2. Hệ thống tổ chức quản

Giai đoạn này, ngành Công Thương tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa, xây dựng một bước sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào những hoạt động sau:

- Sắp xếp lại, cải tạo, bổ sung, nâng cao các sở sản xuất hiện tạo thêm nguồn cung ứng năng lượng, nguyên liệu để tận dụng công suất, thiết thực phát huy tác dụng rất quan trọng của công nghiệp nặng đối với nông nghiệp, đối với các ngành sản xuất hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu.

- Thực hiện cải tạo hội chủ nghĩa đối với công nghiệp miền Nam, thống nhất quản tổ chức công nghiệp trong cả nước.

- Thực hiện cải tạo thương mại miền Nam, thích ứng với điều kiện mới của thị trường, mở rộng kinh doanh với những phương thức tiến bộ, hàng hóa phong phú với chất lượng bảo đảm.

Trong tổ chức quản lý, sự thay đổi cả về tổ chức người đứng đầu các bộ thuộc ngành Công Thương. Tháng 7/1976, Quốc hội đã phê chuẩn danh sách 39 thành viên Hội đồng Chính phủ, 7 bộ tham gia quản ngành Công Thương. Đến năm 1981, do tách Bộ Điện Than thành 2 bộ, ngành Công Thương 8 bộ quản lý, gồm:

- Bộ khí - Luyện kim, Bộ trưởng: ông Nguyễn Côn. Tháng 11/1977, Bộ trưởng Nguyễn Côn nhận nhiệm vụ khác, ông Nguyễn Văn Kha được bổ nhiệm làm Bộ trưởng.

- Bộ Điện Than, Bộ trưởng: ông Nguyễn Chấn: Tháng 01/1981, Bộ Điện Than chia ra thành Bộ Điện lực, Bộ trưởng: ông Phạm Khai; Bộ Mỏ Than, Bộ trưởng: ông Nguyễn Chân.

- Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ trưởng: ông Tuân. Tháng 02/1977, Bộ trưởng Tuân thôi chức để làm Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, ông Trần Hữu được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.

- Bộ Lương thực - Thực phẩm, Bộ trưởng: ông Ngô Minh Loan. Tháng 4/1979, Bộ trưởng Ngô Minh Loan thôi chức, ông Hồ Viết Thắng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng. Tháng 01/1981, Bộ Lương thực - Thực phẩm chia thành 2 bộ, Bộ Lương thực thuộc ngành Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp thực phẩm thuộc ngành Công Thương, do ông Tuân làm Bộ trưởng.

- Bộ Nội thương, Bộ trưởng: ông Hoàng Quốc Thịnh. Tháng 11/1977, Bộ trưởng Hoàng Quốc Thịnh thôi chức, ông Trần Văn Hiển được bổ nhiệm làm Bộ trưởng; tháng 01/1981, ông Trần Phương được bổ nhiệm làm Bộ trưởng thay ông Trần Văn Hiển.

- Bộ Ngoại thương, Bộ trưởng: ông Đặng Việt Châu. Tháng 02/1980, Bộ trưởng Đặng Việt Châu thôi chức, ông Khắc được bổ nhiệm làm Bộ trưởng.

- Bộ Vật tư, Bộ trưởng: ông Trần Sâm, từ tháng 7/1976 đến tháng 4/1982.

- Tháng 4/1982, ông Hoàng Đức Nghi giữ chức Bộ trưởng Bộ Vật tư.

Đến giai đoạn này quản ngành Công Thương 4 Tổng cục: Địa chất, Hóa chất, Dầu mỏ Khí đốt.

- Tháng 9/1975, thành lập Tổng cục Dầu mỏ Khí đốt. Tổng cục trưởng: ông Nguyễn Văn Biên. Đến tháng 10/1979, ông Nguyễn Hòa làm Tổng cục trưởng.

- Tháng 8/1979, ông Trần Đức Lương giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất, thay cho ông Nguyễn Văn Điệp.

- Năm 1981, ông Văn Dỹ được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục Hóa chất, thay cho ông Tự.

