III. THƯƠNG MẠI

chợ Dân sinh

Chợ Dân Sinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/12/1985 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

cửa hàng mậu dịch

Cửa hàng mậu dịch quốc doanh những năm đầu thập kỷ 1980 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

nhập khẩu cảng HP

Nhập khẩu hàng tại Cảng Hải Phòng tháng 10/1977 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

III. THƯƠNG MẠI

chợ Dân sinh

Chợ Dân Sinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/12/1985 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

cửa hàng mậu dịch

Cửa hàng mậu dịch quốc doanh những năm đầu thập kỷ 1980 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

nhập khẩu cảng HP

Nhập khẩu hàng tại Cảng Hải Phòng tháng 10/1977 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

4. Cải tiến quản lý công nghiệp

Báo cáo về tình hình công nghiệp tiêu dùng và công nghiệp địa phương, tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IV họp từ ngày 15/8 đến ngày 23/8/1979, lần đầu tiên đề cập đến quyền chủ động của cơ sở, đến thành phần kinh tế cá thể, đến sản xuất bung ra: “mở rộng quyền chủ động hợp lý của các ngành, các địa phương và cơ sở (kể cả quốc doanh, tập thể và cá thể) trong sản xuất, kinh doanh nhằm làm cho sản xuất “bung ra” để có nhiều hàng hóa cho xã hội”1.

bí thư Nguyễn Văn Linh

Tiếp đó, tại Đề cương kết luận Hội nghị Trung ương 6 khóa IV nêu tinh thần kết hợp ba lợi ích Nhà nước, tập thể và người lao động. Hội nghị Trung ương 6 cũng ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về hàng công nghiệp tiêu dùng và công nghiệp địa phương, khẳng định: “Phải tận dụng các thành phần kinh tế: quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể, cá thể, kể cả tư sản được kinh doanh hợp pháp”2.

Sau đó, ngày 21/01/1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25-CP về một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa IV, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao, Chính phủ khuyến khích xí nghiệp chủ động tiếp cận thị trường, đa dạng hóa sản xuất, phát triển thêm sản phẩm chính, sản phẩm phụ và dịch vụ công nghiệp. Kế hoạch mới là sự kết hợp giữa kế hoạch và thị trường, gồm ba phần: Kế hoạch A: thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh do Nhà nước quyết định và được Nhà nước đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào, sản phẩm làm ra phải bán cho Nhà nước theo giá quy định; Kế hoạch B: do xí nghiệp tự lo vật tư để tận dụng khai thác các năng lực sản xuất của mình (như máy móc, nhà xưởng và lao động), sản phẩm làm ra phải bán cho Nhà nước, nhưng giá thành được tính theo giá mua vật tư, nên lợi nhuận định mức được tăng lên gấp 2 - 4 lần so với định mức lợi nhuận của kế hoạch A; Kế hoạch C: kế hoạch sản xuất phụ do xí nghiệp tự tổ chức làm thêm để tận dụng lao động và cải thiện thu nhập cho công nhân, không nằm trong nhiệm vụ sản xuất được giao, sản phẩm làm ra được quyền tiêu thụ trên thị trường. Trong phân phối lợi nhuận, đối với kế hoạch B: nộp vào ngân sách nhà nước 20%; 80% còn lại được sử dụng cho quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi tập thể. Đối với kế hoạch C: 15% lợi nhuận nộp vào ngân sách nhà nước, xí nghiệp được sử dụng 85%, trong đó sử dụng cho quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tập thể theo tỷ lệ do giám đốc xí nghiệp bàn bạc thỏa thuận với công đoàn để quyết định.

Cũng trong ngày 21/01/1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng các hình thức tiền thưởng trong đơn vị sản xuất, kinh doanh của Nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa ba loại lợi ích: lợi ích của Nhà nước, lợi ích của đơn vị cơ sở, lợi ích của cá nhân người lao động; đặc biệt chú ý đến lợi ích chính đáng của người lao động để khuyến khích sản xuất.

Tiếp đó, ngày 25/8/1982, Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định số 146-HĐBT sửa đổi, bổ sung Quyết định số 25-CP ngày 21/01/1981 theo hướng tăng thêm quyền chủ động của các xí nghiệp quốc doanh, trên ba lĩnh vực.

