Giá cả
Ngay sau khi đánh chiếm Nam Kỳ vào năm 1862, chính quyền thuộc địa đã nhận thấy sự cần thiết của việc thiết lập một ngân hàng riêng tại đây để vừa phục vụ cho việc khai thác thuế vừa điều chỉnh nền kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, sự mặt của nhiều thương nhân châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản… với các đồng tiền riêng của mình đã tạo ra những rắc rối trong thanh toán vấn đề định giá, quy đổi tiền tệ…, do đó chính quyền thuộc địa cần đồng tiền chung cho Liên bang Đông Dương để bảo vệ các lợi ích của mình tại đây.

Ngày 21/1/1875, Chính phủ Pháp thành lập Ngân hàng Đông Dương bắt đầu phát hành đồng tiền riêng dành cho xứ Đông Dương giá trị được neo cố định với đồng Franc Pháp với tỷ lệ 1 đồng Đông Dương đổi 10 đồng Franc Pháp. Như vậy, người Pháp đã thống nhất tiền tệ, chủ động áp đặt tỉ giá, chi phối toàn bộ hoạt động kinh tế tại khu vực Đông Dương.

Ban đầu hệ thống tiền tệ này đã góp phần khơi thông lưu chuyển hàng hóa trên thị trường nội địa, mở rộng hoạt động ngoại thương, đặc biệt khối các nước sử dụng đồng Franc Pháp. Hỗ trợ việc du nhập các kỹ nghệ sản xuất hiện đại, phát triển các hoạt động công nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, các chính sách tài chính - kinh tế méo của chính quyền thuộc địa nhằm khai thác triệt để thị trường thuộc địa cuộc Đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào những năm 1930 đã khiến hệ thống tiền tệ này bắt đầu trở nên hỗn loạn. Đồng thời, nhu cầu xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông, lâm sản sụt giảm nghiêm trọng, giá các mặt hàng này rơi xuống mức thấp kỷ lục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập sức mua của người dân, đặc biệt các hộ nông dân. Đặc biệt, việc giá lúa gạo tại Nam Kỳ giảm từ mức trung bình 1,30 đồng Đông Dương/giạ trong năm 1926 xuống còn 0,4 đồng Đông Dương/giạ vào năm 1933 - mức thấp nhất trong vòng 30 năm khiến “dân Nam Kỳ nghèo,… không tháng nào, năm nào giá lúa rẻ tệ mạt như năm nay vậy”15. Xuất khẩu lúa gạo vốn chiếm từ 40% - 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ này.

bang 9

bang 10

bang 11-12

Hàng hóa trở nên ế ẩm. Tại Sài Gòn, chỉ số giá bán buôn các sản phẩm giảm từ mức 100 điểm trong năm 1925 xuống còn 88 điểm vào năm 1932, 71 điểm trong năm 1935. Tương tự, tại Nội, chỉ số này cũng giảm từ mức 100 điểm trong năm 1925 xuống chỉ còn 70 điểm trong năm 1936.

Những bất hợp trong sự phát triển nền kinh tế khiến chênh lệch giữa giá của sản phẩm nông nghiệp với giá của sản phẩm công nghiệp mức rất cao. dụ, giá 1 thếp giấy viết tương đương giá 5 kg gạo, giá 1 lít dầu hỏa bằng giá 3 kg gạo. Đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, nhất khi phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, đồng tiền Đông Dương trượt giá mạnh, giá các mặt hàng chính thức do chính quyền thực dân Pháp áp đặt luôn thấp hơn nhiều so với giá thị trường chợ đen. Trong khi đó thu nhập của đại bộ phận dân chúng mức rất thấp.
Sự kiện nhân chứng lịch sử
“Đông Dương kêu cứu”
Trong sách Indochine S. O. S (Đông Dương kêu cứu) phát hành năm 1935, nữ nhà báo người Pháp Andrée Viollis cho biết “Ngoại trừ tại các thành phố lớn, tiền lương của công nhân không bao giờ vượt quá 2 Franc đến 2,50 Franc/ngày. Trong các nhà máy dệt, một ngày làm việc bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối, lương ngày của nam giới từ 1,75 Franc đến 2 Franc, từ 1,25 Franc đến 1,50 Franc đối với phụ nữ 0,75 Franc cho trẻ em từ 8 đến 10 tuổi”. Trong khi đó, tại Nội, giá bán lẻ 1 kg gạo thường hơn 0,3 Franc giá 1 kg thịt lợn hơn 3 Franc nếu tính theo tỷ giá hối đoái chính thức 1 đồng Đông Dương đổi được 10 Franc Pháp.