- Tháng 12/1983, thành lập Tổng cục Điện tử Kỹ thuật Tin học. Quyền Tổng cục trưởng: ông Trịnh Đông

2. Hệ thống tổ chức quản

Giai đoạn này, ngành Công Thương tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa, xây dựng một bước sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào những hoạt động sau:

- Sắp xếp lại, cải tạo, bổ sung, nâng cao các sở sản xuất hiện tạo thêm nguồn cung ứng năng lượng, nguyên liệu để tận dụng công suất, thiết thực phát huy tác dụng rất quan trọng của công nghiệp nặng đối với nông nghiệp, đối với các ngành sản xuất hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu.

- Thực hiện cải tạo hội chủ nghĩa đối với công nghiệp miền Nam, thống nhất quản tổ chức công nghiệp trong cả nước.

- Thực hiện cải tạo thương mại miền Nam, thích ứng với điều kiện mới của thị trường, mở rộng kinh doanh với những phương thức tiến bộ, hàng hóa phong phú với chất lượng bảo đảm.

Trong tổ chức quản lý, sự thay đổi cả về tổ chức người đứng đầu các bộ thuộc ngành Công Thương. Tháng 7/1976, Quốc hội đã phê chuẩn danh sách 39 thành viên Hội đồng Chính phủ, 7 bộ tham gia quản ngành Công Thương. Đến năm 1981, do tách Bộ Điện Than thành 2 bộ, ngành Công Thương 8 bộ quản lý, gồm:

- Bộ khí - Luyện kim, Bộ trưởng: ông Nguyễn Côn. Tháng 11/1977, Bộ trưởng Nguyễn Côn nhận nhiệm vụ khác, ông Nguyễn Văn Kha được bổ nhiệm làm Bộ trưởng.

- Bộ Điện Than, Bộ trưởng: ông Nguyễn Chấn: Tháng 01/1981, Bộ Điện Than chia ra thành Bộ Điện lực, Bộ trưởng: ông Phạm Khai; Bộ Mỏ Than, Bộ trưởng: ông Nguyễn Chân.

- Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ trưởng: ông Tuân. Tháng 02/1977, Bộ trưởng Tuân thôi chức để làm Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, ông Trần Hữu được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.

- Bộ Lương thực - Thực phẩm, Bộ trưởng: ông Ngô Minh Loan. Tháng 4/1979, Bộ trưởng Ngô Minh Loan thôi chức, ông Hồ Viết Thắng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng. Tháng 01/1981, Bộ Lương thực - Thực phẩm chia thành 2 bộ, Bộ Lương thực thuộc ngành Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp thực phẩm thuộc ngành Công Thương, do ông Tuân làm Bộ trưởng.

- Bộ Nội thương, Bộ trưởng: ông Hoàng Quốc Thịnh. Tháng 11/1977, Bộ trưởng Hoàng Quốc Thịnh thôi chức, ông Trần Văn Hiển được bổ nhiệm làm Bộ trưởng; tháng 01/1981, ông Trần Phương được bổ nhiệm làm Bộ trưởng thay ông Trần Văn Hiển.

- Bộ Ngoại thương, Bộ trưởng: ông Đặng Việt Châu. Tháng 02/1980, Bộ trưởng Đặng Việt Châu thôi chức, ông Khắc được bổ nhiệm làm Bộ trưởng.

- Bộ Vật tư, Bộ trưởng: ông Trần Sâm, từ tháng 7/1976 đến tháng 4/1982.

- Tháng 4/1982, ông Hoàng Đức Nghi giữ chức Bộ trưởng Bộ Vật tư.

Đến giai đoạn này quản ngành Công Thương 4 Tổng cục: Địa chất, Hóa chất, Dầu mỏ Khí đốt.

- Tháng 9/1975, thành lập Tổng cục Dầu mỏ Khí đốt. Tổng cục trưởng: ông Nguyễn Văn Biên. Đến tháng 10/1979, ông Nguyễn Hòa làm Tổng cục trưởng.

- Tháng 8/1979, ông Trần Đức Lương giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất, thay cho ông Nguyễn Văn Điệp.

- Năm 1981, ông Văn Dỹ được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục Hóa chất, thay cho ông Tự.

