1. Cải tạo công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Ngày 29/9/1975, Hội nghị Trung ương lần thứ 24 ra Nghị quyết số 247-NQ/TW về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, khi bàn về cách mạng hội chủ nghĩa miền Nam, Nghị quyết yêu cầu “Phải xóa bỏ bản mại bản bằng cách quốc hữu hóa sở kinh tế của họ, biến thành sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý. Đối với kinh tế sản dân tộc, thực hiện cải tạo hội chủ nghĩa bằng hình thức công hợp doanh, bắt đầu từ những sở sản xuất kinh doanh quan trọng”1.

Ngày 15/7/1976, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 254-NQ/TW “Về những công tác trước mắt miền Nam”, trong đó đặt vấn đề “Thành lập Ban cải tạo công thương nghiệp bản doanh Trung ương”2. Ngày 25/9/1976, Chính phủ ra Tuyên bố về chính sách đối với công thương nghiệp bản doanh miền Nam.

cửa hàng kinh doanh

Công cuộc cải tạo công nghiệp bản doanh miền Nam được tiến hành thông qua các hình thức quốc hữu hóa chuyển thành nghiệp quốc doanh đối với các nghiệp công quản nghiệp sản mại bản, sản bỏ chạy ra nước ngoài; thành lập nghiệp công hợp doanh; thành lập nghiệp, hợp tác xã. Tính đến hết năm 1978, chúng ta đã căn bản hoàn thành việc chuyển các sở bản doanh trong các ngành công thương nghiệp dịch vụ quan trọng thành nghiệp quốc doanh, công hợp doanh các hình thức cải tạo hội chủ nghĩa khác3.

Cụ thể, đã chuyển quyền sở hữu quản 1.500 nghiệp bản doanh loại lớn vừa, sắp xếp, tổ chức lại thành 650 nghiệp quốc doanh công hợp doanh với 130 nghìn công nhân người lao động, chiếm 70% số công nhân, người lao động trong các nghiệp bản doanh. 64 công nhân được cử làm giám đốc các nghiệp công hợp doanh do các tỉnh, thành phố quản lý, hơn 100 công nhân làm quản đốc trong các nghiệp do Trung ương quản lý. Giá trị sản xuất công nghiệp của các nghiệp quốc doanh công hợp doanh chiếm 70% tổng sản lượng công nghiệp miền Nam.

Trong tiểu thủ công nghiệp, đã thành lập trên 500 hợp tác 5.000 tổ hợp tác với trên 250 nghìn lao động. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh 144 hợp tác với 27.634 lao động 1.964 tổ hợp tác với 75.284 lao động, chiếm 71% tổng số lao động thủ công nghiệp của Thành phố. Các tỉnh khác số thợ thủ công được tổ chức lại chiếm khoảng 40%. Tới cuối năm 1985, số sở tiểu thủ công nghiệp miền Nam đã 2.937 hợp tác chuyên nghiệp, 10.124 tổ sản xuất chuyên nghiệp, 3.162 hợp tác nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 529 hợp tác kiêm 920 hộ nhân thể4.

Nhưng theo đánh giá, ta mới chỉ xóa bỏ quan hệ sản xuất trong công nghiệp chưa xác lập một cách thực chất quan hệ sản xuất mới.

Ngày 17/6/1980, Thông báo số 14-TB/TW về ý kiến của Ban thư kết luận Hội nghị ngày 28 - 31/3/1980 bàn về cải tạo công thương nghiệp doanh miền Nam, đã đánh giá kết quả chủ yếu đạt được “Bảo đảm cho Nhà nước làm chủ được các ngành kinh tế then chốt, bước đầu tổ chức sắp xếp lại sản xuất lưu thông theo kế hoạch Nhà nước”5; song hạn chế “đã phần nóng vội trong việc đề ra chủ trương hoàn thành về bản nhiệm vụ cải tạo hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp bản chủ nghĩa trong hai năm 1977 - 1978”6.


1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.36, tr. 431, 222.