Đối với vật tư: “Các xí nghiệp không được Nhà nước cung ứng đủ vật tư chủ yếu thì được quyền chủ động tìm thêm vật tư, nguyên liệu từ các nguồn khác nhau, kể cả vay ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước để nhập nguyên liệu, phụ tùng”.

phân xưởng máy khâu

Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm phân xưởng sản xuất của Xí nghiệp Sản xuất máy khâu Thăng Long, năm 1982 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Đối với kế hoạch: “Xí nghiệp được xây dựng thêm phần kế hoạch bổ sung trên cơ sở tự tìm kiếm vật tư để sản xuất ra những sản phẩm chính hoặc sản phẩm do khách hàng gia công đặt hàng hoặc mở rộng thêm các công việc có tính chất công nghiệp”.

Đối với tiêu thụ sản phẩm: “Với hàng tiêu dùng thuộc sản phẩm phụ mà các tổ chức thương nghiệp quốc doanh không nhận tiêu thụ thì xí nghiệp được tự tổ chức tiêu thụ theo giá đã đăng ký và được duyệt, nhưng phải nộp thuế cho Nhà nước”.

Các quyết định trên đã góp phần làm giảm bớt sự tập trung quan liêu bao cấp trong cơ chế quản lý nhà nước đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, tạo điều kiện cho sự “bung ra” mạnh mẽ của sản xuất. Điều quan trọng là từ đây đã gợi mở ra hướng đổi mới không chỉ trong công tác kế hoạch hóa, mà cả trong các lĩnh vực giá cả, lợi nhuận, các biện pháp khuyến khích vật chất trong cơ chế quản lý kinh tế công nghiệp quốc doanh giai đoạn tiếp theo.

Chiến dịch 62 triệu bao thuốc lá trong một tháng

Những năm 1978 - 1980, Xí nghiệp Liên hiệp Thuốc lá miền Nam vô cùng thiếu thốn nguyên liệu. Xí nghiệp phải tổ chức cho công nhân đi trồng thuốc lá và đến tận nơi cùng thu hoạch, phơi sấy. Khó khăn đủ thứ, đến năm 1980, nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng. Tới tháng 11 mà mới đạt 60% kế hoạch năm, còn thiếu 62 triệu bao.

Ngày 29/11/1980, ông Võ Văn Kiệt lúc đó là Bí thư Thành ủy đã trực tiếp xuống Nhà máy nắm tình hình. Sau khi nghe báo cáo tình hình thực tế, ông cho phép Xí nghiệp thay đổi cơ chế điều hành sản xuất. Tất cả các khâu quản lý mang tính chất hành chính trung gian, làm chậm tiến trình sản xuất được xóa bỏ; đồng thời đề nghị các ngành này phải ưu tiên giải quyết ngay những vướng mắc, tạo điều kiện cho xí nghiệp thực hiện chiến dịch sản xuất 62 triệu bao thuốc lá trong tháng 12/1980.

Ngày 29/11/1980, Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt đã trực tiếp đến phát động chiến dịch một tháng sản xuất 62 triệu bao thuốc lá. Ông nói: “Phải kịp thời phát huy khí thế lao động vừa mới bùng lên và những chuyển biến tích cực trong cán bộ, công nhân. Lấy tháng 12 làm cao điểm. Làm sao cho sản lượng tháng 12 đạt được 62 triệu bao thuốc lá còn lại của kế hoạch năm, để bù đắp những tháng qua không sản xuất...”. Ông cũng hứa sẽ góp phần tháo gỡ kịp thời những khó khăn của xí nghiệp như vật tư, xăng dầu, giấy, bao bì, tiền mặt và phương tiện đưa rước công nhân. Ông căn dặn cán bộ và công nhân xí nghiệp trong chiến dịch này phải coi sản xuất như chiến đấu ở mặt trận. Đồng thời, ông triệu tập cuộc họp chỉ đạo bên Xí nghiệp Giấy Tân Mai cung cấp giấy, Nhà in Liksin in nhãn, Sở Thương mại thì giúp bữa ăn cho công nhân. Suốt tháng 12 đó, máy chạy liên tục không ngừng, đúng ngày 31/12/1980 thì bao thuốc lá thứ 62 triệu ra đời, hoàn thành kế hoạch năm.