- Tháng 12/1983, thành lập Tổng cục Điện tử Kỹ thuật Tin học. Quyền Tổng cục trưởng: ông Trịnh Đông

1. Tình hình và chủ trương

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước cùng dựng xây, đi lên chủ nghĩa xã hội. Song những vết thương chiến tranh vẫn còn đó. Cùng với cuộc Chiến tranh lạnh, những căng thẳng địa chính trị và xung đột ý thức hệ tiếp tục làm phân tán các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam thể hiện ở sự đối kháng giữa hai khối xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; triết lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung tiếp tục được khẳng định trong khối các nước xã hội chủ nghĩa.

Công cuộc khắc phục hậu quả sau 30 năm bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề. Ở miền Bắc, trải qua 2 cuộc chiến tranh phá hoại của bom đạn Mỹ, đã có “4.000 trong tổng số 5.788 xã bị đánh phá, trong đó 30 xã bị phá hủy hoàn toàn. Tất cả các khu công nghiệp bị đánh phá, nhiều khu bị đánh với mức độ hủy diệt. Các nhà máy điện đều bị đánh hỏng nặng. 5 triệu mét vuông nhà ở (chưa kể ở nông thôn) bị phá hủy. Tất cả các tuyến đường sắt, 100% cầu, toàn bộ hệ thống bến cảng, đường biển, đường sông và kho tàng đều bị đánh phá”1.

Ở miền Nam, chỉ riêng “Trên địa bàn Sài Gòn - Gia Định lúc bấy giờ có 30.000 ha đất canh tác bỏ hoang, trên 1 triệu người thất nghiệp, 10.000 người ăn xin, 27 vạn người mù chữ, 20 vạn trẻ mồ côi, 23 vạn quả phụ bơ vơ, 30 vạn người mắc bệnh da liễu, 15.000 trẻ bụi đời, trên 10 vạn người nghiện xì ke, ma túy”2.

Chưa hết, sau khi kết thúc chiến tranh, tháng 5/1975, Tổng thống Mỹ Gerald R. Ford áp đặt cấm vận thương mại với Việt Nam, ngăn cản việc trao đổi kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam, giữ lại các tài khoản liên quan đến Việt Nam. Lệnh cấm vận kéo dài đến tận năm 1994. Cùng thời gian này, cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam nổ ra từ ngày 01/5/1975 với việc chính quyền Pol Pot cho quân tiến đánh nhiều vùng thuộc lãnh thổ nước ta từ Hà Tiên đến Tây Ninh; rồi tàn quân Fulro ngóc đầu dậy tại một số tỉnh Tây Nguyên, “Trong hai năm 1977 - 1978, chúng đã gây ra hàng trăm vụ tập kích, phục kích, làm chết 190 người, làm bị thương 318 người, cướp đi hàng trăm súng, phá hủy, đốt phá nhiều xe ôtô, kho tàng, trụ sở xã. Chúng còn mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Ðồng Nai, Bình Dương, Bình Phước”3. Tháng 02/1979, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc bắt đầu, kéo dài suốt 10 năm sau đó.

Đây là thời điểm đất nước gặp muôn vàn khó khăn, cả về khôi phục kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ Tổ quốc. Miền Nam không còn viện trợ của các nước tư bản; ở miền Bắc, nhiều nước xã hội chủ nghĩa cũng cắt giảm viện trợ, đặc biệt là những mặt hàng vô cùng cần thiết đối với một nước vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh như lương thực, sắt thép, xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu... Hội nghị Trung ương 6 (tháng 8/1979) nhìn nhận tình hình sau năm 1975 như sau: “Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình là một sự đảo lộn lớn về kinh tế, xã hội trong cả nước. Hơn 2 tỉ đôla viện trợ hằng năm không còn nữa”4.

Trong bối cảnh trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp, tháng 12/1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối phát triển công nghiệp nước ta trong giai đoạn mới là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp”5.

