Công nghiệp khai khoáng

Một trong những mục tiêu của việc chiếm thuộc địa tìm kiếm các loại tài nguyên khoáng sản. Do kỹ thuật thời kỳ này còn hạn chế nên hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản tại vùng Nam Kỳ của người Pháp không đạt nhiều kết quả. Chỉ đến khi thực dân Pháp bình định được xứ Bắc Kỳ với việc buộc triều đình nhà Nguyễn Hòa ước Quý Mùi2 vào tháng 8/1883 thì hoạt động khai khoáng mới thực sự bắt đầu với quy lớn. Công nghiệp khai khoáng, đặc biệt hoạt động khai thác than, nguồn thu ngân sách quan trọng đối với chính quyền thuộc địa tại Việt Nam.

Năm 1888, Công ty Than Bắc Kỳ (Société Francaise des charbonnages du Tonkin) được thành lập, với quyền khai thác một khu vực rộng lớn trải dài từ Mông Dương, Cẩm Phả, Hồng Gai đến Vàng Danh Mạo Khê (Quảng Ninh). Đây công ty khai mỏ đầu tiên tại Đông Dương được xem sở công nghiệp quy lớn đầu tiên Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động khai thác mỏ chủ yếu dựa vào sức người, lao động thủ công.

Dưới sự khuyến khích của chính quyền thuộc địa, hàng loạt công ty khai thác than mới được thành lập trong những năm sau đó, chủ yếu tập trung tại xứ Bắc Kỳ như Công ty Than Đông Triều (1916), Công ty Than Kế Bào (1912), Công ty Pannier & CIE (1917), Công ty Than Hạ Long - Đồng Đăng (1924), Công ty Than Ninh Bình (1926)… Chính quyền thuộc địa cũng đưa ra các quy định chặt chẽ về thể lệ thăm dò, xin khai thác, xin nhượng mỏ… nhằm tạo thế độc quyền cho các nhà khai thác người Pháp. Tuy nhiên, một số người Việt như thương nhân Nguyễn Văn Nhân hoặc nhà sản dân tộc Bạch Thái Bưởi cũng đã thâm nhập được hoạt động khai thác than thông qua việc mua lại mỏ từ người Pháp.

Sản lượng khai thác than hàng năm gia tăng nhanh chóng từ khoảng 3.000 tấn trong năm 1890 lên hơn 500.000 tấn trong năm 1913 đạt mức cao nhất 2.615.000 tấn vào năm 1939. Trong đó, Công ty Than Bắc Kỳ Công ty Than Đông Triều đóng góp đến 90% tổng sản lượng than khai thác trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945) bùng nổ. Số lượng công nhân khai thác than cũng tăng mạnh lên đến hơn 55.000 người vào năm 1939. Vùng mỏ Quảng Ninh trở thành khu vực công nghiệp lớn quan trọng hàng đầu Việt Nam Liên bang Đông Dương3.

Phần lớn lượng than khai thác được dùng để xuất khẩu. Lượng than xuất khẩu của Việt Nam trong năm 1900 chỉ mức 194.288 tấn đã tăng lên mức cao kỷ lục 1.782.007 tấn vào năm 19394, đưa Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới thời kỳ này. Doanh thu xuất khẩu than chiếm trên dưới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành khai khoáng của Việt Nam trong giai đoạn 1908 - 1940.

Các thị trường xuất khẩu than chính gồm Trung Quốc, Hồng Kông Nhật Bản. Lượng than được chở về Pháp chiếm tỷ trọng nhỏ, từ 1% - 17% trong tổng sản lượng than khai thác được, tùy theo từng năm. Đến năm 1940, tỷ lệ than xuất khẩu vẫn chiếm tới trên 60% tổng sản lượng than khai thác được tại nước ta. Các hoạt động trong nước như sản xuất điện, vận tải đường sắt, đường thủy,… chỉ tiêu thụ khoảng 30% tổng sản lượng than khai thác hàng năm.