3. “Kết quả cải tạo hội chủ nghĩa xây dựng công thương nghiệp các tỉnh, thành phố miền Nam”, báo Nhân Dân, số 8976, ngày 04/01/1979, tr.2.

4. Xem Bộ Công Thương: lược Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam, Sđd, tr.194.

5, 6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.41, tr.137, 139.

1. Cải tạo công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Ngày 29/9/1975, Hội nghị Trung ương lần thứ 24 ra Nghị quyết số 247-NQ/TW về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, khi bàn về cách mạng hội chủ nghĩa miền Nam, Nghị quyết yêu cầu “Phải xóa bỏ bản mại bản bằng cách quốc hữu hóa sở kinh tế của họ, biến thành sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý. Đối với kinh tế sản dân tộc, thực hiện cải tạo hội chủ nghĩa bằng hình thức công hợp doanh, bắt đầu từ những sở sản xuất kinh doanh quan trọng”1.

Ngày 15/7/1976, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 254-NQ/TW “Về những công tác trước mắt miền Nam”, trong đó đặt vấn đề “Thành lập Ban cải tạo công thương nghiệp bản doanh Trung ương”2. Ngày 25/9/1976, Chính phủ ra Tuyên bố về chính sách đối với công thương nghiệp bản doanh miền Nam.

cửa hàng kinh doanh

Công cuộc cải tạo công nghiệp bản doanh miền Nam được tiến hành thông qua các hình thức quốc hữu hóa chuyển thành nghiệp quốc doanh đối với các nghiệp công quản nghiệp sản mại bản, sản bỏ chạy ra nước ngoài; thành lập nghiệp công hợp doanh; thành lập nghiệp, hợp tác xã. Tính đến hết năm 1978, chúng ta đã căn bản hoàn thành việc chuyển các sở bản doanh trong các ngành công thương nghiệp dịch vụ quan trọng thành nghiệp quốc doanh, công hợp doanh các hình thức cải tạo hội chủ nghĩa khác3.

Cụ thể, đã chuyển quyền sở hữu quản 1.500 nghiệp bản doanh loại lớn vừa, sắp xếp, tổ chức lại thành 650 nghiệp quốc doanh công hợp doanh với 130 nghìn công nhân người lao động, chiếm 70% số công nhân, người lao động trong các nghiệp bản doanh. 64 công nhân được cử làm giám đốc các nghiệp công hợp doanh do các tỉnh, thành phố quản lý, hơn 100 công nhân làm quản đốc trong các nghiệp do Trung ương quản lý. Giá trị sản xuất công nghiệp của các nghiệp quốc doanh công hợp doanh chiếm 70% tổng sản lượng công nghiệp miền Nam.

Trong tiểu thủ công nghiệp, đã thành lập trên 500 hợp tác 5.000 tổ hợp tác với trên 250 nghìn lao động. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh 144 hợp tác với 27.634 lao động 1.964 tổ hợp tác với 75.284 lao động, chiếm 71% tổng số lao động thủ công nghiệp của Thành phố. Các tỉnh khác số thợ thủ công được tổ chức lại chiếm khoảng 40%. Tới cuối năm 1985, số sở tiểu thủ công nghiệp miền Nam đã 2.937 hợp tác chuyên nghiệp, 10.124 tổ sản xuất chuyên nghiệp, 3.162 hợp tác nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 529 hợp tác kiêm 920 hộ nhân thể4.

Nhưng theo đánh giá, ta mới chỉ xóa bỏ quan hệ sản xuất trong công nghiệp chưa xác lập một cách thực chất quan hệ sản xuất mới.

Ngày 17/6/1980, Thông báo số 14-TB/TW về ý kiến của Ban thư kết luận Hội nghị ngày 28 - 31/3/1980 bàn về cải tạo công thương nghiệp doanh miền Nam, đã đánh giá kết quả chủ yếu đạt được “Bảo đảm cho Nhà nước làm chủ được các ngành kinh tế then chốt, bước đầu tổ chức sắp xếp lại sản xuất lưu thông theo kế hoạch Nhà nước”5; song hạn chế “đã phần nóng vội trong việc đề ra chủ trương hoàn thành về bản nhiệm vụ cải tạo hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp bản chủ nghĩa trong hai năm 1977 - 1978”6.