đại hội IV

Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 1976 - 1980, gồm:

“- Tập trung cao độ sức của cả nước, của các ngành, các cấp tạo ra một bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp; ra sức đẩy mạnh lâm nghiệp, ngư nghiệp; phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (bao gồm cả thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp) nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu của cả nước về lương thực, thực phẩm và một phần quan trọng hàng tiêu dùng thông dụng; cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, tạo tích lũy cho công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

- Phát huy năng lực sẵn có và xây dựng thêm nhiều cơ sở mới về công nghiệp nặng, đặc biệt là cơ khí, nhằm phục vụ trước hết cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp nhẹ, chuẩn bị cho bước trang bị kỹ thuật trong thời kỳ tiếp theo. Tích cực mở mang giao thông vận tải; tăng nhanh năng lực xây dựng cơ bản; đẩy mạnh công tác khoa học - kỹ thuật. Chuẩn bị về mọi mặt để triển khai xây dựng lớn trong những kế hoạch dài hạn sau này.

- Sử dụng hết mọi lực lượng lao động xã hội; tổ chức và quản lý tốt lao động, phân bố lại lao động giữa các vùng và các ngành nhằm tăng rõ rệt năng suất lao động xã hội. Hình thành bước đầu cơ cấu kinh tế mới công - nông nghiệp, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương, từng bước xây dựng huyện thành đơn vị kinh tế nông - công nghiệp. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

- Hoàn thành về cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; cải tiến mạnh mẽ công tác thương nghiệp, giá cả, tài chính, ngân hàng.

- Tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, trước hết là sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.

- Ra sức phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế, tiến hành cải cách giáo dục, đẩy mạnh đào tạo cán bộ và công nhân; thanh toán hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới về mặt xã hội.

- Thực hiện một sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng một hệ thống mới về quản lý kinh tế trong cả nước”6.

Đại hội đặt ra mục tiêu phấn đấu cho các ngành công nghiệp, phấn đấu đến năm 1980 đạt: “21 triệu tấn lương thực, 1 triệu tấn cá biển, 1 triệu hécta khai hoang, 1 triệu 200 nghìn hécta rừng mới trồng, 16 triệu 500 nghìn con lợn, sản lượng cơ khí tăng hai lần rưỡi so với năm 1975, 10 triệu tấn than sạch, 5 tỷ kilôoát/giờ điện, 2 triệu tấn ximăng, 1 triệu 300 nghìn tấn phân hóa học, 300 nghìn tấn thép, 450 triệu mét vải, 130 nghìn tấn giấy, 14 triệu mét vuông nhà ở (không kể phần nhân dân tự làm)”7.

xí nghiệp may 1980

Năm 1980, Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp nhận hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc khu chế xuất Sài Gòn, đổi tên thành Xí nghiệp may Nhà Bè (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Tuy nhiên, đến cuối thời kỳ kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ hai, trong những năm 1979 - 1980, sản xuất công nghiệp lâm vào trì trệ, suy thoái. Số cơ sở và lao động công nghiệp liên tục tăng trong khi giá trị sản lượng công nghiệp chững lại. Đối với thương mại: “Từ giữa năm 1979 trở đi, những khó khăn gay gắt do sản xuất tăng chậm mà nhu cầu nhiều mặt lại tăng nhanh khiến cho tình trạng mất cân đối kéo dài trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống của nhân dân”8.

Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (năm 1979) đã chỉ ra những sai lầm trong lãnh đạo kinh tế, chủ yếu là do việc xây dựng kế hoạch kinh tế vẫn tập trung quan liêu, thiếu căn cứ thực tế và khoa học, chưa kết hợp chặt chẽ kế hoạch hóa với sử dụng thị trường. Có những biểu hiện nóng vội, giản đơn trong cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam9.

Đại hội lần thứ V của Đảng (tháng 3/1982) tiếp tục phát triển đường lối của Đại hội IV, xác định nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường trước mắt là: “Tập trung sức phát triển công nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý”10.

Điểm mới trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa giai đoạn 1981 - 1985 là trong khi tiếp tục khẳng định nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, đã có sự điều chỉnh mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, theo hướng coi trọng sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng hơn trước đó. Nếu giai đoạn 1975 - 1980, kết cấu kinh tế được xác định là: kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp, thì giai đoạn 1981 - 1985 chuyển thành: kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý.