Bên cạnh than, người Pháp còn đẩy mạnh khai thác quặng kim loại công nghiệp, đặc biệt kẽm thiếc. Giá trị khai thác kẽm thiếc chiếm khoảng 10% tổng giá trị toàn ngành khai khoáng của Pháp Đông Dương. Mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) được người Pháp tiến hành khai thác quy lớn vào năm 1902 với sự thành lập Công ty Mỏ thiếc Cao Bằng (Société des mines d’etain de Cao Bang). Các mỏ thiếc Tràng Đà (Tuyên Quang), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Nguyên Bình (Cao Bằng) một số mỏ kẽm, mỏ sắt, mỏ wolfram tại khu vực thượng du Bắc Kỳ cũng bắt đầu được đưa vào khai thác trong thời gian này.

ben tau hon gai Bến tàu Hòn Gai (Ảnh: Le génie civil, T. 42, no. 20, 14 mars 1903, p. 305)

bảng 1 - thay


2.Hay còn gọi Hòa ước Harmand (Ban biên soạn).

3. Liên bang Đông Dương (hay còn gọi Đông Dương) lãnh thổ nằm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp tại khu vực Đông Nam Á, gồm 6 xứ: Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ, Lào, Cao Miên (Campuchia), Quảng Châu Loan (thuộc Trung Quốc ngày nay), tồn tại từ năm 1887 đến năm 1945. (Ban biên soạn)

4. Jaehyun Jeoung. (2019). Exploitation minière et exploitation humaine: les charbonnages dans le Vietnam colonial, 1874 - 1945. (Doctoral dissertation, Université Sorbonne Paris Cité, Francais).

Công nghiệp khai khoáng

Một trong những mục tiêu của việc chiếm thuộc địa tìm kiếm các loại tài nguyên khoáng sản. Do kỹ thuật thời kỳ này còn hạn chế nên hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản tại vùng Nam Kỳ của người Pháp không đạt nhiều kết quả. Chỉ đến khi thực dân Pháp bình định được xứ Bắc Kỳ với việc buộc triều đình nhà Nguyễn Hòa ước Quý Mùi2 vào tháng 8/1883 thì hoạt động khai khoáng mới thực sự bắt đầu với quy lớn. Công nghiệp khai khoáng, đặc biệt hoạt động khai thác than, nguồn thu ngân sách quan trọng đối với chính quyền thuộc địa tại Việt Nam.

Năm 1888, Công ty Than Bắc Kỳ (Société Francaise des charbonnages du Tonkin) được thành lập, với quyền khai thác một khu vực rộng lớn trải dài từ Mông Dương, Cẩm Phả, Hồng Gai đến Vàng Danh Mạo Khê (Quảng Ninh). Đây công ty khai mỏ đầu tiên tại Đông Dương được xem sở công nghiệp quy lớn đầu tiên Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động khai thác mỏ chủ yếu dựa vào sức người, lao động thủ công.

Dưới sự khuyến khích của chính quyền thuộc địa, hàng loạt công ty khai thác than mới được thành lập trong những năm sau đó, chủ yếu tập trung tại xứ Bắc Kỳ như Công ty Than Đông Triều (1916), Công ty Than Kế Bào (1912), Công ty Pannier & CIE (1917), Công ty Than Hạ Long - Đồng Đăng (1924), Công ty Than Ninh Bình (1926)… Chính quyền thuộc địa cũng đưa ra các quy định chặt chẽ về thể lệ thăm dò, xin khai thác, xin nhượng mỏ… nhằm tạo thế độc quyền cho các nhà khai thác người Pháp. Tuy nhiên, một số người Việt như thương nhân Nguyễn Văn Nhân hoặc nhà sản dân tộc Bạch Thái Bưởi cũng đã thâm nhập được hoạt động khai thác than thông qua việc mua lại mỏ từ người Pháp.

Sản lượng khai thác than hàng năm gia tăng nhanh chóng từ khoảng 3.000 tấn trong năm 1890 lên hơn 500.000 tấn trong năm 1913 đạt mức cao nhất 2.615.000 tấn vào năm 1939. Trong đó, Công ty Than Bắc Kỳ Công ty Than Đông Triều đóng góp đến 90% tổng sản lượng than khai thác trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945) bùng nổ. Số lượng công nhân khai thác than cũng tăng mạnh lên đến hơn 55.000 người vào năm 1939. Vùng mỏ Quảng Ninh trở thành khu vực công nghiệp lớn quan trọng hàng đầu Việt Nam Liên bang Đông Dương3.

Phần lớn lượng than khai thác được dùng để xuất khẩu. Lượng than xuất khẩu của Việt Nam trong năm 1900 chỉ mức 194.288 tấn đã tăng lên mức cao kỷ lục 1.782.007 tấn vào năm 19394, đưa Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới thời kỳ này. Doanh thu xuất khẩu than chiếm trên dưới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành khai khoáng của Việt Nam trong giai đoạn 1908 - 1940.