Sau chiến dịch ấy, Xí nghiệp bắt đầu tính tiền lương theo đơn vị sản phẩm, bữa ăn công nhân cũng được tính toán lại, nhờ vậy họ hăng say làm việc, năng suất tăng. Đời sống công nhân được cải thiện, Công ty cũng có tiền để chủ động nhập nguyên - phụ liệu. Cũng vào thời kỳ này, Thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị Trung ương cho các xí nghiệp xuất nhập khẩu được trực tiếp giao dịch với khách hàng sau khi hoàn thành chỉ tiêu xuất đại ngạch cho Trung ương theo kế hoạch.

Nguồn: Báo Người lao động.

Mặc dù vậy, sau một thời gian thực hiện, nhiều vấn đề trong quyền tự chủ của xí nghiệp vẫn chưa được bảo đảm, nên Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa V (tháng 7/1984) đã chỉ rõ tác hại của tệ quan liêu, bao cấp, bảo thủ, trì trệ trong cơ chế quản lý kinh tế và tình trạng cục bộ. Cơ chế quản lý còn mang nặng tính chất quan liêu, bao cấp; còn nhiều gò bó với cơ sở và địa phương, chưa phát huy mạnh mẽ tính chủ động, sáng tạo của cơ sở và địa phương; hạch toán kinh tế mang tính chất hình thức, không phản ánh đúng thực chất hiệu quả của sản xuất - kinh doanh; nhiều chính sách, nhất là các chính sách giá, lương, tài chính, tín dụng... mang nặng tính chất bao cấp, cứng nhắc; không phù hợp với thực tế, chưa gắn trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ với lợi ích của người lao động, cũng như của từng đơn vị, từng ngành, từng địa phương.

Trên cơ sở nhận định ấy, Nghị quyết Trung ương 6 khóa V quyết định cải tiến quản lý kinh tế theo hai hướng: Thứ nhất, sắp xếp và tổ chức lại sản xuất. Theo đó, các bộ, địa phương cùng với cơ sở sắp xếp lại các xí nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương, nhằm khắc phục tình trạng phân tán, chia cắt và chồng chéo. Kiện toàn các tổ chức liên hiệp sản xuất với hình thức và quy mô phù hợp với điều kiện tích tụ và chuyên môn hóa sản xuất. Thứ hai, cải tiến cơ chế quản lý các đơn vị cơ sở sản xuất trên ba mặt: (1) Về kế hoạch hóa, mở rộng quyền hạn và trách nhiệm của xí nghiệp trong xây dựng kế hoạch, bảo đảm kế hoạch thực sự được xây dựng từ cơ sở. (2) Về cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, phải bảo đảm cung ứng vật tư, năng lượng cho xí nghiệp, đồng thời, xí nghiệp phải giao nộp sản phẩm đầy đủ theo kế hoạch, nếu tổ chức tiêu thụ không nhận theo đúng hợp đồng thì xí nghiệp có quyền bán cho những cơ quan, xí nghiệp khác. (3) Về chế độ tự chủ tài chính, khi giao nộp sản phẩm, xí nghiệp được thanh toán bằng giá bán buôn xí nghiệp, có lợi nhuận thỏa đáng; để lại cho xí nghiệp một phần quỹ khấu hao cơ bản và tỷ lệ lợi nhuận cao hơn để xí nghiệp có khả năng khôi phục tài sản cố định, tiến hành đầu tư chiều sâu và bổ sung vốn lưu động.

Thời kỳ này, Nhà nước đã tiến hành tổ chức lại sản xuất công nghiệp, thành lập nhiều công ty và liên hiệp xí nghiệp trong các ngành công nghiệp. Các xí nghiệp quốc doanh đã được giao thêm quyền tự chủ và nhận được các khuyến khích vật chất nhiều hơn; đồng thời Nhà nước cũng có thái độ cởi mở hơn đối với doanh nghiệp tư nhân và tự do hóa sản xuất, thị trường. Việc ban hành Điều lệ Xí nghiệp mới có tác dụng mở rộng trách nhiệm, quyền hạn tự chủ sản xuất - kinh doanh cho các đơn vị cơ sở. Nhiều địa phương cũng đã giới thiệu mặt hàng mới và nơi giao dịch để các xí nghiệp có thể trao đổi vật tư, thiết bị thừa không dùng đến và biết được các khả năng hợp tác sản xuất của nhau.