1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.36, tr. 431, 222.

3. “Kết quả cải tạo hội chủ nghĩa xây dựng công thương nghiệp các tỉnh, thành phố miền Nam”, báo Nhân Dân, số 8976, ngày 04/01/1979, tr.2.

4. Xem Bộ Công Thương: lược Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam, Sđd, tr.194.

5, 6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.41, tr.137, 139.

II. CÔNG NGHIỆP

cửa hàng kinh doanh

Điện Việt Trì

Nhà máy điện Việt Trì lắp thêm lò 7, 8 và ống khói 2 cao 60 m trong đợt mở rộng quy mô năm 1978 (Ảnh: Trần Nguyên Hợi)

2. Vượt qua giai đoạn suy thoái

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng khẳng định: đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới ở nước ta là “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”1. Trên cơ sở đó, phương hướng và nhiệm vụ của ngành Công Thương trong kế hoạch phát triển công nghiệp 5 năm 1976 - 1980 được cụ thể hóa và chỉ rõ.

Đối với một số phân ngành chủ chốt trong công nghiệp nặng:

Cơ khí: Nhanh chóng xây dựng lớn mạnh để từng bước cung cấp máy móc, công cụ, phụ tùng, thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ cho các ngành kinh tế quốc dân. Trong kế hoạch 5 năm 1976 - 1980, hoàn thành sớm quy hoạch cơ khí trong cả nước, ổn định phương hướng sản xuất cho từng xí nghiệp, trên cơ sở thực hiện chuyên môn hóa mà đẩy mạnh hiệp tác hóa giữa cơ khí chung và cơ khí chuyên ngành, cơ khí quốc phòng và cơ khí dân dụng, cơ khí quốc doanh và cơ khí hợp tác xã, cơ khí chế tạo và cơ khí sửa chữa. Sắp xếp, cải tạo và mở rộng những xí nghiệp hiện có để khai thác hết tiềm lực. Đồng thời tập trung sức xây dựng một số xí nghiệp mới quan trọng nhằm hoàn chỉnh từng bước ngành Cơ khí, xây dựng lực lượng cơ khí cho các ngành quan trọng và các địa phương. Cung cấp đủ công cụ thường và công cụ cải tiến với chất lượng tốt; bảo đảm phần lớn nhu cầu sửa chữa và phụ tùng; sản xuất nhiều máy móc, thiết bị đáp ứng từng phần nhu cầu của các ngành kinh tế.

Điện Việt Trì

Nhà máy điện Việt Trì lắp thêm lò 7, 8 và ống khói 2 cao 60 m trong đợt mở rộng quy mô năm 1978 (Ảnh: Trần Nguyên Hợi)

Năng lượng: Phát triển sớm năng lượng, đón trước được nhu cầu; xúc tiến nghiên cứu để khai thác và sử dụng được nhiều dạng năng lượng.

Ngành Điện: Phương hướng cơ bản là kết hợp thủy điện với nhiệt điện; hết sức coi trọng thủy điện, kết hợp quy mô lớn với quy mô vừa và nhỏ. Xây dựng lưới điện cân đối với nguồn điện. Mở rộng một số nhà máy điện cũ và xây dựng một số nhà máy mới, chú trọng xây dựng nhiều trạm thủy điện nhỏ ở trung du và miền núi, nhất là ở Tây Nguyên.

Ngành Than: Đẩy mạnh sản xuất than để đáp ứng nhu cầu trước mắt và tăng nhanh sản lượng trong kế hoạch sau. Triệt để phát huy các mỏ cũ, xây dựng nhanh nhiều mỏ mới. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến than; tăng cường lực lượng cơ khí để chế tạo được từng phần thiết bị và phụ tùng khai thác hầm lò và lộ thiên.

