4. Xây dựng phát triển hoạt động xuất, nhập khẩu

a) Hoạt động xuất, nhập khẩu trước năm 1950

Trước khi Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 diễn ra, hoạt động xuất, nhập khẩu phần nhiều được hiểu hoạt động giao thương hàng hóa qua “biên giới chính trị” - giữa vùng tự do vùng tạm bị địch chiếm.

Hoạt động giao thương hàng hóa thực sự qua biên giới địa giữa Việt Nam với các thị trường khác tại vùng tự do chủ yếu quy nhỏ, không thường xuyên, gặp rất nhiều khó khăn, phụ thuộc vào tình hình chiến sự giữa ta với địch. Mặc Chính phủ chủ trương nắm độc quyền hoạt động xuất, nhập khẩu trong giai đoạn này, nhưng trên thực tế, chính quyền cách mạng tại các địa phương hoặc Chi cục, Chi điếm Ngoại thương tại các nơi đã thiết lập được hoạt động phải kết hợp với giới thương nhân để tổ chức xuất khẩu, kết nối với giới thương nhân nước ngoài tại Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan... để nhập khẩu về các mặt hàng cần thiết.

Hàng hóa được xuất khẩu chủ yếu các loại nông, lâm sản địa phương; trong khi đó, các mặt hàng được nhập khẩu về đại đa phần các mặt hàng cần thiết cho kháng chiến như thuốc nổ, dây cháy chậm, xăng dầu cả khí. Một số ít mặt hàng dân sinh vốn khan hiếm trên vùng tự do, giá trị cao cũng được nhập khẩu.

Điển hình, trong Báo cáo thường niên năm 19481, Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Tiên đề xuất Ban Kinh tế Nam Bộ ủy quyền cho Ban Kinh tế Tiên phối hợp với “những người thạo đường mật”, sử dụng các loại ghe nhỏ, lẩn tránh địch để xuất khẩu dừa Phú Quốc sang Thái Lan dưới sự tổ chức của chính quyền địa phương. Thời gian tổ chức hoạt động này kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Báo cáo cũng nêu tiền thu được từ việc xuất khẩu dừa sẽ chia 50% cho người chở, còn lại sẽ được chính quyền dùng mua khí hoặc hàng hóa cần thiết cho công cuộc kháng chiến.

Tại Bắc Bộ, mặc địch phong tỏa gắt gao vùng biển nhưng một số thuyền buôn nhân xuất phát từ Trung Quốc vẫn tới được các cửa biển nhỏ tại khu vực Bắc Bộ như Diêm Điền (Thái Bình), Quất Lâm (Nam Định), Lạch Trường (Thanh Hóa), Cửa Hội (Nghệ An)... Tuy nhiên, khối lượng hàng hóa được giao dịch mức thấp, không đáng kể do các tàu buôn này nhỏ, dễ lẩn tránh kiểm soát nhưng khối lượng chuyên chở cũng hạn chế nhằm lẩn tránh sự kiểm soát của địch; khi địch tăng cường càn quét khủng bố, các hoạt động giao thương theo hình thức này bị hủy bỏ.

b) Hoạt động xuất, nhập khẩu sau năm 1950

Chiến thắng bước ngoặt của quân dân ta trong Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 đã buộc quân đội Pháp phải rút bỏ khỏi nhiều vị trí quan trọng trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, mở ra hội đẩy mạnh giao thương giữa ta với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Ngày 03/5/1951, đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Thứ trưởng Bộ Kinh tế Đặng Việt Châu dẫn đầu đã cuộc gặp với đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để thảo luận, đàm phán về việc giao thương hàng hóa giữa hai nước.

Năm 1952, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hiệp định thương mại với Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây được xem hiệp định thương mại quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Theo Hiệp định này, Trung Quốc nhập khẩu nhiều mặt hàng nông, lâm sản từ nước ta như chè, gỗ, hồi, quế, tre, gia súc da gia súc... xuất khẩu sang nước ta các loại máy móc, vải sợi, giấy in, sắt thép, hóa chất, dược phẩm, hàng tiêu dùng... Bên cạnh đó, Trung Quốc còn viện trợ không hoàn lại một số loại hàng hóa, vật tư. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý, điều khiển hoạt động xuất, nhập khẩu tại biên giới Việt Nam - Trung Quốc thông qua các Ty quản xuất, nhập khẩu. Hàng hóa xuất, nhập khẩu phải được chuyển qua các cửa khẩu, gồm: Chi Ma, Đồng Đăng, Bình Nghi (Lạng Sơn); Phục Hòa, Long Định, Sóc Giang (Cao Bằng); Bát Xát (Lào Cai) Thanh Thủy (Hà Giang)2.

Đáng chú ý, trước khi hai nước kết chính thức Hiệp định thương mại, Bộ Ngoại thương Trung Quốc đã chủ động chuyển cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhiều loại hàng hóa cấp thiết. Đến khi Hiệp định thương mại, Trung Quốc mới đề xuất cách thanh toán theo hướng hàng đổi hàng, hai bên cùng hợp tác cân đối hàng để thực hiện việc giao thương thuận lợi.

Đến tháng 01/1953, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục Nghị định thư về mậu dịch tiểu ngạch với Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho phép nhân dân sinh sống dọc biên giới hai nước được đi lại, trao đổi những sản phẩm địa phương, cần thiết hằng ngày. Đến tháng 10/1954, hoạt động xuất, nhập khẩu thông qua tuyến đường sắt giữa hai nước được triển khai.

Bên cạnh đó, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu xây dựng quan hệ ngoại thương với Liên Xô, xúc tiến mở rộng quan hệ thương mại với các nước hội chủ nghĩa khác. Tuy nhiên, giao thương với Trung Quốc vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam thời kỳ này.