1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.40, tr. 265, 381.

1. Cải tạo thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam

Nội thương miền Nam trong 20 năm 1955 - 1975 gắn với sự viện trợ ồ ạt hàng tiêu dùng từ nước ngoài. Chức năng của nội thương chủ yếu là kết nối, vận chuyển, tiêu thụ hàng viện trợ nhập khẩu. Tư nhân nắm quyền chi phối hàng hóa vật tư cho sản xuất và hàng tiêu dùng. Nhìn chung, sự phát triển của thương mại miền Nam gắn với sự viện trợ của hàng nhập khẩu hơn là gắn với sản xuất trong nước. Vì vậy, sau giải phóng năm 1975, viện trợ không còn nữa, nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và hàng tiêu dùng thiết yếu đột ngột khan hiếm.

Trong khi đó, nội thương miền Bắc, chủ yếu là thương nghiệp quốc doanh, có chức năng phục vụ xã hội là chủ yếu. Hoạt động của thương nghiệp luôn mang tính hai chiều, cung cấp vật tư cho nông nghiệp và thu mua nông sản; cung cấp vật tư, nguyên, nhiên liệu cho sản xuất công nghiệp và thu mua hàng công nghiệp. Mục đích cuối cùng là phục vụ sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội bằng hình thức phân phối theo kế hoạch, theo định lượng. Với tư tưởng “Nhà nước phải lo cho dân”, khi thống nhất đất nước, chúng ta quyết định cải tạo thương nghiệp tư bản tư doanh miền Nam, nhằm nắm nguồn hàng vào tay thương nghiệp quốc doanh để phân phối cho sản xuất và đời sống. Để thực hiện nhiệm vụ này, hàng vạn cán bộ ngành Thương mại, bao gồm Nội thương, Ngoại thương và Vật tư đã được điều động cho miền Nam. Trong đó, nhiều cán bộ cốt cán đã được giao nhiệm vụ khẩn trương xây dựng khung các cơ quan quản lý cấp sở, ty để vào tiếp quản và xây dựng mạng lưới thương mại ở các thành phố, các tỉnh phía Nam. Tháng 5/1975, Tổng nha Nội thương ra đời và ngày 26/5/1975; thành lập Sở Thương nghiệp thành phố Sài Gòn mới giải phóng. Tiếp sau đó là các ty thương nghiệp của các tỉnh, thành phố khác cũng được thành lập. Đến cuối năm 1976, đã thành lập được 2 tổng công ty và 10 công ty thương nghiệp bán buôn toàn miền Nam, gần 60 công ty thương nghiệp tỉnh với trên 500 cửa hàng.

Bộ Nội Thương quyết định cử đoàn cán bộ lấy từ các sở nội thương từ Quảng Bình trở ra, mỗi sở 2 người đã tốt nghiệp đại học chi viện cho các tỉnh từ Quảng Trị đến Kiên Giang để đào tạo cấp tốc các khóa 3 tháng, 6 tháng cho mậu dịch viên. Hoạt động này góp phần tích cực hình thành mạng lưới thương nghiệp và cải tạo thương nghiệp trong những năm đầu thống nhất đất nước.

Ngày 25/6/1976, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội chung cả nước, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã nhấn mạnh: “Đối với tư bản thương nghiệp tư nhân và tiểu thương, cần tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa bằng những hình thức thích hợp, chuyển bộ phận lớn sang sản xuất, đồng thời phải ra sức phát triển hệ thống thương nghiệp quốc doanh rộng khắp, đủ sức nắm và tổ chức phân phối tốt những tư liệu sinh hoạt thiết yếu đến tận tay người tiêu dùng”1.

Ngày 15/7/1976, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 254-NQ/TW về những công tác trước mắt ở miền Nam, nêu phương hướng cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh là: “từng bước đẩy lùi và xóa bỏ giai cấp tư sản, trước hết là tư sản thương nghiệp”2; “Hiện nay, tuy Nhà nước đã nắm được một bộ phận quan trọng vật tư hàng hóa thiết yếu, nhưng chưa hoàn toàn làm chủ được thị trường; tình trạng đầu cơ, tích trữ gây ra biến động giá cả làm tác hại đến sản xuất và đời sống. Do đó, trong thời gian trước mắt, nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa công thương nghiệp tư bản tư doanh là phải nhằm trước hết vào thương nghiệp tư bản chủ nghĩa”3. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 25/9/1976, Chính phủ ra Tuyên bố về chính sách đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam. Ngày 12/4/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 100-CP ban hành chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư nhân ở các tỉnh phía Nam. Hình thức cải tạo được tiến hành như sau:

- Chuyển tư sản thương nghiệp và những người buôn bán nhỏ sang sản xuất là biện pháp chủ yếu để cải tạo thương nghiệp tư nhân.

