2. Tình hình sản xuất công nghiệp hoạt động thương mại

Hoạt động công nghiệp thương mại của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 sa sút nghiêm trọng.

Các hoạt động sản xuất công nghiệp gần như bị liệt. Hàng loạt sở công nghiệp nặng quan trọng vốn bị quân đội phátxít Nhật chiếm đóng trước đây để phục vụ mục đích quân sự đã bị phá hủy nghiêm trọng khi lực lượng Đồng minh không kích trong thời gian xảy ra chiến tranh. Nhiều nhà máy trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ chủ người Pháp, Nhật đã bị đóng cửa, ngưng hoạt động thanh máy móc nhằm thoái vốn trước các biến động thời cuộc. Số ít các nhà máy còn thể sửa chữa, khôi phục lại hoạt động được thì lại thiếu hụt trầm trọng nguyên vật liệu đầu vào.

Sản lượng của nhiều ngành công nghiệp chỉ bằng 10 - 20% so với trước chiến tranh, đời sống của hàng chục nghìn công nhân bị thất nghiệp rất khó khăn. Đơn cử, trong ngành khai thác than, năm 1940 39.500 công nhân thì đến năm 1945 chỉ còn 4.000 công nhân. Sản lượng khai thác trong năm 1940 đạt 2.500.000 tấn thì đến năm 1945 chỉ được 231.000 tấn. Các hoạt động khai thác kẽm, thiếc, sắt, phốtphát cũng đều suy giảm nghiêm trọng trong khi khai khoáng vốn lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam thời kỳ này.

Việt Nam mới chỉ quản được một số nhà máy, sở công nghiệp phục vụ các nhu cầu thiết yếu nhất như cung cấp điện, nước, hoạt động vận tải đường sắt. Khu vực tiểu thủ công nghiệp bị mai một, suy thoái khi một bộ phận lớn thợ thủ công ly tán khỏi các làng nghề truyền thống, bỏ nghề do chiến tranh nạn đói cũng như các biến động kinh tế khác.

Tương tự, hoạt động thương mại nội địa lẫn xuất, nhập khẩu đều bị đình đốn. Từ giữa tháng 8/1942, lực lượng Đồng minh do Mỹ dẫn đầu đã không kích, phá hủy nặng nề các tuyến đường vận tải chính tại Đông Dương nhằm chống lại quân đội phátxít Nhật. Đến năm 1945, tuyến đường sắt xuyên Đông Dương, trục đường Thiên Bắc - Nam (Đường thuộc địa số 1) cũng như nhiều tuyến đường giao thông chính khác, các cảng biển quan trọng như cảng Hải Phòng cảng Sài Gòn bị phá hủy nghiêm trọng, lưu thông hàng hóa ách tắc. Bên cạnh đó, việc hoạt động sản xuất suy giảm khiến hàng hóa, đặc biệt các loại hàng hóa tiêu dùng, trở nên khan hiếm. Tình trạng lạm phát vượt kiểm soát, nạn tiền Quan kim Quốc tệ do quân đội Trung Hoa Dân quốc đem vào lưu hành tại Việt Nam càng khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Nạn đói năm Ất Dậu

mặt tại Việt Nam ngay những ngày sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông Jean Sainteny (đại diện của Chính phủ Pháp trong cuộc đàm phán Pháp - Việt vào ngày 06/3/1946) đã tả về tình cảnh thiếu hụt nhiều loại hàng hóa thiết yếu tại Việt Nam trong cuốn hồi “Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ” (Histoire d’une paix manquée: Indochine, 1945 - 1947) của mình như sau: “... Còn người dân bản xứ thì đang phải chịu một nạn đói thảm họa nhất trong lịch sử Bắc Kỳ. Nhằm tăng thêm sự hỗn loạn, Nhật Bản đã phá hủy nhiều kho thóc. Bắc Kỳ xứ thiếu gạo, vẫn thường phải nhập gạo của Nam Kỳ, mỗi năm hàng chục vạn tấn để thỏa mãn nhu cầu của nhân dân. Thế nhưng, các tàu thủy thuyền buôn lớn đã bị đánh đắm, đường xe lửa xuyên Đông Dương đã bị máy bay Đồng Minh ném bom cắt đứt nhiều quãng. Vụ gặt tháng Mười Bắc Kỳ hầu như hoàn toàn mất trắng những trận lụt khủng khiếp hồi tháng Tám. Nhiều dân nông thôn vùng đồng bằng bị đói đã tự động kéo tới những đường phố Nội rồi lịm dần chết đói. Giá gạo tăng kinh khủng. Chỉ trong một thời gian ngắn đã tăng từ năm đồng lên bẩy đồng, rồi thậm chí lên tới chín đồng Đông Dương một kilô.... Và, nếu Bắc Kỳ thiếu gạo thì Sài Gòn lại thiếu than đã phải dùng dầu Mazut để chạy điện cho sáu trung tâm phát điện. Sài Gòn không ngừng gửi điện, đòi cung cấp than. Trung Hoa Dân quốc cũng yêu sách, đòi được cung cấp than, viện cớ nước được Hội nghị Potsdam giao cho làm nhiệm vụ Bắc Đông Dương trên nguyên tắc mỏ than Bắc Kỳ thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản được tiếp quản. Chính phủ Cách mạng Việt Minh cũng đòi quyền kiểm soát”.