Việc mở ra thị trường Trung Quốc dấu mốc lớn trong hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ này. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được đẩy mạnh, nhiều loại hàng hóa sức tiêu thụ thấp trong vùng tạm bị địch chiếm nay được tiêu thụ mạnh tại Trung Quốc. Đơn cử, trong năm 1953, riêng giá trị hàng xuất khẩu sang Trung Quốc do Chính phủ ta thực hiện đã bằng 120% giá trị hàng xuất khẩu từ vùng tự do sang vùng tạm bị địch chiếm. Đặc biệt, xuất khẩu theo đường tiểu ngạch (xuất khẩu của nhân) từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt trạng thái xuất siêu cao như giá trị xuất khẩu gấp 3 lần giá trị nhập khẩu theo đường tiểu ngạch trong năm 19533.

Nhiều mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc, các nước hội chủ nghĩa bạn quốc tế trở nên phổ biến, góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá tại vùng tự do, cũng như giành thắng lợi trước thực dân Pháp trên mặt trận kinh tế.


1. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, phông Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, hồ 453, tờ 8-14.

2. Điều lệ tạm thời số 165/TTg ngày 01/5/1952 của Thủ tướng Chính phủ về quản xuất, nhập khẩu biên giới Việt - Hoa.

3. Xem Viện Hàn lâm Khoa học hội Việt Nam, Viện Sử học, Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Tập 11 (Từ năm 1951 đến năm 1954), Nxb. Khoa học hội, Nội, 2017, tr.313.

4. Xây dựng phát triển hoạt động xuất, nhập khẩu

a) Hoạt động xuất, nhập khẩu trước năm 1950

Trước khi Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 diễn ra, hoạt động xuất, nhập khẩu phần nhiều được hiểu hoạt động giao thương hàng hóa qua “biên giới chính trị” - giữa vùng tự do vùng tạm bị địch chiếm.

Hoạt động giao thương hàng hóa thực sự qua biên giới địa giữa Việt Nam với các thị trường khác tại vùng tự do chủ yếu quy nhỏ, không thường xuyên, gặp rất nhiều khó khăn, phụ thuộc vào tình hình chiến sự giữa ta với địch. Mặc Chính phủ chủ trương nắm độc quyền hoạt động xuất, nhập khẩu trong giai đoạn này, nhưng trên thực tế, chính quyền cách mạng tại các địa phương hoặc Chi cục, Chi điếm Ngoại thương tại các nơi đã thiết lập được hoạt động phải kết hợp với giới thương nhân để tổ chức xuất khẩu, kết nối với giới thương nhân nước ngoài tại Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan... để nhập khẩu về các mặt hàng cần thiết.

Hàng hóa được xuất khẩu chủ yếu các loại nông, lâm sản địa phương; trong khi đó, các mặt hàng được nhập khẩu về đại đa phần các mặt hàng cần thiết cho kháng chiến như thuốc nổ, dây cháy chậm, xăng dầu cả khí. Một số ít mặt hàng dân sinh vốn khan hiếm trên vùng tự do, giá trị cao cũng được nhập khẩu.

Điển hình, trong Báo cáo thường niên năm 19481, Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Tiên đề xuất Ban Kinh tế Nam Bộ ủy quyền cho Ban Kinh tế Tiên phối hợp với “những người thạo đường mật”, sử dụng các loại ghe nhỏ, lẩn tránh địch để xuất khẩu dừa Phú Quốc sang Thái Lan dưới sự tổ chức của chính quyền địa phương. Thời gian tổ chức hoạt động này kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Báo cáo cũng nêu tiền thu được từ việc xuất khẩu dừa sẽ chia 50% cho người chở, còn lại sẽ được chính quyền dùng mua khí hoặc hàng hóa cần thiết cho công cuộc kháng chiến.

Tại Bắc Bộ, mặc địch phong tỏa gắt gao vùng biển nhưng một số thuyền buôn nhân xuất phát từ Trung Quốc vẫn tới được các cửa biển nhỏ tại khu vực Bắc Bộ như Diêm Điền (Thái Bình), Quất Lâm (Nam Định), Lạch Trường (Thanh Hóa), Cửa Hội (Nghệ An)... Tuy nhiên, khối lượng hàng hóa được giao dịch mức thấp, không đáng kể do các tàu buôn này nhỏ, dễ lẩn tránh kiểm soát nhưng khối lượng chuyên chở cũng hạn chế nhằm lẩn tránh sự kiểm soát của địch; khi địch tăng cường càn quét khủng bố, các hoạt động giao thương theo hình thức này bị hủy bỏ.

b) Hoạt động xuất, nhập khẩu sau năm 1950

Chiến thắng bước ngoặt của quân dân ta trong Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 đã buộc quân đội Pháp phải rút bỏ khỏi nhiều vị trí quan trọng trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, mở ra hội đẩy mạnh giao thương giữa ta với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Ngày 03/5/1951, đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Thứ trưởng Bộ Kinh tế Đặng Việt Châu dẫn đầu đã cuộc gặp với đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để thảo luận, đàm phán về việc giao thương hàng hóa giữa hai nước.

Năm 1952, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hiệp định thương mại với Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây được xem hiệp định thương mại quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Theo Hiệp định này, Trung Quốc nhập khẩu nhiều mặt hàng nông, lâm sản từ nước ta như chè, gỗ, hồi, quế, tre, gia súc da gia súc... xuất khẩu sang nước ta các loại máy móc, vải sợi, giấy in, sắt thép, hóa chất, dược phẩm, hàng tiêu dùng... Bên cạnh đó, Trung Quốc còn viện trợ không hoàn lại một số loại hàng hóa, vật tư. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý, điều khiển hoạt động xuất, nhập khẩu tại biên giới Việt Nam - Trung Quốc thông qua các Ty quản xuất, nhập khẩu. Hàng hóa xuất, nhập khẩu phải được chuyển qua các cửa khẩu, gồm: Chi Ma, Đồng Đăng, Bình Nghi (Lạng Sơn); Phục Hòa, Long Định, Sóc Giang (Cao Bằng); Bát Xát (Lào Cai) Thanh Thủy (Hà Giang)2.