Các thị trường xuất khẩu than chính gồm Trung Quốc, Hồng Kông Nhật Bản. Lượng than được chở về Pháp chiếm tỷ trọng nhỏ, từ 1% - 17% trong tổng sản lượng than khai thác được, tùy theo từng năm. Đến năm 1940, tỷ lệ than xuất khẩu vẫn chiếm tới trên 60% tổng sản lượng than khai thác được tại nước ta. Các hoạt động trong nước như sản xuất điện, vận tải đường sắt, đường thủy,… chỉ tiêu thụ khoảng 30% tổng sản lượng than khai thác hàng năm.

Bên cạnh than, người Pháp còn đẩy mạnh khai thác quặng kim loại công nghiệp, đặc biệt kẽm thiếc. Giá trị khai thác kẽm thiếc chiếm khoảng 10% tổng giá trị toàn ngành khai khoáng của Pháp Đông Dương. Mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) được người Pháp tiến hành khai thác quy lớn vào năm 1902 với sự thành lập Công ty Mỏ thiếc Cao Bằng (Société des mines d’etain de Cao Bang). Các mỏ thiếc Tràng Đà (Tuyên Quang), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Nguyên Bình (Cao Bằng) một số mỏ kẽm, mỏ sắt, mỏ wolfram tại khu vực thượng du Bắc Kỳ cũng bắt đầu được đưa vào khai thác trong thời gian này.

ben tau hon gai Bến tàu Hòn Gai (Ảnh: Le génie civil, T. 42, no. 20, 14 mars 1903, p. 305)

bảng 1 - thay


2.Hay còn gọi Hòa ước Harmand (Ban biên soạn).

3. Liên bang Đông Dương (hay còn gọi Đông Dương) lãnh thổ nằm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp tại khu vực Đông Nam Á, gồm 6 xứ: Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ, Lào, Cao Miên (Campuchia), Quảng Châu Loan (thuộc Trung Quốc ngày nay), tồn tại từ năm 1887 đến năm 1945. (Ban biên soạn)

4. Jaehyun Jeoung. (2019). Exploitation minière et exploitation humaine: les charbonnages dans le Vietnam colonial, 1874 - 1945. (Doctoral dissertation, Université Sorbonne Paris Cité, Francais).

1. Công nghiệp

Hoạt động sản xuất công nghiệp đã manh nha xuất hiện tại Việt Nam ngay sau khi thực dân Pháp chiếm đóng vùng đất Nam Kỳ vào những năm 1860. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất công nghiệp này chỉ ở quy mô nhỏ và không phát triển. Chỉ đến khi cuộc khai thác thuộc địa lần 1 (1897 - 1914) được triển khai theo đề xuất của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer với các chủ trương chính “xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế” và “đẩy mạnh khai thác các ngành kinh tế dựa vào lao động giá rẻ của người bản xứ, làm lợi cho thương mại Pháp” thì các ngành công nghiệp mới bắt đầu khởi sắc cả về vốn và số lượng.

Với chủ trương chỉ phát triển các hoạt động công nghiệp không cạnh tranh với nền công nghiệp Pháp và các hoạt động này giúp cung ứng các nguyên liệu, sản phẩm mà nền công nghiệp Pháp cần, hoạt động sản xuất công nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn đầu chủ yếu tập trung vào khai mỏ (than đá, thiếc, kẽm, chì…) và công nghiệp chế biến (xay xát gạo, cao su, cà phê, chế biến gỗ…). Do đó, thực dân Pháp cũng biến Việt Nam thành thị trường riêng để tiêu thụ các hàng hóa mà nền kinh tế Pháp sản xuất ra, lệ thuộc vào các ngành công nghiệp chế tạo chính tại Pháp. Tuy nhiên, khi hàng hóa nhập khẩu từ Pháp không đáp ứng được nhu cầu của thị trường nội địa, chủ yếu vì giá cao và vận chuyển xa, thì một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng đã có cơ hội - dù rất ít - để ra đời.

Tựu trung, hoạt động sản xuất công nghiệp tại Việt Nam dưới thời chính quyền thuộc địa thực dân Pháp chủ yếu trên các lĩnh vực, gồm: công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp điện, công nghiệp kéo sợi, dệt vải, công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất giấy, công nghiệp chế biến khác và tiểu thủ công nghiệp.