Nguồn: Jean Sainteny: Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ,

Nxb. Công an nhân dân, Nội, 2004, tr.178-179.

2. Tình hình sản xuất công nghiệp hoạt động thương mại

Hoạt động công nghiệp thương mại của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 sa sút nghiêm trọng.

Các hoạt động sản xuất công nghiệp gần như bị liệt. Hàng loạt sở công nghiệp nặng quan trọng vốn bị quân đội phátxít Nhật chiếm đóng trước đây để phục vụ mục đích quân sự đã bị phá hủy nghiêm trọng khi lực lượng Đồng minh không kích trong thời gian xảy ra chiến tranh. Nhiều nhà máy trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ chủ người Pháp, Nhật đã bị đóng cửa, ngưng hoạt động thanh máy móc nhằm thoái vốn trước các biến động thời cuộc. Số ít các nhà máy còn thể sửa chữa, khôi phục lại hoạt động được thì lại thiếu hụt trầm trọng nguyên vật liệu đầu vào.

Sản lượng của nhiều ngành công nghiệp chỉ bằng 10 - 20% so với trước chiến tranh, đời sống của hàng chục nghìn công nhân bị thất nghiệp rất khó khăn. Đơn cử, trong ngành khai thác than, năm 1940 39.500 công nhân thì đến năm 1945 chỉ còn 4.000 công nhân. Sản lượng khai thác trong năm 1940 đạt 2.500.000 tấn thì đến năm 1945 chỉ được 231.000 tấn. Các hoạt động khai thác kẽm, thiếc, sắt, phốtphát cũng đều suy giảm nghiêm trọng trong khi khai khoáng vốn lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam thời kỳ này.

Việt Nam mới chỉ quản được một số nhà máy, sở công nghiệp phục vụ các nhu cầu thiết yếu nhất như cung cấp điện, nước, hoạt động vận tải đường sắt. Khu vực tiểu thủ công nghiệp bị mai một, suy thoái khi một bộ phận lớn thợ thủ công ly tán khỏi các làng nghề truyền thống, bỏ nghề do chiến tranh nạn đói cũng như các biến động kinh tế khác.

Tương tự, hoạt động thương mại nội địa lẫn xuất, nhập khẩu đều bị đình đốn. Từ giữa tháng 8/1942, lực lượng Đồng minh do Mỹ dẫn đầu đã không kích, phá hủy nặng nề các tuyến đường vận tải chính tại Đông Dương nhằm chống lại quân đội phátxít Nhật. Đến năm 1945, tuyến đường sắt xuyên Đông Dương, trục đường Thiên Bắc - Nam (Đường thuộc địa số 1) cũng như nhiều tuyến đường giao thông chính khác, các cảng biển quan trọng như cảng Hải Phòng cảng Sài Gòn bị phá hủy nghiêm trọng, lưu thông hàng hóa ách tắc. Bên cạnh đó, việc hoạt động sản xuất suy giảm khiến hàng hóa, đặc biệt các loại hàng hóa tiêu dùng, trở nên khan hiếm. Tình trạng lạm phát vượt kiểm soát, nạn tiền Quan kim Quốc tệ do quân đội Trung Hoa Dân quốc đem vào lưu hành tại Việt Nam càng khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Nạn đói năm Ất Dậu