Trong cải tạo công thương nghiệp, tiếp tục nhấn mạnh đến quốc hữu hóa nhưng đã chú ý hơn tới các hình thức và bước đi thích hợp. Về chính sách thương mại, từ năm 1979 trở đi, đã sửa lại hệ thống phân phối trong hệ thống hợp tác xã nông nghiệp, bỏ phân phối theo định suất, định lượng để khuyến khích tính tích cực của người lao động. Đồng thời, gắn kế hoạch hóa với thị trường, kết hợp ba lợi ích: Nhà nước, tập thể, cá nhân người lao động và thực hiện thí điểm cơ chế: “mua cao, bán cao” thay cho “mua cung, bán cấp”; bù giá vào lương. Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa V (tháng 6/1985) đánh dấu bước đột phá bằng cách thực hiện cơ chế một giá; xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp.

Những ngày khó khăn11

Theo cựu bộ trưởng Bộ Thương mại Lê Văn Triết, sự cấm vận gay gắt của Mỹ đã làm Việt Nam đối diện rất nhiều khó khăn sau năm 1975.

Hầu bao viện trợ cho miền Nam suốt 20 năm đứt hẳn. Sự giúp đỡ của khối xã hội chủ nghĩa cũng sụt giảm rất nhanh sau chiến tranh. Tình trạng càng nan giải khi chúng ta thực thi một số chính sách sai lầm nghiêm trọng trong kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp và thị trường.

“Có đêm, tôi vừa lên giường chợp mắt lúc gần 1 giờ sáng thì nhận điện thoại của một lãnh đạo yêu cầu cách chức ngay tham tán thương mại ở Liên Xô. Mặc dù biết trước tình hình nhưng tôi vẫn hỏi tại sao. Vị lãnh đạo ấy trả lời rằng tham tán thương mại này không hoàn thành được việc “chạy” sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu, lương thực từ Liên Xô. Tôi vâng, vâng, nhưng không thực hiện yêu cầu này, vì thật lòng nếu tôi ở hoàn cảnh ông ta cũng không thể làm gì” - đến giờ, ông Lê Văn Triết vẫn nhớ kỷ niệm khó quên thời bị cấm vận, con đường duy nhất của Việt Nam chỉ là phía Liên Xô.

Sau này, ông Triết có hỏi cụ thể chuyện của tham tán thương mại ấy thì được nghe sau nỗ lực bất thành, ông ta phải điện về nước báo tin “bó tay”! Liên Xô cũng đang chìm ngập trong khó khăn, không thể viện trợ được như trước cho Việt Nam.

Vị tham tán đành đề xuất giải pháp chữa cháy là trong nước cố gắng vét số ngoại tệ cực kỳ khan hiếm thời ấy để nhập tạm những mặt hàng hết sức thiết yếu như phân bón, thuốc trừ sâu.


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.37, tr.482.

2. Hồ Sơn Đài: “Những ngày đầu tiếp quản”, báo Sài Gòn Giải phóng điện tử, https://www. sggp.org.vn/nhung-ngay-dau-tiep-quan-270465.html, ngày 27/4/2015.

3. Báo Nhân Dân điện tử: “Ðấu tranh giải quyết vấn đề Fulro ở Tây Nguyên và các vùng phụ cận”, https://nhandan.vn/thoi-su-phap-luat/dau-tranh-giai-quyet-van-de-fulro-o-tay-nguyen-vacac-vung-phu-can-409519, ngày 10/8/2005.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.40, tr.332.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.37, tr.524.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.37, tr.656-657.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.37, tr. 529.

8. Ban Chỉ đạo Biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam: Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Sđd, t.3, tr.77.

9. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.40, tr.359.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.43, tr.190.

11. Quốc Việt: “20 năm quan hệ Việt - Mỹ, chuyện bây giờ mới kể”, báo Tuổi trẻ điện tử, https:// tuoitre.vn/20-nam-quan-he-viet-my-chuyen-bay-gio-moi-ke-771960.htm, ngày 04/7/2015.

