I- BỐI CẢNH LỊCH SỬ, HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN NGÀNH CÔNG THƯƠNG

1. Tình hình miền Bắc sau Hội nghị Giơnevơ

công thương toàn quốc

Cuộc họp mặt các nhà công thương toàn quốc để phổ biến kế hoạch nhà nước năm 1956 tại Nhà hát lớn Nội, ngày 20 - 21/01/1956 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

2. Hệ thống tổ chức quản ngành Công Thương

quầy hàng đồ chơi Quầy hàng đồ chơi trẻ em tại Bách hóa Tổng hợp Nội dịp Tết Trung thu, tháng 10/1960 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

I- BỐI CẢNH LỊCH SỬ, HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN NGÀNH CÔNG THƯƠNG

1. Tình hình miền Bắc sau Hội nghị Giơnevơ

công thương toàn quốc

Cuộc họp mặt các nhà công thương toàn quốc để phổ biến kế hoạch nhà nước năm 1956 tại Nhà hát lớn Nội, ngày 20 - 21/01/1956 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

2. Hệ thống tổ chức quản ngành Công Thương

quầy hàng đồ chơi Quầy hàng đồ chơi trẻ em tại Bách hóa Tổng hợp Nội dịp Tết Trung thu, tháng 10/1960 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

CHƯƠNG III: CÔNG NGHIỆP - THƯƠNG MẠI MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN KHÔI PHỤC KINH TẾ, XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954 - 1965)

nhà máy xi măng

Nhà máy Xi măng Hải Phòng phục hồi sản xuất sau khi bị phá hoại nặng nề bởi chiến tranh, năm 1955 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

công thương toàn quốc

Cuộc họp mặt các nhà công thương toàn quốc để phổ biến kế hoạch nhà nước năm 1956 tại Nhà hát lớn Hà Nội, ngày 20 - 21/01/1956 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

quầy hàng đồ chơi 1960

Quầy hàng đồ chơi trẻ em tại Bách hóa Tổng hợp Hà Nội dịp Tết Trung thu, tháng 10/1960 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

1. Tình hình miền Bắc sau Hội nghị Giơnevơ

Sau Hội nghị Giơnevơ năm 1954, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn được giải phóng, nhưng chế độ thực dân nửa phong kiến và những năm tháng chiến tranh đã để lại cho Việt Nam một nền kinh tế lạc hậu, bị tàn phá nặng nề, với hai cụm từ đặc trưng: “hoang tàn” và “xơ xác”.

Trong công nghiệp, phần lớn nhà máy, xí nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc thiếu nghiêm trọng. Gần 50% kho tàng, công sở bị phá hoại. Tại Hà Nội, Hải Phòng, khi ta vào tiếp quản, chỉ có nhà máy điện và nhà máy nước hoạt động.

Thương nghiệp bị đình đốn, các hoạt động đầu cơ, nâng giá, kinh doanh trái phép gây lũng đoạn thị trường diễn ra phổ biến. Nhà nước mới chỉ nắm khoảng 40% khối lượng hàng hóa bán buôn và 22% hàng hóa bán lẻ. Sản xuất ngừng trệ, lưu thông phân phối khó khăn, hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng.

Tại Hội nghị chính trị đặc biệt (ngày 27/3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về cảnh tượng của miền Bắc lúc đó như sau: “Chiến tranh xâm lược của thực dân đã làm cho kinh tế nước ta kiệt quệ. 1/7 ruộng đất bị bỏ hoang, 1/3 ruộng đất không có nước tưới để cày cấy, các công trình thủy lợi đều bị phá hủy, 1/4 số trâu bò bị bắn giết. Hàng chục vạn nóc nhà, hàng trăm thị trấn lớn nhỏ bị đốt trụi. Số nhà máy đã ít ỏi lại đều bị giặc tàn phá, máy móc bị tháo dỡ mang đi, sản xuất bị bế tắc. Đường sá, cầu cống, xe cộ phần lớn bị phá hoại. Ở thành phố, hàng chục vạn công nhân thất nghiệp. Nạn đói đe dọa khắp nơi. Tóm lại là một cảnh tượng hoang tàn, xơ xác”1.

Trong bối cảnh đó, công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh càng trở nên cấp bách hơn. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa II (tháng 7/1954), Tổng Bí thư Trường Chinh đã nêu rất nhiều nội dung cấp bách cần phải làm để phục hồi, phát triển kinh tế:

- “Nhiệm vụ của chúng ta là: phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, phục hồi và phát triển công thương nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng nền tài chính vững chắc để đạt tới ổn định vật giá, ổn định tiền tệ”2.

- “Trong điều kiện nước ta hiện nay, một mặt Chính phủ cần phục hồi cơ sở công nghiệp đã có và tạo điều kiện xây dựng thêm. Mặt khác phải nắm vững chính sách bảo hộ, khuyến khích các nhà công thương nghiệp; động viên họ bỏ vốn kinh doanh, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân. Một điều cần đặc biệt chú ý là phải phục hồi và khuyến khích tiểu thủ công nghiệp thành thị và nông thôn”3.

- “Việc trao đổi hàng hóa bây giờ không phải chỉ trong phạm vi nước ta, mà còn phải mở rộng ra với các nước”4.

- “Để đảm bảo cung cấp cho nhân dân và giữ vững giá cả, mậu dịch quốc doanh cần mua lương thực để cung cấp cho các thành thị, tổ chức thêm nhiều ngành, bán nhiều hàng hóa hơn nữa, ra sức mở mang xuất khẩu lâm thổ sản, nhập khẩu các thứ hàng công nghiệp cần thiết”5.

- “Phải theo đà phát triển của mậu dịch, yêu cầu của quần chúng và khả năng lãnh đạo mà tổ chức hợp tác xã cung tiêu để cải thiện đời sống cho nhân dân và giúp mậu dịch quốc doanh đóng được vai trò của nó trong việc khuyến khích sản xuất, giữ vững giá cả và lãnh đạo nhà buôn”6.

công thương toàn quốc Cuộc họp mặt các nhà công thương toàn quốc để phổ biến kế hoạch nhà nước năm 1956 tại Nhà hát lớn Hà Nội, ngày 20 - 21/01/1956 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Sau năm 1954, cách mạng Việt Nam cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc với các kế hoạch 3 năm lần thứ nhất (1955 - 1957), 3 năm lần thứ hai (1958 - 1960), 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.

Thời kỳ này, cùng với việc tập trung cao độ nguồn lực sản xuất và kinh doanh vào tay kinh tế nhà nước đã mở đường cho mô hình kinh tế kế hoạch hóa; cơ chế quản lý cung cấp cho cả người dân, doanh nghiệp, bao gồm cung cấp tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, bao tiêu toàn bộ hàng nông sản và công nghệ; cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân cũng mở đường cho cơ chế bao cấp mà thương nghiệp (nội thương, ngoại thương) là mắt xích trung tâm trong bao cấp từ đầu vào, cho đến sản xuất, bao tiêu đầu ra, phân phối đến người tiêu dùng.


1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.273.

2, 3, 4, 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.15, tr.206, 208, 208, 209.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.15, tr.209.

Danh mục

Tùy chỉnh