mặt tại Việt Nam ngay những ngày sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông Jean Sainteny (đại diện của Chính phủ Pháp trong cuộc đàm phán Pháp - Việt vào ngày 06/3/1946) đã tả về tình cảnh thiếu hụt nhiều loại hàng hóa thiết yếu tại Việt Nam trong cuốn hồi “Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ” (Histoire d’une paix manquée: Indochine, 1945 - 1947) của mình như sau: “... Còn người dân bản xứ thì đang phải chịu một nạn đói thảm họa nhất trong lịch sử Bắc Kỳ. Nhằm tăng thêm sự hỗn loạn, Nhật Bản đã phá hủy nhiều kho thóc. Bắc Kỳ xứ thiếu gạo, vẫn thường phải nhập gạo của Nam Kỳ, mỗi năm hàng chục vạn tấn để thỏa mãn nhu cầu của nhân dân. Thế nhưng, các tàu thủy thuyền buôn lớn đã bị đánh đắm, đường xe lửa xuyên Đông Dương đã bị máy bay Đồng Minh ném bom cắt đứt nhiều quãng. Vụ gặt tháng Mười Bắc Kỳ hầu như hoàn toàn mất trắng những trận lụt khủng khiếp hồi tháng Tám. Nhiều dân nông thôn vùng đồng bằng bị đói đã tự động kéo tới những đường phố Nội rồi lịm dần chết đói. Giá gạo tăng kinh khủng. Chỉ trong một thời gian ngắn đã tăng từ năm đồng lên bẩy đồng, rồi thậm chí lên tới chín đồng Đông Dương một kilô.... Và, nếu Bắc Kỳ thiếu gạo thì Sài Gòn lại thiếu than đã phải dùng dầu Mazut để chạy điện cho sáu trung tâm phát điện. Sài Gòn không ngừng gửi điện, đòi cung cấp than. Trung Hoa Dân quốc cũng yêu sách, đòi được cung cấp than, viện cớ nước được Hội nghị Potsdam giao cho làm nhiệm vụ Bắc Đông Dương trên nguyên tắc mỏ than Bắc Kỳ thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản được tiếp quản. Chính phủ Cách mạng Việt Minh cũng đòi quyền kiểm soát”.

Nguồn: Jean Sainteny: Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ,

Nxb. Công an nhân dân, Nội, 2004, tr.178-179.

1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945

a) Tình hình chính trị

Ngày 08/5/1945, phát xít Đức đầu hàng Đồng minh. Ở châu Á, ngày 15/8/1945, phát xít Nhật cũng đầu hàng. Chớp thời cơ, ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Tiếp đó, ngày 16/8, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào đã thành lập Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Đây được coi là tiền thân của Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam, trước khi thành lập một chính phủ chính thức, thay mặt quốc dân để giao thiệp với nước ngoài và chủ trì mọi công việc trong nước.

Thực hiện nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào, hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và mệnh lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, nhân dân cả nước đã chủ động khởi nghĩa giành chính quyền, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi vào ngày 19/8/1945, tiếp theo sau là Huế vào ngày 23/8/1945 và Sài Gòn vào ngày 25/8/1945. Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại chính thức tuyên bố thoái vị tại Huế, trao lại ấn, kiếm - biểu tượng quyền lực của chế độ phong kiến cho phái đoàn Chính phủ cách mạng.

Chính quyền trong cả nước đã thuộc về nhân dân, chế độ thuộc địa và phong kiến hoàn toàn bị lật đổ. Ngày 27/8/1945, Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam được cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam, gồm 14 thành viên do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.

Đọc Tuyên ngôn Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình, ngày 02/9/1945 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Tuy nhiên, nền độc lập của nước non trẻ Việt Nam bị chủ nghĩa đế quốc, thực dân và phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá từ nhiều phía; trong đó, Lư Hán - chỉ huy quân đội của Trung Hoa Dân quốc với khoảng 200.000 quân đã kéo vào đóng tại Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã lớn từ biên giới Việt - Trung cho đến vĩ tuyến 16 từ cuối tháng 8/1945 với danh nghĩa thực hiện nhiệm vụ giải giáp quân đội phát xít Nhật theo Tuyên bố Potsdam1. Thực tế, đội quân này có mưu đồ lật đổ chính quyền cách mạng vừa mới thành lập. Đội quân ô hợp, cướp bóc và nhũng nhiễu này đe dọa nghiêm trọng cả chủ quyền độc lập lẫn nền kinh tế Việt Nam.

Ngày 12/9/1945, quân đội Liên hiệp Anh theo ủy quyền của lực lượng Đồng minh tiến vào miền Nam Việt Nam đến vĩ tuyến 16 để tước vũ khí quân đội phát xít Nhật. Tuy nhiên, lực lượng này lại cho phép cả đạo quân viễn chinh Pháp vào cùng khi Pháp lên kế hoạch tái chiếm lại Đông Dương và thực hiện nhiều hành động gây hấn, chống đối, xung đột với chính quyền cách mạng.

Tại thời điểm này, vẫn còn khoảng 60.000 quân phát xít Nhật đóng tại nước ta và nhiều lực lượng chống đối, phản động câu kết với các thế lực nước ngoài để chống lại Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bên cạnh đó, Việt Nam gần như bị phong tỏa khi mọi hải cảng, sân bay và nhiều cửa khẩu trên biên giới đất liền vẫn do quân đội Pháp kiểm soát. Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết lập cũng như duy trì các quan hệ với nước ngoài.