15.T.V (1933). Thị trường lúa gạo Nam Kỳ trong 30 năm nay (1905 - 1933). Phụ Nữ Tân Văn, số 219 (Tháng 10/1933), tr.7.

Giá cả
Ngay sau khi đánh chiếm Nam Kỳ vào năm 1862, chính quyền thuộc địa đã nhận thấy sự cần thiết của việc thiết lập một ngân hàng riêng tại đây để vừa phục vụ cho việc khai thác thuế vừa điều chỉnh nền kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, sự mặt của nhiều thương nhân châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản… với các đồng tiền riêng của mình đã tạo ra những rắc rối trong thanh toán vấn đề định giá, quy đổi tiền tệ…, do đó chính quyền thuộc địa cần đồng tiền chung cho Liên bang Đông Dương để bảo vệ các lợi ích của mình tại đây.

Ngày 21/1/1875, Chính phủ Pháp thành lập Ngân hàng Đông Dương bắt đầu phát hành đồng tiền riêng dành cho xứ Đông Dương giá trị được neo cố định với đồng Franc Pháp với tỷ lệ 1 đồng Đông Dương đổi 10 đồng Franc Pháp. Như vậy, người Pháp đã thống nhất tiền tệ, chủ động áp đặt tỉ giá, chi phối toàn bộ hoạt động kinh tế tại khu vực Đông Dương.

Ban đầu hệ thống tiền tệ này đã góp phần khơi thông lưu chuyển hàng hóa trên thị trường nội địa, mở rộng hoạt động ngoại thương, đặc biệt khối các nước sử dụng đồng Franc Pháp. Hỗ trợ việc du nhập các kỹ nghệ sản xuất hiện đại, phát triển các hoạt động công nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, các chính sách tài chính - kinh tế méo của chính quyền thuộc địa nhằm khai thác triệt để thị trường thuộc địa cuộc Đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào những năm 1930 đã khiến hệ thống tiền tệ này bắt đầu trở nên hỗn loạn. Đồng thời, nhu cầu xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông, lâm sản sụt giảm nghiêm trọng, giá các mặt hàng này rơi xuống mức thấp kỷ lục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập sức mua của người dân, đặc biệt các hộ nông dân. Đặc biệt, việc giá lúa gạo tại Nam Kỳ giảm từ mức trung bình 1,30 đồng Đông Dương/giạ trong năm 1926 xuống còn 0,4 đồng Đông Dương/giạ vào năm 1933 - mức thấp nhất trong vòng 30 năm khiến “dân Nam Kỳ nghèo,… không tháng nào, năm nào giá lúa rẻ tệ mạt như năm nay vậy”15. Xuất khẩu lúa gạo vốn chiếm từ 40% - 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ này.

bang 9

bang 10

bang 11-12

Hàng hóa trở nên ế ẩm. Tại Sài Gòn, chỉ số giá bán buôn các sản phẩm giảm từ mức 100 điểm trong năm 1925 xuống còn 88 điểm vào năm 1932, 71 điểm trong năm 1935. Tương tự, tại Nội, chỉ số này cũng giảm từ mức 100 điểm trong năm 1925 xuống chỉ còn 70 điểm trong năm 1936.