Đáng chú ý, trước khi hai nước kết chính thức Hiệp định thương mại, Bộ Ngoại thương Trung Quốc đã chủ động chuyển cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhiều loại hàng hóa cấp thiết. Đến khi Hiệp định thương mại, Trung Quốc mới đề xuất cách thanh toán theo hướng hàng đổi hàng, hai bên cùng hợp tác cân đối hàng để thực hiện việc giao thương thuận lợi.

Đến tháng 01/1953, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục Nghị định thư về mậu dịch tiểu ngạch với Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho phép nhân dân sinh sống dọc biên giới hai nước được đi lại, trao đổi những sản phẩm địa phương, cần thiết hằng ngày. Đến tháng 10/1954, hoạt động xuất, nhập khẩu thông qua tuyến đường sắt giữa hai nước được triển khai.

Bên cạnh đó, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu xây dựng quan hệ ngoại thương với Liên Xô, xúc tiến mở rộng quan hệ thương mại với các nước hội chủ nghĩa khác. Tuy nhiên, giao thương với Trung Quốc vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam thời kỳ này.

Việc mở ra thị trường Trung Quốc dấu mốc lớn trong hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ này. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được đẩy mạnh, nhiều loại hàng hóa sức tiêu thụ thấp trong vùng tạm bị địch chiếm nay được tiêu thụ mạnh tại Trung Quốc. Đơn cử, trong năm 1953, riêng giá trị hàng xuất khẩu sang Trung Quốc do Chính phủ ta thực hiện đã bằng 120% giá trị hàng xuất khẩu từ vùng tự do sang vùng tạm bị địch chiếm. Đặc biệt, xuất khẩu theo đường tiểu ngạch (xuất khẩu của nhân) từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt trạng thái xuất siêu cao như giá trị xuất khẩu gấp 3 lần giá trị nhập khẩu theo đường tiểu ngạch trong năm 19533.

Nhiều mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc, các nước hội chủ nghĩa bạn quốc tế trở nên phổ biến, góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá tại vùng tự do, cũng như giành thắng lợi trước thực dân Pháp trên mặt trận kinh tế.


1. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, phông Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, hồ 453, tờ 8-14.

2. Điều lệ tạm thời số 165/TTg ngày 01/5/1952 của Thủ tướng Chính phủ về quản xuất, nhập khẩu biên giới Việt - Hoa.

3. Xem Viện Hàn lâm Khoa học hội Việt Nam, Viện Sử học, Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Tập 11 (Từ năm 1951 đến năm 1954), Nxb. Khoa học hội, Nội, 2017, tr.313.

3. Hoạt động thương mại giữa vùng tự do và vùng bị địch tạm chiếm, tiến hành bao vây và đấu tranh kinh tế với địch

a) Bao vây, đấu tranh kinh tế với địch

Bao vây, đấu tranh với địch trên mặt trận kinh tế được Chính phủ nói chung, Bộ Kinh tế nói riêng xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiến hành kháng chiến toàn diện, tiến tới giành thắng lợi. Việc nghiêm cấm bán lương thực cho địch1, cấm giao thương hàng hóa ở cả hai chiều mua vào - bán ra với vùng tạm bị địch chiếm2 kết hợp với các chính sách “vườn không nhà trống”, “tiêu thổ kháng chiến” đã khiến quân đội Pháp tập trung tại các thành phố lớn trong những ngày đầu kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn về mặt hậu cần, thiếu hụt lương thực và các loại hàng hóa thiết yếu trầm trọng.

Tuy nhiên, khi lực lượng được bổ sung, thực dân Pháp đã khơi thông được một số trục đường giao thông chính, nối được các khu vực chiếm đóng với nhau cũng như mở rộng phạm vi chiếm đóng ra vùng nông thôn và đã giải quyết được các khó khăn về hậu cần. Các chính sách đấu tranh kinh tế của ta chưa theo kịp tốc độ phát triển thực tế của cuộc chiến và việc thực hiện đổ đồng các chính sách này mà không xét đến sự khác nhau về thực lực kinh tế giữa các vùng tự do, đã khiến nền kinh tế của ta hứng chịu một số thiệt hại.

Sức mua tại các vùng tự do vốn đã thấp, việc cấm buôn bán hàng hóa với vùng tạm bị địch chiếm càng khiến nhiều mặt hàng nông sản như thóc gạo, gia súc... và hàng tiểu thủ công như đồ gỗ, gốm, sứ... không có thị trường tiêu thụ. Trong khi đó, các mặt hàng công nghiệp vốn phổ biến tại vùng tạm bị địch chiếm mà công cuộc kháng chiến có nhu cầu cao như thuốc chữa bệnh, giấy viết, sản phẩm dệt may, đèn pin, bút máy... thì lại rất thiếu và giá cao tại vùng tự do. Điều này dẫn đến tình trạng buôn lậu hàng hóa giữa hai vùng phát sinh với sự tham gia của nhiều người, đặc biệt là có sự tham gia của người dân sống tại các vùng giáp ranh vốn thông thạo các chốt kiểm soát địch - ta, kéo theo đó là sự phức tạp về đảm bảo an ninh quốc phòng.

Ngoài ra, thực dân Pháp còn tạo điều kiện cho những thương nhân buôn hàng hóa xa xỉ, thậm chí tung hàng giả để phá hoại nền kinh tế vùng tự do và thông qua hàng hóa giá trị để thực hiện các thủ đoạn tâm lý chiến.