Ngày 23/9/1945, quân đội Pháp nổ súng tấn công các trụ sở của chính quyền cách mạng tại Sài Gòn, khơi mào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai. Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập và kêu gọi nhân dân đứng lên kháng chiến. Quân và dân Nam Bộ đã anh dũng, kiên cường trực diện chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc với việc tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc và ra sức xây dựng chế độ xã hội mới.

Đến cuối tháng 02/1946, với lực lượng vượt trội, quân đội Pháp đã đánh chiếm được tất cả các tỉnh, thành phố, đường giao thông quan trọng ở vùng Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Với sách lược “Hòa để tiến” và các biện pháp chính trị, ngoại giao khéo léo, Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa2 và đại diện Chính phủ Cộng hòa Pháp đã ký kết Hiệp định sơ bộ vào ngày 06/3/1946, tiếp sau đó là Tạm ước về quan hệ Việt Nam - Pháp vào ngày 14/9/1946. Qua đó, “tiễn” quân đội Trung Hoa Dân quốc cùng tay sai ra khỏi nước ta, bớt đi được một mối đe dọa thường trực. Đồng thời, chúng ta có thêm thời gian quý báu để củng cố chính quyền, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ chống thực dân Pháp.

Ngay sau khi ký Hiệp định sơ bộ, người Pháp đã bộc lộ ý đồ phá hoại Hiệp định. Cuối năm 1946, ngay sau khi có thêm viện binh, quân đội Pháp liên tục tiến hành các hành động khiêu khích và ra tối hậu thư đòi ta phải đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Chín năm trường kỳ kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ, vẻ vang của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ đây.

b) Tình hình kinh tế - xã hội

Ngoài việc phải đối phó với nạn ngoại xâm và nội phản, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ còn phải đương đầu với hàng loạt khó khăn, thử thách về kinh tế - xã hội. Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, bị kiệt quệ nặng nề bởi chính sách khai thác, bóc lột đến tận cùng của thực dân Pháp và phátxít Nhật cộng thêm là chiến tranh, thiên tai liên miên.

Nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử nước ta kéo dài từ tháng 02/1945 đến tháng 4/1945 làm chết khoảng hai triệu người3 còn chưa giải quyết xong hậu quả, thì nguy cơ nạn đói mới lại tiếp tục khi hàng loạt đê tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bị vỡ vào tháng 8/1945, gây ra một trong những nạn lụt lớn nhất thế kỷ XX tại Việt Nam. Khoảng 40% diện tích lúa mùa đã cấy xong tại Bắc Bộ bị phá hủy. Ba tỉnh Trung Bộ gồm Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh cũng lâm vào cảnh tương tự với mùa màng bị mất gần 50%. Sau trận lụt là hạn hán kế tiếp, một lượng lớn đất canh tác bị bỏ hoang hóa. Lượng thóc thu hoạch được của vụ mùa năm 1945 chỉ đủ ăn đến cuối tháng 01/19464.

nhân dân góp gạo Nhân dân góp gạo chống giặc đói (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Thông tư về phương pháp khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp của Bộ Quốc dân Kinh tế gửi các địa phương vào ngày 26/10/1945 có nêu: “Ngành kinh tế canh nông đã bị tê liệt, sức sản xuất nông nghiệp giảm nhiều. Hiện nay, một nạn đói khác đang sắp hoành hành và nếu không có phương pháp khẩn cấp để cứu chữa thì nạn đói sẽ còn khốc liệt hơn”5.

Trong khi người dân Việt Nam đang thiếu hụt lương thực trầm trọng, đội quân 200.000 người của Trung Hoa Dân quốc còn đòi Chính phủ ta phải thực hiện chế độ trưng thu lương thực để cung cấp 10.000 tấn gạo mỗi tháng.

Ngân quỹ quốc gia khánh kiệt, lượng tiền mà Chính phủ nắm được từ Sở Ngân khố của người Pháp chỉ còn 1.250.000 đồng Đông Dương, bao gồm 586.000 đồng là tiền rách, nát đang chờ tiêu hủy và chưa tính số nợ ngân phiếu chưa trả là 564.367.522 đồng Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương do người Pháp nắm quyền in ấn, phát hành tiền tệ gây khó khăn bằng cách cắt đứt hoàn toàn nguồn cung cấp tài chính. Các nguồn thu từ thuế vốn đóng góp đến 3/4 ngân sách Đông Dương giảm sút. Các chính sách thuế mới nhằm giảm nhẹ gánh nặng đóng góp cho nhân dân được Chính phủ ban hành ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng khiến nguồn thu ngân sách giảm nhiều trong khi nhu cầu phải chi rất lớn.