Những bất hợp trong sự phát triển nền kinh tế khiến chênh lệch giữa giá của sản phẩm nông nghiệp với giá của sản phẩm công nghiệp mức rất cao. dụ, giá 1 thếp giấy viết tương đương giá 5 kg gạo, giá 1 lít dầu hỏa bằng giá 3 kg gạo. Đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, nhất khi phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, đồng tiền Đông Dương trượt giá mạnh, giá các mặt hàng chính thức do chính quyền thực dân Pháp áp đặt luôn thấp hơn nhiều so với giá thị trường chợ đen. Trong khi đó thu nhập của đại bộ phận dân chúng mức rất thấp.
Sự kiện nhân chứng lịch sử
“Đông Dương kêu cứu”
Trong sách Indochine S. O. S (Đông Dương kêu cứu) phát hành năm 1935, nữ nhà báo người Pháp Andrée Viollis cho biết “Ngoại trừ tại các thành phố lớn, tiền lương của công nhân không bao giờ vượt quá 2 Franc đến 2,50 Franc/ngày. Trong các nhà máy dệt, một ngày làm việc bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối, lương ngày của nam giới từ 1,75 Franc đến 2 Franc, từ 1,25 Franc đến 1,50 Franc đối với phụ nữ 0,75 Franc cho trẻ em từ 8 đến 10 tuổi”. Trong khi đó, tại Nội, giá bán lẻ 1 kg gạo thường hơn 0,3 Franc giá 1 kg thịt lợn hơn 3 Franc nếu tính theo tỷ giá hối đoái chính thức 1 đồng Đông Dương đổi được 10 Franc Pháp.


15.T.V (1933). Thị trường lúa gạo Nam Kỳ trong 30 năm nay (1905 - 1933). Phụ Nữ Tân Văn, số 219 (Tháng 10/1933), tr.7.

Ba thứ “công quản” của chính quyền thuộc địa
Để thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa thì cần có nguồn tài chính khổng lồ và để thu được tiền, chính quyền thuộc địa đã áp dụng nhiều biện pháp để bóc lột dân chúng. Đặc biệt, chính quyền thuộc địa áp dụng chế độ trực tiếp quản lý (hay còn gọi là chế độ công quản) ba mặt hàng đặc biệt, gồm muối, rượu và thuốc phiện thông qua các cơ sở độc quyền - các Ty (régies) thu mua - chế biến, và cưỡng bức người dân tiêu thụ các sản phẩm này với mức giá rất cao nhằm thu lợi nhuận.

Đối với muối - sản phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân, chính quyền Pháp đã áp dụng chế độ độc quyền mặt hàng này từ năm 1897. Theo đó, toàn bộ số muối mà người dân sản xuất được buộc phải bán cho chính quyền cai trị với mức giá rất thấp. Sau đó, chính quyền Pháp bán lại cho người dân, bao gồm cả người trực tiếp sản xuất muối, với giá cao gấp nhiều lần so với mức giá thu mua.

Chế độ công quản muối không chỉ phục vụ mục tiêu tài chính của chính quyền cai trị mà còn được dùng như một công cụ để trói buộc nhân dân ta. Đây được xem là một trong những chính sách bóc lột thuộc địa có hiệu quả nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương. Chế độ thuế này đã gây nên nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế của toàn bộ nhân dân Việt Nam, đặc biệt đối với cư dân vùng biển, nghề làm muối, nghề làm mắm đều bị điêu đứng vì chính sách độc quyền này.
Đối với rượu, chính quyền Pháp giao việc độc quyền sản xuất và bán rượu tại Việt Nam cho Công ty Rượu Đông Dương (Société françaises des Distilleries de l’Indochine) và cấm người dân không được nấu rượu, kể cả việc tự nấu rượu để uống kể từ năm 1902. Đồng thời, chính quyền thuộc địa thực hiện các biện pháp vừa khuyến khích vừa ép buộc người dân phải tiêu thụ rượu với mức giá rất cao. Lượng rượu tiêu thụ được ấn định tới từng xã với định mức 5 lít rượu/năm/suất đinh (nam giới từ 18 tuổi đến 60 tuổi) và các lý trưởng phải chịu trách nhiệm đạt định mức tiêu thụ rượu.

Đối với thuốc phiện, chế độ độc quyền thu mua, chế biến và phân phối mặt hàng độc hại này được chính quyền Pháp thực hiện trên toàn nước ta từ năm 1899. Việc sử dụng thuốc phiện diễn ra tự do và được khuyến khích do đem lại nguồn lợi vô cùng lớn cho chính quyền cai trị và người sử dụng chủ yếu là người Việt và người Hoa. Chính sách này đã biến thuốc phiện trở thành một tệ nạn xã hội, thâm nhập sâu vào mọi tầng lớp xã hội Việt Nam, gây ra những hậu quả nặng nề, kéo dài. Trước năm 1860, thuốc phiện chỉ được tiêu thụ lén lút trong giới thương nhân giàu, điền chủ lớn và một bộ phận quan lại do triều đình nhà Nguyễn nghiêm cấm dân chúng sử dụng và có thể xử tội xử tử nếu phát hiện người vi phạm.