Xuất phát từ thực tế đó, ngày 16/3/1947, Ngoại thương Cục thuộc Bộ Kinh tế được thành lập theo Sắc lệnh số 29B/SL của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sắc lệnh nêu rõ Chính phủ trực tiếp điều khiển các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá3. Hàng hóa xuất, nhập khẩu được chia thành hai danh mục, một là các hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu và hàng hóa do Chính phủ trực tiếp xuất, nhập khẩu, hai là các hàng hóa mà tư nhân vẫn được xuất, nhập khẩu nhưng phải được Chính phủ cho phép. Tiếp theo, Bộ Kinh tế cũng ban hành Nghị định số 112-BKT ngày 17/7/1947 tạm ấn định những cửa khẩu có hoạt động ngoại thương là Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Thất Khê (Lạng Sơn), Thanh Hóa, Nghệ An. Chi cục Ngoại thương được thiết lập tại những cửa khẩu này để trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất, nhập khẩu. Các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu khác đều coi là trái phép, vi phạm nguyên tắc độc quyền xuất, nhập khẩu của Chính phủ. Các hàng hóa mà Chính phủ độc quyền xuất, nhập khẩu là: vũ khí, chất hóa học, xăng dầu, xe đạp và phụ tùng xe đạp, xe ô tô và phụ tùng xe ôtô, dược phẩm và bông vải sợi.

Tuy nhiên, những chính sách này chưa phát huy tác dụng như kỳ vọng. Các hạn chế bao vây kinh tế địch tiếp tục được xem xét kỹ qua các phiên họp thường kỳ của Bộ Kinh tế và Hội đồng Chính phủ. Bộ Kinh tế đề xuất chủ trương quản lý giao thương hàng hóa giữa hai vùng theo hướng mềm dẻo hơn, không cấm triệt để việc lưu thông hàng hóa nhằm tận dụng nền kinh tế vùng tạm bị địch chiếm để củng cố vùng tự do. Ngày 27/4/1948, Nghị định Liên bộ Kinh tế - Tài chính - Nội vụ - Tư pháp số 101-BKT/BT4 về thể lệ mậu dịch giữa vùng tự do và vùng tạm bị địch chiếm được ban hành. Cùng ngày, Bộ Kinh tế ra Thông tư số 09- KT/TT/NT ấn định các loại hàng hóa được phép lưu thông giữa vùng tự do và vùng tạm bị địch chiếm, cập nhật thêm nhiều loại hàng hóa được phép giao thương, phù hợp hơn theo tình hình thực tế. Đồng thời, Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa việc chống buôn lậu, kinh doanh hàng hóa xa xỉ phẩm chuyển từ vùng tạm bị địch chiếm5. Các Chi cục, Chi điếm Ngoại thương thuộc Ngoại thương Cục được thiết lập tại các cửa ngõ giao thương hàng hóa giữa vùng tự do và vùng tạm bị địch chiếm để kiểm soát hoạt động lưu thông hàng hóa.

Ngày 24/5/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị lập Ủy ban Bao vây kinh tế địch. Chỉ thị nêu rõ: “Hiện nay hàng hóa địch tràn sang ta rất nhiều. Vòng vây kinh tế của ta tỏ ra rất ít kết quả.

Cũng vì thế đồng bạc Việt Nam ở nhiều nơi bị sụt giá, có chỗ sút đến hơn 50%. Đối phó với tình thế ấy, các đồng chí nên đề nghị với các Ủy ban kháng chiến hành chính tổ chức một Ủy ban bao vây kinh tế địch, phối hợp các ngành công an, tình báo, kinh tế, quan thuế, v.v. để bàn định kế hoạch và đôn đốc việc bao vây cho có hiệu quả...”6.

Ngày 12/10/1948, Ban Trung ương bao vây kinh tế địch chính thức được thành lập theo Sắc lệnh số 241/SL của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động đấu tranh với địch trên mặt trận kinh tế. Thành viên gồm Bộ trưởng Bộ Kinh tế là Chủ tịch, đại diện Bộ Tài chính và đại diện Ngân hàng Nhà nước là Ủy viên thường trực, đại diện Bộ Quốc phòng và đại diện Bộ Công an là ủy viên, bộ phận thường trực được đặt tại Bộ Kinh tế. Đến năm 1949, nhiệm vụ của Ban Trung ương bao vây kinh tế địch được giao cho Bộ Kinh tế7.

Theo chủ trương của Sắc lệnh số 241/SL, Phòng Tiếp liệu tại các địa phương được thành lập để tổ chức buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm, thu thuế xuất, nhập khẩu và phòng, chống buôn lậu giữa hai vùng. Các tổ công tác được bố trí ở các vùng giáp ranh, những điểm có những luồng hàng hóa ra vào giữa hai vùng.

Phòng Tiếp liệu sử dụng các thương nhân được cấp phép để thu mua hàng hóa theo các đơn hàng được đặt trước về chủng loại và số lượng, cho phép thương nhân được hưởng mức chênh lệch giá phù hợp. Áp dụng kinh nghiệm và vận dụng biện pháp kết hối, các thương nhân thường đem một lượng hàng hóa từ vùng tự do để bán sang vùng tạm bị địch chiếm để lấy đồng bạc Đông Dương rồi mua hàng đem vào vùng tự do. Phòng Tiếp liệu thanh toán lại cho thương nhân bằng đồng Việt Nam cũng như thu đổi đồng bạc Đông Dương để tạo nguồn ngoại tệ. Các tư liệu sản xuất như máy móc và phụ tùng, nguyên vật liệu như sợi dệt, hóa chất, thuốc nhuộm, thuốc tây, xe đạp, dầu hỏa... là những mặt hàng được ưu tiên thu mua trước hết. Quy định lưu thông và danh mục các loại hàng hóa được phép giao thương giữa vùng tự do và vùng tạm bị địch chiếm cũng dần được cập nhật, bổ sung theo nhu cầu thực tế.