Trong khi đó, nền kinh tế đang rơi vào tình trạng lạm phát nghiêm trọng. Khi quân đội phátxít Nhật tràn vào Việt Nam trong năm 1940, chúng đã buộc Pháp phải in nhiều tiền để phục vụ nhu cầu chi tiêu, gây sụp đổ nền kinh tế Việt Nam. Nếu như năm 1940, số lượng tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành chỉ là 284,4 triệu đồng Đông Dương thì đến tháng 10/1945, con số này lên đến 2,483 tỉ đồng Đông Dương. Mặt khác, chính quyền cách mạng còn phải đối phó với cuộc chiến tiền tệ, phá hoại kinh tế khốc liệt không chỉ từ thực dân Pháp mà còn từ chính đội quân Trung Hoa Dân quốc đóng tại Bắc Bộ.

Những vấn đề khác về văn hóa - xã hội cũng rất cấp bách. Chế độ thống trị thực dân trong gần 80 năm khiến hơn 90% dân số Việt Nam không biết đọc, biết viết6, nhiều tệ nạn xã hội như nghiện rượu, thuốc phiện, cờ bạc, mê tín dị đoan... thâm nhập sâu trong các tầng lớp xã hội. Dân trí thấp cùng với tình hình kinh tế khó khăn và sự chống phá của các thế lực thù địch càng khiến tệ nạn xã hội bùng phát, tạo ra các thử thách nghiêm trọng đối với chính quyền mới.


1. Tuyên bố Potsdam được Mỹ, Anh và Trung Hoa Dân quốc công bố ngày 26/7/1945, nêu ra các điều kiện cho sự đầu hàng của quân đội phátxít Nhật.

2. Thành lập ngày 02/3/1946 dựa trên kết quả của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I tại Hà Nội.

3. Xem Văn Tạo và Furuta Motoo: Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.19.

4. Xem Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Kinh tế học, Đặng Phong (Chủ biên): Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 - 2000 (Tập 1: 1945 - 1954), Sđd, tr.119.

5. Việt Nam Dân quốc Công báo, số 9, ngày 17/11/1945, tr.115.

6. Xem Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.3, tr.7.

3. Hệ thống tổ chức và quản lý ngành Công Thương

a) Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước ngày 19/12/1946

Đứng trước yêu cầu cấp bách cần phải sớm đưa bộ máy kinh tế còn đang hết sức rệu rã vào hoạt động trở lại, góp phần bảo vệ thành quả cách mạng vừa đạt được, ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thành lập Bộ Kinh tế Quốc gia (tiền thân của Bộ Công Thương ngày nay) để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và cử ông Nguyễn Mạnh Hà giữ chức Bộ trưởng.

Bộ máy quản lý của Bộ Kinh tế Quốc gia gồm 1 văn phòng, 7 phòng sự vụ, 4 nha và sở thống kê1. Cụ thể:

- Văn phòng Bộ: Giúp việc cho Bộ trưởng trong việc tổ chức các hoạt động chung của Bộ.

- Phòng Công văn và Viên chức (Phòng Nhất): Nhận và phát các công văn; trình ký, lưu trữ công văn; thực hiện công tác văn phòng, kế toán, nhân sự, ngân sách trong Bộ và các công tác tố tụng về Bộ.

- Phòng Cổ động và Pháp chế (Phòng Nhì): Cổ động, thông cáo, thu thập tài liệu, khảo cứu, liên lạc với các cơ quan, xây dựng các đạo luật về kinh tế.

- Phòng Kinh tế tập san (Phòng Ba): Xuất bản ấn phẩm Việt Nam Kinh tế Tập san.

- Phòng Nông mục Thuỷ lâm (Phòng Tư): Đảm nhiệm việc khảo cứu các vấn đề chung thuộc phạm vi Nha Nông mục Thủy lâm.

- Phòng Kỹ nghệ (Phòng Năm): Đảm nhiệm việc khảo cứu các vấn đề chung thuộc phạm vi Nha Kỹ nghệ.

- Phòng Thương vụ (Phòng Sáu): Đảm nhiệm việc khảo cứu các vấn đề chung thuộc phạm vi Nha Thương vụ.

- Phòng Kinh tế Tín dụng (Phòng Bảy): Đảm nhiệm việc khảo cứu các vấn đề chung thuộc phạm vi Nha Kinh tế Tín dụng.

- Nha Nông mục Thủy lâm: Đảm nhiệm các việc hành chính và chuyên môn về canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, ngư nghiệp, săn bắn; lập, thi hành và kiểm soát những chương trình dài hạn (3 năm, 5 năm...) và thường niên về các lĩnh vực thuộc Nha quản lý; nghiên cứu và thi hành các biện pháp làm tăng sức sản xuất và chất lượng; khai thác các nguồn lợi thuộc Nha quản lý.