Ngành Dầu khí: Triển khai mạnh việc tìm kiếm, thăm dò dầu mỏ và khí đốt trên đất liền và ngoài biển; tạo điều kiện xây dựng nhanh công nghiệp dầu khí. Khẩn trương chuẩn bị để sớm khởi công xây dựng cơ sở lọc dầu và chế biến dầu.

Luyện kim: Phát triển cân đối từng bước với sản xuất cơ khí, bảo đảm được yêu cầu xây dựng cơ bản. Tiến lên sản xuất cho được một khối lượng lớn kim loại đen, kim loại màu và một phần kim loại quý, hiếm. Hoàn thành xây dựng và mở rộng các cơ sở luyện thép hiện có, xây dựng nhiều lò thép điện trong các nhà máy cơ khí, chuẩn bị xây dựng cơ sở luyện thép cỡ lớn. Mở rộng sản xuất thiếc, tạo điều kiện khởi công các cơ sở luyện kim màu khác. Tập trung làm tốt công tác tìm kiếm những nguồn quặng mới.

Hóa chất: Phát triển toàn diện hóa chất vô cơ và hóa chất hữu cơ. Kết hợp quy mô lớn với quy mô vừa và nhỏ; chú trọng liên hợp sản xuất, hình thành những khu công nghiệp hóa chất hợp lý, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ được môi trường. Phát triển phân bón hóa học và các hóa chất khác phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sớm khởi công xây dựng cơ sở sợi nhân tạo, các nhà máy xút và một số nhà máy hóa chất cơ bản. Phát triển hóa dược đáp ứng nhu cầu về thuốc chữa bệnh của nhân dân; tích cực chế biến các sản phẩm từ cao su, hương liệu, tinh dầu...

Đối với công nghiệp nhẹ

Nhiệm vụ cơ bản là sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân; bảo đảm và nâng cao thu nhập thực tế của người lao động; tạo điều kiện cho Nhà nước đẩy mạnh phân công lao động xã hội; cung cấp nhiều hàng hóa cho xuất khẩu. Tận dụng mọi năng lực sản xuất, mọi hình thức tổ chức để sản xuất được ngày càng nhiều sản phẩm với giá thành hạ, chủng loại phong phú, chất lượng cao, sớm chấm dứt tình trạng thiếu hàng tiêu dùng thiết yếu.

Trước hết, tập trung sức phát triển những ngành thuộc nhu cầu đời sống cơ bản, gồm: dệt, da, may mặc, giấy, đồ gỗ, đồ dùng gia đình, đồ dùng học sinh, dụng cụ y tế, dụng cụ nhà trẻ, thể dục thể thao, văn hóa phẩm. Trong kế hoạch 5 năm, phấn đấu bảo đảm cho mọi gia đình đều có mức vải mặc vừa phải, có hàng tiêu dùng thông dụng.

Đối với những cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư trang bị hiện đại, cung cấp đủ nguyên liệu, tăng cường quản lý kinh tế, kỹ thuật, bảo đảm làm ra sản phẩm đạt trình độ quốc tế.

Trước mắt, cần nhanh chóng nắm chắc lực lượng công nghiệp nhẹ trong cả nước, tổ chức lại, phân công phối hợp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, kết hợp quy mô lớn với quy mô vừa và nhỏ, trung ương với địa phương, quốc doanh với tập thể và cá thể. Cải tiến kỹ thuật và mở rộng năng lực sản xuất của những cơ sở sẵn có, đồng thời cố gắng xây dựng thêm một số cơ sở mới.

Đối với thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp

Ra sức phục hồi và phát triển thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp, chú ý những nghề thủ công cổ truyền và mỹ nghệ. Trong đó, quan trọng nhất là bằng mọi cách sớm tạo ra nguồn nguyên liệu vững chắc trong nước, đồng thời có kế hoạch nhập khẩu một số nguyên liệu cần thiết để tận dụng lực lượng lao động và công suất thiết bị, bảo đảm nhu cầu thiết yếu của nhân dân và tạo thêm hàng xuất khẩu.