Tuy nhiên, việc thực hiện cứng nhắc các quy định khiến các phòng Tiếp liệu chủ yếu thực hiện việc mua hàng để phục vụ nhu cầu của các cơ quan nhà nước mà chưa coi trọng việc bán hàng của nhân dân vào vùng tạm bị địch chiếm. Điều này khiến phần lớn các mặt hàng lâm, thổ sản, tiểu thủ công nghiệp của vùng tự do bị ứ đọng, không có thị trường tiêu thụ, giá cả sụt giảm. Trong khi đó, hàng công nghiệp tiêu dùng từ vùng tạm bị địch chiếm lại trở nên khan hiếm, giá cả tăng vọt. Hiện tượng chênh lệch giá giữa hàng nông, lâm, thổ sản, tiểu thủ công nghiệp với hàng công nghiệp trở nên trầm trọng tại vùng tự do kể từ năm 1949.

Chủ trương bao vây kinh tế địch được đổi sang đấu tranh kinh tế với địch sau Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (tháng 3/1951). Hội nghị chủ trương: “Không phải là ta đặt một hàng rào ngăn hẳn giữa ta và địch, mà ta vẫn phải mở mang buôn bán với địch, nhưng chỉ cho vào vùng địch những thứ hàng không hại cho ta và đưa ra những thứ hàng cần cho kháng chiến và cần cho đời sống nhân dân”8. Ngay sau đó, Sở Mậu dịch thuộc Bộ Kinh tế được thành lập thay thế cho Ngoại thương Cục và Sở Nội thương, nhằm nâng cao hiệu quả lưu thông hàng hóa nội thương, ngoại thương cũng như đấu tranh kinh tế với địch. Ngày 13/8/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 49/SL quy định chi tiết các quy tắc đấu tranh kinh tế với địch. Phương châm đề ra đối với hoạt động bao vây kinh tế địch được xác định là “bảo vệ độc lập tự chủ, tranh thủ trao đổi có lợi” nhưng phải đảm bảo 4 quy tắc: Nội thương được tự do, ngoại thương phải quản lý; khuyến khích bán hàng ra, hạn chế mua hàng vào; củng cố giá trị tiền tệ và làm cho tài chính quốc gia được dồi dào; và bảo vệ và phát triển sản xuất của ta.

Ngày 15/8/1951, Ban Trung ương bao vây kinh tế địch được giải thể, Ban Trung ương Quản lý xuất, nhập khẩu được thành lập theo Nghị định số 118/TTg của Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ đồng thời kiểm soát xuất, nhập khẩu, kết hối ngoại tệ, quản lý thuế xuất, nhập khẩu nhằm nâng cao hiệu quả xuất, nhập khẩu9. Thay vì quản lý hoạt động giao thương giữa hai vùng theo từng tỉnh, Ban Trung ương Quản lý xuất, nhập khẩu tổ chức quản lý theo từng tuyến giữa vùng tự do và vùng tạm bị địch chiếm, như tuyến Bắc Ninh - Bắc Giang - Quảng Yên, tuyến Thanh Hóa, tuyến Bình Trị Thiên và phân sở tại Nam Bộ.

Tháng 3/1952, Bộ Công Thương triệu tập hội nghị toàn quốc phổ biến chủ trương mới về đấu tranh kinh tế với địch tại Tuyên Quang. Hội nghị nhấn mạnh phải chủ động tăng cường xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu, tích lũy ngoại tệ, đẩy mạnh đấu tranh tiền tệ với địch, bài trừ việc tiêu thụ hàng xa xỉ phẩm.

Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa góp phần khai thác triệt để nguồn lâm, thổ sản vốn rất phong phú tại các vùng tự do để đổi thành các loại hàng hóa dân sinh thiết yếu từ vùng tạm bị địch chiếm, vừa giúp cải thiện đời sống, vừa góp phần thúc đẩy sản xuất trong nhân dân. Việc thu mua hàng sẵn có trong nhân dân dần phát triển thành tổ chức sản xuất, khai thác hàng hóa chuyên biệt phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, nguyên tắc “xuất trước, nhập sau, có xuất mới được nhập hàng” được áp dụng phổ biến, nhằm thúc đẩy thương nhân khai thác hàng hóa tại vùng tự do đưa vào vùng tạm bị địch chiếm nhiều nhất có thể.

Danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu dần được mở rộng sang cả các mặt hàng dân sinh như vải, bút máy, đèn pin... thay vì chỉ tập trung vào các mặt hàng phục vụ cơ quan nhà nước như trước đây. Điều này đã giúp giải quyết triệt để tình trạng khan hiếm hàng công nghiệp tiêu dùng, xóa bỏ nạn buôn lậu và chợ đen, cải thiện chất lượng cuộc sống tại vùng tự do và nâng cao tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Hoạt động xuất khẩu phát triển còn giúp tăng cường đáng kể nguồn ngoại tệ rất cần thiết cũng như tăng nguồn thu thuế cho ngân sách.

bảng 16 Nguồn: Viện Kinh tế học: Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945 - 1954), Sđd, tr.259, 262.

bảng 17 Nguồn: Viện Kinh tế học: Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945 - 1954), Sđd, tr.259, 262.

Tuy nhiên, chủ trương chung vẫn là hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất của vùng tự do, không nhập những hàng hóa mà vùng tự do đã sản xuất được như giấy viết, đường... dù chất lượng có thể kém hơn. Mặt khác, việc kiểm soát chặt nhập khẩu, đặc biệt cấm nhập khẩu hàng xa xỉ phẩm, còn nhằm ngăn chặn thất thoát ngoại tệ, ngăn chặn các thủ đoạn tâm lý chiến của địch.