- Nha Kỹ nghệ: Đảm nhiệm các việc hành chính và chuyên môn về các ngành kỹ nghệ (khoáng chất, chế biến, hóa chất...) và các lĩnh vực tiểu công nghiệp; lập, thi hành và kiểm soát những chương trình dài hạn và thường niên; nghiên cứu và thi hành các biện pháp làm tăng sức sản xuất và chất lượng; khai thác các nguồn lợi thuộc Nha quản lý.

- Nha Thương vụ: Đảm nhiệm các việc hành chính và chuyên môn về nội thương và ngoại thương; quản lý các quan hệ kinh tế với nước ngoài, xuất, nhập khẩu; nghiên cứu các chính sách ngoại thương, chế độ thuế quan; liên lạc với Sở Hối đoái và Bộ Tài chính.

- Nha Kinh tế Tín dụng: Đảm nhiệm các việc hành chính và chuyên môn về tín dụng phục vụ phát triển kinh tế trong nước; điều hành Quỹ Kinh tế Tín dụng và các cơ quan thuộc phạm vi tín dụng dành cho phát triển kinh tế (Kinh tế Ngân hàng, Nông phố Ngân hàng...); hỗ trợ tín dụng cho việc lập các công ty; chống nạn cho vay nặng lãi.

- Sở Thống kê: Đảm nhiệm việc thu thập các tài liệu, tính toán và trình bày số liệu thống kê, xuất bản ấn phẩm Thống kê bạ, Thống kê nguyệt san.

Công tác quản lý nhà nước về kinh tế của Bộ Kinh tế Quốc gia trong giai đoạn này tập trung vào mục tiêu cao nhất là cứu đói cho nhân dân thông qua hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp và khơi thông dòng chảy lương thực giữa các vùng, miền trên cả nước; tiếp đến là thực hiện mục tiêu khuyến khích giới thương nhân khôi phục sản xuất công nghiệp và hoạt động giao thương hàng hóa, từng bước chấn hưng nền kinh tế đất nước.

Sau ngày 01/01/1946, Bộ Kinh tế Quốc gia được đổi tên thành Bộ Quốc dân Kinh tế trong Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ông Nguyễn Tường Long được cử giữ chức vụ Bộ trưởng. Đồng thời, nhằm tập trung các nguồn lực để thực hiện công cuộc tái thiết nền kinh tế đất nước, Bộ Quốc dân Kinh tế tiếp quản thêm các nha kinh tế: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ; các phòng thương mại, các sở ngũ cốc, các cơ quan tiếp tế mọi ngành2.

Đến ngày 02/3/1946, Bộ Quốc dân Kinh tế được đổi tên thành Bộ Kinh tế trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Chu Bá Phượng đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Bộ Quốc dân Kinh tế được hoàn thiện, mở rộng thông qua việc sắp xếp lại và tổ chức thêm một số đơn vị3, trong đó:

- Nha Kỹ nghệ đổi tên thành Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ; đảm nhiệm thêm việc lập bản đồ địa chất, quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, nhượng quyền khai thác các mỏ khoáng sản.

- Nha Tiếp tế thành lập mới dựa trên việc tổ chức lại các cơ quan tiếp tế trước đây. Nha Tiếp tế phụ trách phân phối nguyên vật liệu, hàng hóa cho hoạt động sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, cũng như cho tiêu dùng của người dân.

- Ban Thanh tra được thành lập mới nhằm kiểm tra các đơn vị trong việc tuân thủ, thi hành chủ trương, chính sách của Bộ.

- Ban Cố vấn Kinh tế được thành lập mới với nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu các chính sách kinh tế cho Bộ và Chính phủ.

- Nha Nông mục Thủy lâm giải thể; Sở Thống kê đổi tên thành Nha Thống kê Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Bộ trưởng Bộ Kinh tế Quốc gia

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Bộ trưởng Bộ Kinh tế Quốc gia (8/1945 - 01/1946) sinh tại thị xã Hưng Yên trong một gia đình Công giáo. Năm 1937, ông tốt nghiệp Khoa Luật học và Chính trị, Trường Đại học Pari (Pháp). Sau khi về nước, ông được chính quyền thuộc địa cử giữ chức Giám đốc Kinh tế kiêm Thanh tra Lao động xứ Bắc Kỳ vào năm 1943.

Với cương vị này, ông đã nỗ lực đảm bảo việc cung ứng lương thực và cùng với những người bạn như nhà tư sản dân tộc Nguyễn Sơn Hà mở những điểm phát chẩn lương thực, giúp hàng nghìn người thoát khỏi nạn đói. Mặt trận Việt Minh biết rõ điều này, cho nên dù biết ông Nguyễn Mạnh Hà có quốc tịch Pháp, vẫn mời ông tham gia Chính phủ.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (06/01/1946), ông Nguyễn Mạnh Hà đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I đơn vị tỉnh Hưng Yên. Ông cũng là thành viên trong phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang đàm phán với Pháp tại Hội nghị Fontainebleau vào tháng 7/1946.