Các mỏ kim loại như đồng, sắt, chì, bạc và crôm cũng như các mỏ khoáng sản phi kim loại như kali nitrat (diêm tiêu), graphite (than chì), apatit… cũng sớm được người Pháp thăm dò và khai thác, nhưng có quy mô nhỏ.

Hoạt động khai khoáng bùng nổ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918) khi nhu cầu và giá kim loại công nghiệp trên thị trường quốc tế tăng vọt. Bên cạnh đó, cuộc khai thác thuộc địa lần 2 do Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut khởi xướng cũng đặt ra ưu tiên hướng dòng vốn đầu tư của tư bản Pháp vào hoạt động khai khoáng.

Các loại khoáng sản đóng vai trò quan trọng đối với việc phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh. Các khu mỏ cũ được mở rộng khai thác và nhiều khu mỏ mới trên cả nước được đưa vào hoạt động, số công ty khai khoáng được thành lập mới gia tăng mạnh, đặc biệt là trong giai đoạn 1926 - 1929.

Sản lượng khai thác quặng kẽm tại nước ta tăng nhanh từ mức 800 tấn vào năm 1906 lên 59.000 tấn vào năm 1929. Đồng thời, hoạt động luyện kim bắt đầu được hình thành trong giai đoạn này khi một số nhà máy tuyển quặng được xây dựng nhằm tinh chế quặng thành các bán thành phẩm hoặc thành phẩm vốn có giá trị xuất khẩu cao. Điển hình, Nhà máy Kẽm Quảng Yên với công suất thiết kế lên đến 6.000 tấn kẽm thỏi/năm đã được Công ty Khai thác và Luyện kim Đông Dương (Société minière et métallurgique de l’Indo-Chine) đưa vào vận hành trong năm 1924 tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh). Đây được xem là công trình công nghiệp nặng hiện đại nhất khu vực Đông Dương thời kỳ này, khi trang bị nhiều thiết bị máy móc tiên tiến như cần cẩu tải trọng lớn, lò đốt tách quặng, nhà máy điện riêng... Sản lượng kẽm thành phẩm đạt 6.104 tấn vào năm 1940 so với mức 72 tấn hồi năm 1924.

Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong những năm 1930, giá các loại hàng hóa nguyên liệu thô trên thị trường quốc tế lao dốc đã khiến hoạt động khai thác kẽm nói riêng, khai khoáng tại Việt Nam nói chung suy giảm mạnh đến sau năm 1938 mới bắt đầu phục hồi lại. Trong công nghiệp khai thác mỏ, chỉ có hoạt động khai thác thiếc và wolfram không chịu ảnh hưởng đáng kể do các nước khai thác thiếc lớn nhất thế giới thời kỳ này (Bolivia, Malaysia, Indonesia và Nigeria) đạt thỏa thuận cắt giảm mạnh sản lượng khai thác để giữ giá quặng.

kem quang yen Nhà máy Kẽm Quảng Yên năm 1930
(Ảnh: Bulletin de l’Agence économique de l’Indochine, avril 1934, p.127)

Tương tự như than, phần lớn lượng quặng kim loại công nghiệp khai thác đều được xuất khẩu. Tính đến năm 1939, Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) đứng thứ 6 trong nhóm các nước xuất khẩu quặng thiếc lớn nhất thế giới, đứng thứ 11 trong số các quốc gia xuất khẩu kẽm tinh chế và thứ 23 về xuất khẩu quặng sắt.

Có thể thấy diễn biến phát triển của ngành công nghiệp khai thác mỏ tại Việt Nam dưới thời chính quyền thuộc địa thực dân Pháp gắn liền với tình hình tiêu thụ trên thị trường thế giới cũng như tình hình chiến sự tại Đông Dương. Hoạt động khai khoáng bùng nổ trong những năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc và đạt đỉnh cao vào năm 1929. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến các hoạt động khai mỏ suy giảm mạnh và chỉ phục hồi trở lại vào cuối những năm 1930. Nhưng không lâu sau đó, Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945) bùng nổ và sự khống chế của phát xít Nhật đối với thực dân Pháp tại Đông Dương đã khiến ngành công nghiệp khai khoáng tại Việt Nam lại bước vào suy thoái.

quang kem (Nguồn: Résumé Statistique Relatif Aux Années 1913 à 1940, Gouvernement général de l’Indochine,
năm 1941).

Danh mục

Tùy chỉnh