Trong việc giao thương hàng hóa giữa hai vùng, bộ phận thương nhân đóng vai trò quan trọng. Phần lớn thương nhân tự vận chuyển hàng hóa, hòa lẫn vào dòng người ra vào vùng tạm bị địch chiếm. Một số thương nhân có tín nhiệm cao còn đóng vai trò cầu nối, kết nối Sở Mậu dịch với các hãng buôn lớn tại vùng tạm bị địch chiếm để thu mua các hàng hóa quan trọng như vũ khí, thuốc tây... Hoạt động của Sở Mậu dịch trong thời kỳ này diễn ra nhịp nhàng, sôi động. Để hỗ trợ các thương nhân, Sở Mậu dịch bố trí một số kho hàng gần các cửa khẩu để nhanh chóng cung ứng hàng xuất đi cũng như nhận hàng chuyển vào từ các thương nhân.

Thực tế cho thấy, cách tiếp cận mới về đấu tranh kinh tế với địch đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Giá trị hàng hóa xuất khẩu ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh kể từ năm 1951, cán cân sức mạnh kinh tế dần nghiêng về phía ta. Cụ thể, giá trị hàng hóa xuất khẩu của khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (từ tỉnh Quảng Bình trở ra) trong năm 1953 tăng tới 168% so với năm 1952; và trong 10 tháng đầu năm 1954 tăng 123% so với cùng kỳ năm 195310.

b) Phá hoại kinh tế địch

Ngoài việc bao vây, đấu tranh với địch trên phương diện thương mại, hoạt động phá hoại các cơ sở công nghiệp của thực dân Pháp cũng được tích cực thực hiện nhằm hạn chế sức mạnh kinh tế của các vùng tạm bị địch chiếm, góp phần bảo vệ nền kinh tế tại vùng tự do.

Mặc dù đã chiếm được các thành phố và khu công nghiệp lớn từ năm 1947, nhưng hoạt động sản xuất của thực dân Pháp tại những khu vực này gần như bị tê liệt bởi các hoạt động phá hoại, bất hợp tác của quần chúng nhân dân yêu nước. Công nhân làm việc tại các vùng tạm bị địch chiếm đã đấu tranh kiên cường, triệt để phá hoại sản xuất dưới nhiều hình thức như bãi công, lãn công, phá hủy máy móc, vật liệu sản xuất...

Điển hình, công nhân tại nhiều mỏ khai khoáng ở Mạo Khê, Uông Bí, Tuyên Quang, Thái Nguyên đã đặt mìn đánh sập nhiều hầm lò. Trong khi đó, công nhân của nhiều cơ sở cơ khí quan trọng tại Sài Gòn như Nhà máy Đóng tàu Ba Son, Hãng xây lắp Eiffel Asia... đã phá hủy vật liệu, gây lỗi, trì hoãn quá trình đóng, sửa chữa tàu, thuyền. Nhiều dụng cụ sản xuất cần thiết cũng được công nhân bí mật tháo gỡ, gửi ra ngoài vùng tự do, hỗ trợ đắc lực cho các công binh xưởng sản xuất vũ khí tiêu diệt địch. Các cơ sở sản xuất của giới chủ Pháp thường xuyên bị ngưng hoạt động do công nhân tại các nhà máy điện cố tình gây ra lỗi khiến việc vận hành mất nhiều thời gian mới có thể khôi phục lại. Trong khi đó, các kho hàng, vật tư đối mặt với tình trạng bị đốt phá.

Sản lượng của các cơ sở công nghiệp quan trọng đặt tại Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Sài Gòn suy giảm nghiêm trọng so với thời kỳ trước ngày kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Các đồn điền canh tác cây công nghiệp quan trọng như cao su, bông, thuốc lá... cũng bị phá hoại triệt để khiến diện tích canh tác và sản lượng thu hoạch sụt giảm.

Các tuyến đường giao thông chính cũng được nhân dân đào các rãnh, xen kẽ hoặc tạo ra các chướng ngại vật lớn khiến chỉ có phương tiện thô sơ di chuyển được. Hoạt động di chuyển đường thủy bị cản trở bởi nhiều kè và cọc; trong khi đó, nhiều đoạn đường ray, tà vẹt đường sắt thường xuyên bị bóc dỡ. Điều này không chỉ ngăn trở hoạt động vận chuyển quân sự của địch mà còn khiến giao thương kinh tế giữa các vùng tạm bị địch chiếm gặp nhiều khó khăn. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch trên mặt trận phá hoại diễn ra rất quyết liệt. Ta phá, địch sửa lại, ta lại tiếp tục phá từ chỗ này sang chỗ khác. Mặc dù bị địch đàn áp, trả thù tàn bạo những vẫn không thể dập tắt các hoạt động phá hoại. Các khu vực hậu phương của địch đã trở thành tiền phương của ta.

Khi quân đội Pháp liên tiếp thất bại tại các chiến dịch quân sự lớn, thì hàng loạt doanh nghiệp Pháp ngưng đầu tư, chuyển hướng kinh doanh sang ngắn hạn, chộp giật và bắt đầu rút vốn sang các thị trường khác kể từ năm 1949. Điều này càng khiến hoạt động kinh tế tại các vùng bị địch tạm chiếm trở nên suy yếu.


1. Sắc lệnh số 6/SL ngày 05/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

2. Sắc lệnh số 222/SL ngày 20/8/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

3. Nếu xét theo biên giới quốc gia thì hoạt động xuất, nhập khẩu trong thời kỳ này thực chất cũng chỉ là hoạt động giao thương hàng hóa nội địa, giữa vùng tự do và vùng tạm bị địch chiếm. Tuy nhiên, nếu xét theo các hoàn cảnh đặc biệt, sự chia cắt theo thế cài răng lược giữa lãnh thổ do chính quyền cách mạng kiểm soát và khu vực tạm bị địch chiếm thì có thể coi như là hoạt động xuất, nhập khẩu.