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, ông Nguyễn Mạnh Hà bị kẹt lại Hà Nội và bất hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

Ông bị trục xuất về Pháp vào năm 1951 và sống tại đây cho đến cuối đời.

b) Sau ngày 19/12/1946 đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), nền kinh tế Việt Nam chính thức chuyển sang nền kinh tế vừa kháng chiến, vừa kiến quốc với phương châm “tự cấp, tự túc về mọi mặt”.

Đối với ta, hậu phương là các vùng rừng núi, vùng Việt Bắc trở thành Thủ đô kháng chiến, còn tiền tuyến là các vùng đồng bằng giáp ranh, thành phố. Đối với thực dân Pháp, hậu phương là các khu đô thị, khu công nghiệp quan trọng và vùng đồng bằng lớn, tiền tuyến là các vùng nông thôn.

Hoạt động giữa ta và quân Pháp trên các chiến trường đã tạo nên hình thái giằng co “cài răng lược”, hình thành nên hai vùng chủ yếu: vùng tự do là nơi hoàn toàn do ta quản lý kiểm soát và vùng bị địch tạm chiếm là nơi quân đội Pháp tạm thời kiểm soát hoàn toàn, xen kẽ phức tạp. Trước năm 1950, nhiều vùng tự do nằm hoàn toàn trong vòng vây của địch.

Điều này khiến các hoạt động sản xuất, giao thương hàng hóa chịu tác động mạnh, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn mới đối với Chính phủ nói chung, Bộ Kinh tế nói riêng trong hoạt động quản lý kinh tế.

Công tác quản lý nhà nước về kinh tế của Bộ Kinh tế xuyên suốt trong cuộc kháng chiến là tập trung thực hiện ba nhiệm vụ chính, gồm: đảm bảo đời sống tối thiểu của các tầng lớp nhân dân; đáp ứng nhu cầu của công cuộc kháng chiến, đặc biệt là về vật lực cho lực lượng vũ trang, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh; và bước đầu xây dựng một số nhân tố của nền kinh tế dân chủ mới.

Việc tuyển chọn người cho bộ máy thực hiện theo nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc. Bất kể quá khứ, thành phần giai cấp và tôn giáo, nếu có năng lực và có tinh thần yêu nước, toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc và nhân dân đều được trọng dụng. Tháng 3/1947, luật sư Phan Anh được Chính phủ cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế và đảm nhiệm chức vụ này xuyên suốt cuộc kháng chiến.

Khi cuộc kháng chiến mới bùng nổ, bộ máy của Bộ Kinh tế được sắp xếp lại theo hướng linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn cuộc kháng chiến. Cụ thể, các đơn vị đầu mối của Bộ được rút gọn xuống, chỉ còn: Văn phòng, các phòng sự vụ, Ban Thanh tra, Ban Cố vấn Kinh tế, Nha Thương vụ, Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ, Nha Tiếp tế4. Đồng thời, thiết lập các sở kinh tế đặt tại các địa phương để giúp chính quyền địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất và thương mại trong bối cảnh các địa phương thường xuyên bị chia cắt với Trung ương và mỗi địa phương có hoàn cảnh, điều kiện phát triển kinh tế khác nhau.

Tổ chức bộ máy của Bộ Kinh tế thường xuyên được kiện toàn, sắp xếp phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý mới phát sinh gắn liền với các bước phát triển của công cuộc kháng chiến. Một số thay đổi quan trọng trong cơ cấu bộ máy của Bộ Kinh tế giai đoạn này gồm:

- Ngày 03/02/1947, Nha Tín dụng sản xuất được thành lập theo Sắc lệnh số 14/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nha Tín dụng sản xuất chịu trách nhiệm quản lý, điều phối các nguồn tài chính để phát triển kinh tế trong nước, cung cấp các khoản hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi cho thương nhân mở rộng kinh doanh.

- Ngày 16/02/1947, Hội đồng sản xuất kỹ nghệ được thành lập theo Sắc lệnh số 23/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hội đồng sản xuất kỹ nghệ có nhiệm vụ nghiên cứu chương trình, kế hoạch sản xuất kỹ nghệ và kiểm soát việc thi hành những chương trình, kế hoạch ấy.

- Ngày 16/3/1947, Ngoại thương Cục được thành lập theo Sắc lệnh số 29/B-SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoại thương Cục chịu trách nhiệm quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu, kiểm soát các loại hàng hóa được phép xuất khẩu và nhập khẩu.