3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Ngày 30/4/1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta kết thúc thắng lợi, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất. Cùng với các trường đào tạo ở miền Bắc, các bộ quản lý ngành Công Thương và các đơn vị thuộc ngành Công Thương lần lượt tiếp nhận các trường ở miền Nam: Ngày 19/12/1975, Bộ Cơ khí và Luyện kim tiếp nhận Trường tư thục Trung học Kỹ thuật đệ nhị cấp Don Bosco tại Thành phố Hồ Chí Minh để thành lập Trường Công nhân kỹ thuật IV; Bộ Nội thương tiếp nhận Trường Nghiệp vụ thương nghiệp Trung Trung bộ và nâng cấp trường thành Trường Trung học Thương nghiệp Đà Nẵng; Công ty Điện lực miền Nam tiếp nhận Trường Kỹ thuật Gia Định... Đồng thời, thành lập một số trường nghề ở các tỉnh trong cả nước.

Bên cạnh những trường đào tạo về công nghiệp, thương mại nói chung, có một số trường đào tạo chuyên sâu cho những ngành công nghiệp, những công trình công nghiệp cụ thể. Tiêu biểu là Trường Công nhân kỹ thuật Giấy Vĩnh Phú, Trường Công nhân Kỹ thuật Mỏ, Trường Đào tạo nghề Xây lắp điện, Trường Đào tạo nghề Cơ giới và xây dựng Uông Bí, Trường Đào tạo nhân lực dầu khí, Trường Trung học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Trung học Công nghiệp Cẩm Phả, Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Công nghiệp nhẹ... Các trường này quan tâm nhiều đến thực tiễn hoạt động sản xuất và có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, nhất là trong nội dung giảng dạy (mời kỹ sư, công nhân có tay nghề bậc cao đến trường truyền thụ kinh nghiệm) và đưa học viên đến thực tập tại các phân xưởng, nhà máy.

Ví dụ điển hình là Trường Công nhân kỹ thuật Giấy Vĩnh Phú (thành lập năm 1983) - trường duy nhất đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật phục vụ ngành công nghiệp sản xuất giấy. Đây là công trình viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Thụy Điển dành cho Việt Nam, Trường được trang bị cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy khá hiện đại vào thời điểm đó. Hệ thống xưởng sản xuất, phòng thí nghiệm giúp học sinh có đủ điều kiện thực hành sản xuất và sửa chữa máy móc ngay trong quá trình học tập. Một trong những định hướng đào tạo của Trường là đào tạo theo địa chỉ cho các nhà máy, dự án sản xuất giấy ở các tỉnh, thành phố.

Với Trường Công nhân Kỹ thuật Mỏ, thành lập năm 1975 do Xí nghiệp Mỏ than Bắc Thái quản lý, chương trình đào tạo chính liên quan đến toàn bộ hoạt động của một khu mỏ, gồm lái xe vận tải mỏ, sửa chữa ôtô, vận hành máy khoan, máy xúc gạt. Thậm chí, Trường còn kiêm thêm nhiệm vụ bồi dưỡng, kèm cặp nâng bậc thợ cho Xí nghiệp Mỏ than Bắc Thái và các mỏ được thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Thái. Mỗi năm, Trường đào tạo hàng trăm lượt cán bộ chỉ huy sản xuất, từ tổ trưởng, trưởng ca, quản đốc đến chánh phó giám đốc các xí nghiệp.

Ngày 04/10/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 360/CP chuyển Trường Thương nghiệp Trung ương thành Trường Đại học Thương nghiệp. Ngày 19/12/1983, Trường Đại học Thương nghiệp chuyển giao từ Bộ Nội thương về Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) quản lý. Một năm sau, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Ngoại thương chuyển từ Bộ Ngoại thương sang trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Hằng năm, các trường đại học, trung học và trường đào tạo nghề đã cung cấp hàng vạn kỹ sư, công nhân lành nghề cho các ngành kinh tế trong cả nước, phục vụ đắc lực cho công cuộc hàn gắn vết thương sau chiến tranh, phục vụ cho chiến lược phát triển công nghiệp, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý của thời kỳ tiền đổi mới.

Danh mục

Tùy chỉnh