4. Tổng cục Hải quan: Hải quan Việt Nam - Những sự kiện 1945 - 2015, Nxb. Tài chính, Hà Nội, 2015, tr.21.

5. Sắc lệnh số 192/SL ngày 28/5/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc cấm buôn bán, chuyên chở hàng xa xỉ phẩm ngoại hóa trong toàn cõi Việt Nam.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.9, tr.142.

7. Sắc lệnh số 58/SL ngày 18/6/1949 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.12, tr.505.

9. Theo Điều lệ tạm thời số 115/TTg ngày 15/8/1951 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất, nhập khẩu, hàng hóa đưa ra vùng tạm bị địch chiếm gọi là hàng xuất khẩu, hàng hóa đưa vào vùng tự do gọi là hàng nhập khẩu.

10. Viện Kinh tế học: Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945 - 1954), Sđd, tr.259.

5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, đội ngũ cán bộ phụ trách kinh tế, kỹ thuật của ta vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên môn, cũng như kinh nghiệm trong bối cảnh đặc thù của cuộc kháng chiến, khiến nhiều chính sách điều hành kinh tế của ta chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.

Nhằm giải quyết vấn đề này, năm 1948, khi tình hình giữa ta và địch dần ổn định hơn, Bộ trưởng Kinh tế Phan Anh đề xuất mở hai khóa đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, tuyển học viên từ các liên khu trên cả nước với yêu cầu đầu vào là ít nhất đã có bằng Thành chung1 dưới thời chính quyền thuộc địa hoặc tương đương. Thời gian khóa học diễn ra trong 6 tháng, sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được sát hạch và xếp vào ngạch Tham sự kinh tế. Đây là cấp công chức cao thứ 3 trong hệ thống 5 ngạch công chức2 thời bấy giờ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cho thấy chủ trương thu hút, trọng dụng và đãi ngộ trí thức của Bộ Kinh tế để nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế.

Tuy nhiên, đây được xem là vấn đề rất mới trong thời kỳ này và có hàng loạt khó khăn phát sinh như nguồn kinh phí để mở khóa đào tạo, chương trình giảng dạy, đội ngũ giảng viên... Kế hoạch đào tạo này phải trình Hội đồng Chính phủ xem xét, quyết định và mức kinh phí dự kiến tương đương quy đổi 4.000 kg thóc. Do đó, có nhiều ý kiến phản đối, cho rằng việc đào tạo cán bộ quản lý kinh tế là chưa cần thiết khi cuộc kháng chiến còn nhiều ưu tiên hơn. Các cuộc tranh luận xung quanh chủ trương này kéo dài, căng thẳng; cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có kết luận theo hướng tán thành chủ trương của Bộ Kinh tế. Nhờ đó, việc tổ chức hai khóa đào tạo được khơi thông và nhận được kinh phí cần thiết để triển khai.

Do cuộc chiến tranh khốc liệt, chỉ các học viên từ tỉnh Quảng Trị trở ra mới có điều kiện tham gia khóa đào tạo tại chiến khu Việt Bắc. Tuy nhiên, hai khóa đào tạo vẫn thu hút được đông đảo thanh niên trí thức, có trình độ học vấn cao so với mặt bằng xã hội, lên tới gần 100 học viên. Chương trình đào tạo gồm những vấn đề cơ bản về kinh tế học, tổ chức - quản lý kinh tế, các chủ trương, chính sách kinh tế của Chính phủ, địa lý kinh tế Việt Nam, thống kê, kế toán kép, cũng như các vấn đề thời sự và chính trị.

Các giảng viên tham gia giảng dạy là các cán bộ có kinh nghiệm, chuyên môn cao đang phụ trách các cơ quan xung quanh địa bàn Bộ Kinh tế. Cục trưởng Cục Ngoại thương Lưu Văn Đạt là Hiệu trưởng và Thứ trưởng Bộ Kinh tế Bùi Công Trừng là Chính trị viên của hai khóa đào tạo. Địa điểm lớp học được tổ chức trong rừng Kha Sơn Hạ (Phú Bình, Thái Nguyên) và Sơn Thanh (Tam Dương, Vĩnh Yên) nhằm tránh các đợt càn của địch. Lớp không có bàn ghế, học viên phải mang một mặt gỗ phẳng, kê lên đùi làm bàn ghi chép. Tuy điều kiện vật chất thiếu thốn nhưng tất cả học viên đều hăng say học tập, giảng viên dốc sức truyền đạt kiến thức. Kỳ thi sát hạch cuối khóa được tổ chức bài bản, nghiêm ngặt.

Các học viên tốt nghiệp được bổ sung về Bộ Kinh tế hoặc về lại địa phương nơi đã cử đi học để phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Có thể xem hai khóa học này là nơi tạo nguồn cán bộ khung quý báu cho hoạt động quản lý kinh tế của Chính phủ Việt Nam thời kỳ này. Nhiều học viên sau này đã có những đóng góp lớn, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan quản lý kinh tế của Nhà nước tại Trung ương và địa phương.

Cũng trong năm 1948, Bộ Kinh tế tổ chức khóa đào tạo về Pháp lý tại Tam Đảo (Vĩnh Yên) nhằm tạo nguồn cán bộ có chuyên môn về công tác pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý kinh tế. Học viên được tuyển chọn là những người đã có bằng Tú tài3. Giảng viên giảng dạy là các luật sư đã từng được đào tạo bài bản và các cán bộ chính trị cao cấp. Bộ trưởng Kinh tế Phan Anh trực tiếp giảng dạy môn Công pháp quốc tế. Luật sư Đỗ Xuân Sảng là Hiệu trưởng. Tuy nhiên, do quân đội Pháp đánh chiếm khu vực Tam Đảo, nên khóa đào tạo buộc phải giải thể.

