra đời của Nhà máy Đèn Bờ Hồ có công suất 500 kW. Tại Nam Kỳ, mặc dù là nơi đầu tiên người Pháp chiếm đóng nhưng phải đến năm 1897 thì nhà máy điện đầu tiên của nơi này mới đi vào vận hành với công suất 500 kW nhằm chiếu sáng một phần khu vực Sài Gòn thời kỳ này. Do nhu cầu chiếu sáng đường phố, công suất các nhà máy điện và hệ thống phân phối điện được phát triển mạnh trong những năm tiếp theo, dần hình thành hệ thống điện lực rộng khắp phục vụ nhu cầu điện năng cho sinh hoạt lẫn sản xuất.

Chính quyền thuộc địa chủ trương giao cho các công ty tư nhân phát triển và kinh doanh điện năng. Trong đó, Công ty Điện Đông Dương (Société indochinoise d’électricité) tại khu vực Bắc Kỳ và Công ty Nước và Điện Đông Dương (Compagnie des eaux et d’électricité d’Indochine) ở Nam Kỳ là hai công ty lớn nhất. Tại các khu mỏ và xưởng sản xuất, người Pháp sử dụng các máy phát điện chạy dầu diesel.

Tại Bắc Kỳ, Công ty Điện Đông Dương được thành lập vào năm 1902 đã liên tục tăng mạnh vốn để mở rộng việc kinh doanh điện. Năm 1925, Nhà máy Điện Yên Phụ với tổng công suất 22.500 kW được xây dựng, đủ khả năng cung cấp điện cho Hà Nội và các tỉnh lỵ Đồng bằng Bắc Bộ lúc bấy giờ. Từ năm 1923 đến năm 1926, chính quyền thuộc địa cho xây dựng hàng loạt đường dây điện cao thế quan trọng như tuyến Hà Nội - Hà Đông, Sơn Tây, Hải Phòng, Hải Phòng - Kiến An và Đồ Sơn. Trong năm 1925, thành phố Nam Định được cấp điện.

Các nhà máy phát điện cũng dần được xây dựng tại các tỉnh như Hải Dương, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn... Tại Cao Bằng, Nhà máy Điện Tà Sa được xây dựng và phát điện vào năm 1928 là nhà máy thủy điện đầu tiên tại Việt Nam. Một số thị xã khác như Quảng Yên và Hồng Gai được cấp điện từ những khu công nghiệp lân cận. Tính đến năm 1938, đã có 26/27 thị trấn và 12 khu vực đô thị tại tại Bắc Kỳ được điện khí hóa. Như vậy, tất cả thủ phủ của các tỉnh (ngoại trừ Sơn La) đều đã có điện.

Tại Nam Kỳ, trong giai đoạn đầu, các khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn được chiếu sáng bởi nhiều công ty với các nhà máy điện cỡ vừa và nhỏ. Vào năm 1900, Công ty Nước và Điện Đông Dương được thành lập, chủ yếu cung ứng điện năng cho khu vực Sài Gòn và dần mở rộng ra thị trấn Chợ Lớn và thị trấn Thủ Đức, với sự hình thành Nhà Đèn Cầu Kho có công suất khoảng 3.300 kW vào năm 1912. Đến năm 1922, Nhà Đèn Chợ Quán có công suất 5.000 kW được đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu điện của Sài Gòn, Chợ Lớn và một số thị trấn như Lái Thiêu, Búng và Thủ Dầu Một. Điện cũng được cung cấp cho hệ thống điện báo vô tuyến, xe điện và một vài cơ sở công nghiệp. Hệ thống truyền tải điện tại khu Sài Gòn - Chợ Lớn bao gồm cả đường dây cáp ngầm và đường dây trên không.

Đặc biệt, năm 1921, một nhóm các nhà tư bản người Việt được đứng đầu bởi ông Cao Thiện Toàn đã thành lập Công ty Vô danh Điện Rạch Giá (Societe Anonyme d’Electricite de Rach Gia) với số vốn đăng ký 150.000 đồng Đông Dương để kinh doanh điện tại thị xã Rạch Giá (Kiên Giang). Tính đến năm 1922, các thị xã lớn tại Nam Kỳ như Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, Cần Thơ, Mỹ Tho, Sa Đéc… đều có từ 1 đến 2 nhà máy phát điện quy mô nhỏ và vừa.

Tại Trung Kỳ, chính quyền thuộc địa đảm trách việc cung ứng điện năng trong giai đoạn đầu. Đến năm 1919, Nhà máy Đèn Huế được thành lập với công suất khoảng 3.600 kW nhằm cung cấp điện cho khu vực thành phố Huế. Từ năm 1921 - 1926, các nhà máy điện công suất nhỏ lần lượt được xây dựng tại Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn và Nha Trang. Đến năm 1928, Công ty Nước và Điện Trung Kỳ (Société indochinoise pour les eaux et l’électricité en Annam) được thành lập và nhận các quyền kinh doanh điện tại xứ Trung Kỳ. Sản lượng kinh doanh điện của công ty này tăng nhanh chóng qua các năm; trong năm 1929, sản lượng điện đạt 1.419.000 kWh, tăng 40% so với năm 1928.

Sau khi chính quyền thuộc địa triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần 2 (1919 - 1929), tốc độ điện khí hóa tại Việt Nam diễn ra tương đối nhanh. Các hệ thống phát điện cũng được tích hợp tại các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn như Nhà máy Xi măng Hải Phòng và Công ty Sợi bông Bắc Kỳ tại Nam Định. Tính đến năm 1939, tổng công suất nguồn điện đạt 116.000 kW và sản lượng điện thương phẩm bán ra đạt 118.000.000 kWh.

Tuy nhiên, điện năng chủ yếu để phục vụ hoạt động của chính quyền thuộc địa, các hoạt động sản xuất của giới tư bản, đặc biệt là tư bản Pháp. Đại bộ phận dân chúng không được sử dụng cũng như hưởng những lợi ích do điện năng đem lại. Chính quyền thuộc địa cũng không có ý định điện khí hóa nông thôn. Trong tổng số gần 20 triệu người Việt Nam thời kỳ này, chỉ có vài chục nghìn người có đăng ký sử dụng điện. Mức tiêu thụ điện tại Đông Dương vào thời điểm này chỉ đạt trung bình 8 kWh/người2, thấp hơn tới 50 lần so với mức tiêu thụ điện tại Pháp.


1. Khu vực hồ Con Rùa, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Tertrais Hugues. (2002). L’électrification de l’Indochine. In: Outre-mers, tome 89, n°334-
335, 1er semestre 2002. L’électrification outre- mer de la fin du XIXe siècle aux premières
décolonisations. p. 589-600.

Danh mục

Tùy chỉnh