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, các bộ quản lý ngành Công Thương đã nghiên cứu tổ chức lại sản xuất công nghiệp, phân bố lại lực lượng sản xuất, tổ chức nghiên cứu quy hoạch phát triển dài hạn của các phân ngành công nghiệp, lập kế hoạch, tham mưu đề xuất đầu tư nhiều công trình công nghiệp quan trọng. Trong 10 năm 1976 - 1985, tỷ trọng đầu tư vào ngành Công nghiệp chiếm trên 40% tổng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất, tốc độ tăng đầu tư cho công nghiệp cao hơn mức tăng đầu tư bình quân của toàn bộ khu vực sản xuất vật chất. Trong đó, đầu tư cho nhóm A là trên 70% và nhóm B gần 30%.

Trong thời kỳ này, nhiều công trình tương đối lớn được xây dựng như các nhà máy Sợi Hà Nội, Vinh, Huế, Nha Trang; các nhà máy Đường Lam Sơn, La Ngà; các nhà máy Giấy Bãi Bằng, Tân Mai... Giá trị tài sản ngành công nghiệp được tăng lên đáng kể: giai đoạn 1976 - 1980 tăng thêm 13 tỉ đồng, bằng 35% giá trị tài sản cố định mới tăng thêm thuộc khu vực sản xuất vật chất; giai đoạn 1981 - 1985 tăng 18,6 tỉ đồng, bằng 440% tổng giá trị tài sản cố định thuộc khu vực này2.

Do kết quả cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam và đầu tư xây dựng mới của Nhà nước, số lượng cơ sở công nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh trong cả nước đã tăng thêm đáng kể, hơn 1.000 cơ sở trong vòng 10 năm, từ 2.021 xí nghiệp năm 1976 lên 2.627 xí nghiệp năm 1980 và 3.220 xí nghiệp năm 1985. Trong đó, chủ yếu là các xí nghiệp nhóm A đã từ 1.076 năm 1976 tăng lên 1.458 năm 1980 và 1.851 cơ sở năm 1985, xí nghiệp nhóm B đã từ 945 tăng lên 1.080 và 1.369 cơ sở. Năm 1985 số xí nghiệp do trung ương quản lý là 748 cơ sở và địa phương quản lý là 2.472 cơ sở. Ngành nhiều xí nghiệp nhất là lương thực, thực phẩm, có 634 cơ sở, địa phương nhiều xí nghiệp nhất là Hậu Giang, có 164 cơ sở.

Giấy Bãi Bằng

Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười cùng đại diện Vương quốc Thụy Điển cắt băng khánh thành Nhà máy Giấy Bãi Bằng, ngày 26/11/1982 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Nhà máy Giấy Bãi Bằng: Công trình hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển

Bằng những nỗ lực lớn trong công tác ngoại giao của Chính phủ Việt Nam và sự thiện chí, giúp đỡ của Chính phủ Thụy Điển, ngày 20/8/1974, dự án xây dựng một nhà máy sản xuất giấy và bột giấy Bãi Bằng trị giá gần 2,7 tỷ cơron đã được ký kết.

Sau gần 8 năm khẩn trương xây dựng, ngày 26/11/1982, Nhà máy Giấy Bãi Bằng đã chính thức khánh thành.

Nhớ về những ngày đầu Nhà máy mới thành lập, Anh hùng Lao động Trần Ngọc Quế - Nguyên lãnh đạo Công ty Giấy Bãi Bằng chia sẻ: “Ngay sau khi khánh thành, Giấy Bãi Bằng đã nhanh chóng bước vào sản xuất. Bắt đầu từ đây, mỗi cán bộ, công nhân Nhà máy lại sát cánh cùng các chuyên gia, thực hiện chuyển giao kiến thức. Trong giai đoạn này, các chuyên gia Thụy Điển từ Tổng giám đốc đến trưởng ca quản lý là người điều hành trực tiếp. Trước đó, đã có nhiều đoàn được cử sang đào tạo tại Thụy Điển nhưng với tinh thần khiêm tốn, học hỏi khi trở về họ vẫn cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật lắng nghe tiếp thu kiến thức kinh nghiệm thực hành sản xuất từ các chuyên gia với mong muốn nhanh chóng làm chủ được các thiết bị công nghệ. Vào thời điểm ấy, mỗi cán bộ đảng viên của Nhà máy thực sự là những người gương mẫu trong việc bám máy trực tiếp theo dõi vận hành các thiết bị trong dây chuyền sản xuất giấy và bột giấy”.