Tiếp nối thành công của hai khóa đào tạo quản lý kinh tế đầu tiên, đầu năm 1950, Bộ Kinh tế tiếp tục tổ chức lớp bồi dưỡng về kinh tế cho hơn 40 học viên là cán bộ thuộc các cơ quan đóng tại Mãn Hóa (Sơn Dương, Tuyên Quang). Chương trình học tương tự như khóa đào tạo quản lý kinh tế, thời gian đào tạo trong ba tháng. Kết thúc khóa học, học viên cũng phải tham gia thi sát hạch để đánh giá chất lượng học tập.

Bên cạnh các khóa học đào tạo, lớp bồi dưỡng được tổ chức chính quy, đội ngũ cán bộ tại nhiều cơ quan thuộc Bộ Kinh tế đẩy mạnh thực hiện công tác tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, người biết nhiều bồi dưỡng người biết ít, tự đào tạo lẫn nhau theo hình thức “cầm tay, chỉ việc”. Ngay tại các liên khu, các tỉnh cũng tổ chức các lớp hướng dẫn kinh tế cho cán bộ của huyện, xã. Riêng tại Liên khu V, tính đến cuối năm 1949, đã có 50% cán bộ kinh tế huyện và 30% cán bộ kinh tế xã được học những lớp này. Liên khu V cũng mở riêng lớp đào tạo cán bộ kinh tế miền núi, gọi là Lớp kinh tế Thượng du.

Cũng trong năm 1948, do thiếu lực lượng cán bộ kỹ thuật nên ngành Công Thương đã mở Trường Cán bộ kỹ thuật Trung Bộ đặt tại xã Đồng Thanh, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Đây là Trường Cao đẳng Kỹ thuật đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trường đào tạo cán bộ kỹ thuật cho ngành Cơ khí và Đúc - Luyện kim, để bổ sung kịp thời cho các công binh xưởng, xí nghiệp kinh tế.

Trong những năm 1952 - 1954, hàng loạt lớp đào tạo sâu về công tác thu mua lâm, thổ sản, quản lý sản xuất tiểu thủ công nghiệp... được tổ chức dành cho đội ngũ cán bộ mậu dịch, góp phần nâng cao hiệu quả và mở rộng hệ thống mậu dịch quốc doanh.

Đặc biệt, từ sau khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc chính thức được thiết lập và tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc được khơi thông trong năm 1950, Chính phủ đã chủ trương cử nhiều cán bộ sang Trung Quốc và Liên Xô để được đào tạo chuyên sâu về quản lý kinh tế, kỹ thuật điện, khai thác khoáng sản... nhằm phục vụ cho công cuộc kiến thiết sau này.

Câu chuyện về người hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Cộng hòa Pháp cùng phái đoàn của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Phôngtennơbờlô (từ ngày 31/5/1946 đến ngày 10/9/1946). Kỹ sư Võ Quý Huân được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn cùng 3 trí thức (Phạm Quang Lễ, Võ Đình Quỳnh và Trần Hữu Tước) về nước phụng sự Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh tâm sự: “Sớm muộn gì cuộc chiến tranh Việt - Pháp sẽ không tránh khỏi, chú Phạm Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa), chú Võ Quý Huân về nước sẽ chế tạo được vũ khí đánh giặc, chú Trần Hữu Tước bào chế thuốc men, đó là những yêu cầu khẩn thiết nhất lúc này”.

Tháng 4/1947, sau ngày toàn quốc kháng chiến, kỹ sư Võ Quý Huân được cử về làm Giám đốc Sở Khoáng chất kỹ nghệ Trung bộ; Tổng thư ký Hội đồng sản xuất kỹ nghệ miền Nam và Liên khu IV; Chủ nhiệm tập san Kỹ nghệ, đồng thời nghiên cứu và sản xuất gang, thép để phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ông là người đầu tiên trực tiếp thiết kế và xây dựng các lò cao luyện gang, luyện thép với nguyên, nhiên liệu trong nước.

Do thiếu lực lượng cán bộ kỹ thuật, ông đề nghị cấp trên cho mở Trường Đào tạo cán bộ kỹ thuật cho ngành Cơ khí và Đúc - Luyện kim, để bổ sung kịp thời cán bộ kỹ thuật cho các công binh xưởng, xí nghiệp kinh tế. Trường Cán bộ kỹ thuật Trung bộ đặt tại xã Đồng Thanh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Đây là Trường Cao đẳng kỹ thuật đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Với vai trò là Hiệu trưởng, ông đã biên soạn chương trình đào tạo và trực tiếp giảng dạy. Khóa 1 năm 1948 có 22 học viên, sau này đã trở thành lực lượng nòng cốt cho việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp nặng của đất nước... điển hình như Giáo sư Hà Học Trạc - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Kỹ sư Hoàng Bình - Nguyên Thứ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim, Kỹ sư Nguyễn Văn Hựng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim...

Trong bức thư gửi Bác sĩ Trần Hữu Tước tại Việt Bắc ngày 20/9/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “... Nói để chú biết, chú mừng: Tôi vẫn mạnh khỏe luôn. Mấy anh em cùng về một lần với chúng ta; chú Nghĩa và chú Huân làm việc rất hăng hái và đắc lực, đã giúp sức rất nhiều trong công việc kháng chiến”4.


1. Chứng chỉ tốt nghiệp bậc Cao đẳng Tiểu học dưới thời chính quyền thuộc địa. Người có bằng Thành chung có thể theo học lên bậc Trung học, tức bậc Tú tài.

2. Sắc lệnh số 188/SL ngày 29/5/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về chế độ công chức mới, thang lương chung cho các ngạch và các hạng công chức Việt Nam.

3. Chứng chỉ tốt nghiệp bậc Trung học dưới thời chính quyền thuộc địa. Người có bằng Tú tài có thể vào các đại học ở Đông Dương hoặc Pháp.

4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.247.

Danh mục

Tùy chỉnh