Nguồn lợi từ ba mặt hàng rượu, muối và thuốc phiện đóng vai trò quan trọng trong ngân sách của chính quyền thuộc địa và tạo nguồn tài chính cho việc triển khai các hoạt động khai thác thuộc địa trên quy mô lớn. Bên cạnh đó, chính quyền thuộc địa cũng áp dụng hình thức kinh doanh phân phối độc quyền đối với một số mặt hàng dân sinh thiết yếu khác như diêm, xăng dầu, thuốc lá…

TIỂU KẾT
Nhìn tổng quát, nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa đã có những thay đổi lớn với tốc độ phát triển nhanh vượt bậc so với thời kỳ phong kiến nhưng cũng chứa đựng nhiều khiếm khuyết. Sự phát triển công nghiệp và thương mại Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa chủ yếu đem lại lợi ích cho giới tư bản Pháp, đại bộ phận người bản xứ không được hưởng bất kỳ thành tựu nào từ sự phát triển của các hoạt động kinh tế. Thậm chí, bộ phận công nhân và nông dân trong xã hội bị bóc lột, bòn rút thậm tệ.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, người Pháp đã đem đến những phương thức sản xuất mới, cùng các công nghệ sản xuất được xem là hiện đại thời kỳ này. Một số trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất khu vực đã được thiết lập với lực lượng công nhân lành nghề lớn. Tuy nhiên, chính quyền cai trị hoàn toàn không có ý định công nghiệp hoá Việt Nam tức là không đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp nền tảng như luyện kim, cơ khí, sản xuất chế tạo… Do chính quyền cai trị chỉ muốn khai thác tối đa lợi nhuận từ các nguồn lực kinh tế sẵn có, tập trung vào việc cung cấp những hàng hóa, nguyên liệu thô mà nền kinh tế Pháp cần. Vì thế, những ngành khai khoáng, xay xát gạo, kéo sợi và dệt… được khuyến khích hơn cả. Thế nhưng, những biến động theo bối cảnh lịch sử cũng như vì yếu tố lợi nhuận đã thúc đẩy mà một số lĩnh vực cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam như tinh chế quặng, sản xuất giấy, hóa mỹ phẩm… có cơ hội phát triển. Các lĩnh vực sản xuất điện và cung ứng nước phát triển chậm, chủ yếu dựa vào sự mở rộng của một số đô thị. Yếu tố lợi nhuận cũng thúc đẩy sự đầu tư của người Pháp trong việc phát triển nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vốn phát triển lạc hậu dưới thời phong kiến.

Đối với lĩnh vực thương mại, mặc dù hoạt động thương mại nội địa lẫn xuất nhập khẩu trở nên sôi động, phát triển nhanh, giúp dần hình thành thị trường hàng hóa nhưng thiếu bền vững. Chính quyền cai trị áp đặt chính sách độc quyền mậu dịch, bảo hộ hàng hóa Pháp bằng hàng rào thuế quan ngặt nghèo để biến Việt Nam thành thị trường riêng, chuyên tiêu thụ các sản phẩm của nền công nghiệp Pháp, phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp. Sức sản xuất của các ngành công nghiệp chế biến tại chỗ yếu kém khiến hoạt động thương mại không thể phát triển bình thường với tư cách là một ngành kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Điều này được thể hiện rõ qua cơ cấu xuất nhập khẩu, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các loại hàng hóa, nguyên liệu thô với giá thấp nhưng lại nhập khẩu nhiều hàng hóa công nghiệp, sản phẩm tiêu dùng có giá cao. Bên cạnh đó, tương tự như trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, chính quyền cai trị áp đặt các điều kiện kinh doanh ngặt nghèo nhằm bảo vệ lợi ích của giới thương nhân Pháp, cũng như bắt tay với giới tư sản ngoại kiều nhằm kìm hãm sự phát triển của giới tư sản người Việt.

Chính chính sách thực dân bóc lột và sau này thêm chính sách vơ vét của phát xít Nhật đã bòn rút kiệt quệ mọi nguồn lực phát triển kinh tế của Việt Nam sau thời gian dài nằm dưới ách thống trị.

Danh mục

Tùy chỉnh