- Ngày 29/02/1948, Cục Tiếp tế vận tải được thành lập, thay thế cho Nha Tiếp tế theo Sắc lệnh số 140/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Ngày 28/5/1948, Nha Thống kê được tái lập theo Sắc lệnh số 190/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nha Thống kê có nhiệm vụ lưu trữ số liệu về tất cả các lĩnh vực do Bộ Kinh tế quản lý. Đến ngày 25/4/1949, Nha Thống kê được chuyển sang Chủ tịch Phủ theo Sắc lệnh số 33/SL ngày 25/4/1949 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Ngày 21/12/1949, Nha Thương vụ được đổi tên thành Nha Thương mại; Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ được đổi tên thành Nha Kỹ nghệ theo Sắc lệnh số 143/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Ngày 17/11/1950, Sở Nội thương được thành lập, thay thế cho Cục Tiếp tế vận tải theo Sắc lệnh số 168/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sở Nội thương chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh, thương mại trong nước và đấu tranh kinh tế với địch.

- Ngày 14/5/1951, Sở Mậu dịch được thành lập, thay thế cho Sở Nội thương và Ngoại thương Cục theo Sắc lệnh số 22/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sở Mậu dịch có nhiệm vụ tổ chức, việc buôn bán trong nước, việc buôn bán trao đổi với nước ngoài và việc đấu tranh mậu dịch với địch.

Các cơ quan của Bộ Kinh tế được bố trí tập trung tại tỉnh Tuyên Quang, thuộc Liên khu Việt Bắc trong suốt cuộc kháng chiến. Cụ thể, từ năm 1947 đến năm 1950, các cơ quan được đặt tại xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, từ năm 1950 đến năm 1952 chuyển đến xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa. Sau đó chuyển đến xã Bình Yên, huyện Sơn Dương từ năm 1952 đến năm 1953 và xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương từ năm 1953 đến năm 1954.

Sự thay đổi tên gọi của Bộ Công Thương giai đoạn 1945 - 1954

- Ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Bộ Kinh tế Quốc gia (tiền thân của Bộ Công Thương ngày nay). Ông Nguyễn Mạnh Hà đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng.

- Ngày 01/01/1946, Bộ Kinh tế Quốc gia được đổi tên thành Bộ Quốc dân Kinh tế trong Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông Nguyễn Tường Long đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng.

- Ngày 02/3/1946, Bộ Quốc dân Kinh tế được đổi tên thành Bộ Kinh tế trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông Chu Bá Phượng đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng.

- Ngày 03/11/1946, Bộ Kinh tế nằm trong Chính phủ mới (thay cho Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, thành phần do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, thông qua ngày 03/11/1946 và được bổ sung cho đến năm 1955). Ông Ngô Tấn Nhơn đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng. Ông Phan Anh đảm nhiệm chức vụ này từ tháng 3/1947.

- Ngày 14/5/1951, Bộ Kinh tế được đổi tên thành Bộ Công Thương theo Sắc lệnh số 21/SL của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông Phan Anh tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng.

Kiến quốc cần có nhân tài

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, “kiến quốc cần có nhân tài”. Người đã viết hai bài “Nhân tài và Kiến quốc”, “Tìm người tài đức” đăng trên báo Cứu quốc để tìm người có năng lực và mong muốn tham gia xây dựng, kiến thiết Tổ quốc. Do đó, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời một số trí thức, nhân sĩ trong chính quyền cũ ra giữ trọng trách một số bộ trong Chính phủ; trong đó, luật sư Phan Anh được mời làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế vào tháng 3/1947.

Trước đó, vào tháng 4/1945, uy tín đạo đức và chuyên môn cao của luật sư Phan Anh đã khiến Lệ thần Trần Trọng Kim mời ông làm Bộ trưởng Bộ Thanh niên trong Chính phủ Đế quốc Việt Nam. Thực tế cho thấy, trong mọi hoạt động của mình, thái độ nhập thế của luật sư Phan Anh luôn chỉ thể hiện ham muốn phụng sự dân tộc và đất nước. Chính vì thế nên sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, luật sư Phan Anh đã rất nhẹ nhàng từ chức cùng nội các Trần Trọng Kim và rất vinh dự nhận nhiệm vụ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho, đó là thành lập và giữ chức Chủ tịch “Hội đồng Kiến thiết Quốc gia” tập hợp hầu hết các trí thức tiến bộ ở Hà Nội thời ấy.


1. Việt Nam Dân quốc Công báo, số 3, ngày 13/10/1945, tr.35.

2. Sắc lệnh số 12/SL ngày 24/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

3. Sắc lệnh số 61/SL ngày 06/5/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

4. Sắc lệnh số 220/SL ngày 26/11/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Danh mục

Tùy chỉnh