- Đối với thương nghiệp tư bản tư doanh, nói chung, Nhà nước không đặt vấn đề công tư hợp doanh. Song, cá biệt có những hộ có phương tiện kinh doanh tốt mà từ trước đến nay vẫn ủng hộ cách mạng và chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách của Nhà nước thì có thể tiến hành công tư hợp doanh theo hình thức định lãi.

- Có thể lựa chọn để sử dụng một số nhà tư sản thương nghiệp làm đại lý bán lẻ hàng hóa cho thương nghiệp quốc doanh nhưng phải có biện pháp kiểm soát và quản lý chặt chẽ.

- Đối với một số người buôn bán nhỏ còn được tạm thời tiếp tục kinh doanh, thì tổ chức họ lại thành những hình thức thích hợp như tổ thương nghiệp, tổ mua bán hàng...

Mục đích cao nhất của Quyết định số 100-CP là tập trung các nguồn hàng chủ yếu trong tay Nhà nước, nhằm phân phối theo kế hoạch cho sản xuất và đời sống. Cụ thể:

chợ Dân sinh

Chợ Dân Sinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/12/1985 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Đối với các loại hàng nông sản, thủy sản, hải sản và thực phẩm, ngoài những mặt hàng đã có quy định thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý như lương thực, muối..., Nhà nước sẽ thống nhất thu mua ở những vùng sản xuất tập trung một số mặt hàng quan trọng như: cá, thịt lợn, trâu bò; rau và trái cây đặc sản để xuất khẩu; lạc, đậu các loại; hạt tiêu; dừa; mía cây và đường mật; thuốc lá; chè; cà phê; bông; đay; gai; cói (lác), tơ tằm, v.v.. Ở những vùng này, không cho thương nhân hoạt động, tranh mua với Nhà nước. Vì thế, các cơ quan thương nghiệp và vật tư được yêu cầu phải phối hợp vận dụng đồng bộ các biện pháp: giúp đỡ sản xuất, giáo dục chính trị, định giá mua hợp lý, thực hiện hợp đồng hai chiều, quản lý thị trường để bảo đảm tập trung nguồn hàng vào trong tay Nhà nước. Các nông trường quốc doanh phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ giao nộp sản phẩm cho Nhà nước.

Đối với các loại hàng công nghiệp, thủ công nghiệp, các xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh phải thực hiện chế độ giao nộp, tức là bán toàn bộ sản phẩm cho thương nghiệp Nhà nước. Đối với các xí nghiệp tư nhân, bao gồm cả tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp quốc doanh ký hợp đồng đặt mua sản phẩm, hoặc dùng chính sách gia công, hay bán nguyên liệu mua thành phẩm để nắm nguồn hàng, trước hết nhằm vào những sản phẩm dùng nguyên liệu, vật tư chủ yếu do Nhà nước thống nhất quản lý phân phối.

Sau thời gian chuẩn bị về tổ chức và nhân sự, công cuộc cải tạo thương nghiệp bắt đầu từ tháng 3/1978. “Đúng 14h ngày 23/3/1978, toàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam bắt đầu chiến dịch xóa bỏ kinh doanh thương nghiệp của các nhà tư sản và chuyển họ sang sản xuất”4. Đến cuối năm 1978, công cuộc cải tạo đã cơ bản hoàn thành. Sau khi nhận ra đây là một chủ trương “chủ quan, nóng vội, nặng về xóa bỏ và cấm đoán”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (năm 1982) đã điều chỉnh lại, khẳng định kinh tế miền Nam có 5 thành phần, gồm: quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, tư bản tư nhân, cá thể.


1, 2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.37, tr.149, 217, 218-219.

4. Xem Ban Chỉ đạo Biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam: Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Sđd.

Danh mục

Tùy chỉnh