Nguồn: Website của Tổng Công ty Giấy Việt Nam.

Trong 10 năm 1976 - 1985, sản xuất công nghiệp chia thành hai giai đoạn rõ rệt.

Giai đoạn 1976 - 1980: kết quả sản xuất không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra. Trong khi vốn đầu tư của Nhà nước, số xí nghiệp quốc doanh tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong khu vực sản xuất vật chất thì giá trị tổng sản lượng công nghiệp có mức độ tăng không tương xứng, tăng trong 3 năm đầu, lên cao nhất vào năm 1978, sau đó suy thoái trong 2 năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ II.

Do đó, tất cả các mục tiêu do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đề ra đều không đạt. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu công nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976 - 1980): giá trị sản lượng cơ khí đạt 80%; sản lượng điện đạt 3.680 triệu kWh, đạt 73,6%; than đạt 52%; khai thác gỗ tròn là 1,577 triệu m3, đạt 45%; vải mặc 182 triệu mét, đạt 40,4%; đánh bắt cá biển 399 nghìn tấn, đạt 39,9%; giấy, bìa 48,3 nghìn tấn, đạt 37%; ximăng 641 nghìn tấn, đạt 32%; phân bón hóa học 367 nghìn tấn, đạt 28%; sản lượng thép 62,5 nghìn tấn, đạt 25%3.

bảng 35

bảng 36

bảng 37

Sản phẩm công nghiệp tính bình quân đầu người giai đoạn 1976 - 1980 cũng cho thấy bức tranh tương tự, sụt giảm vào những năm cuối kỳ của kế hoạch 5 năm.

Giai đoạn 1981 - 1985: Sản xuất công nghiệp vượt qua thời kỳ suy thoái và khủng hoảng, bắt đầu có bước phát triển đều đặn, rõ ràng, năm sau cao hơn năm trước. Nếu trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976 - 1980), giá trị tổng sản lượng công nghiệp cả nước tăng trong 3 năm đầu và đạt giá trị cao nhất trong năm 1978 (64,1 tỉ đồng), sau đó giảm liên tục cho đến năm 1980 chỉ còn 55,7 tỉ đồng; thì sang kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981 - 1985), giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng liên tục từ năm 1981, đến năm 1985 đạt giá trị cao nhất (101,3 tỉ đồng) so với cả giai đoạn 1976 - 1985. Tốc độ tăng bình quân/năm trong kế hoạch 5 năm 1976 - 1980: 3,3%; tốc độ tăng bình quân/năm trong kế hoạch 5 năm 1981 - 1985: 13,37%, đã kéo tốc độ tăng bình quân/năm trong 10 năm 1976 - 1985 lên 8,2%.

Giai đoạn này, giá trị sản xuất công nghiệp có sự phát triển liên tục, năm sau cao hơn năm trước ở cả công nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Xét về cơ cấu, giai đoạn 1976 - 1980 có sự khác biệt với giai đoạn 1981 - 1985. Có thể thấy, giai đoạn 1976 - 1980, công nghiệp quốc doanh chiếm trên 60%, công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm dưới 40%, đến giai đoạn 1981 - 1985, công nghiệp quốc doanh vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn, nhưng giảm xuống dưới 60%, trong khi công nghiệp ngoài quốc doanh vươn lên trên 40%. Cơ cấu giữa công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Giai đoạn 1976 - 1980, công nghiệp trung ương chiếm trên 40% và công nghiệp địa phương chiếm trên 50%; đến giai đoạn 1981 - 1985, khoảng cách này giãn rộng ra, công nghiệp trung ương giảm xuống dưới 40%, còn công nghiệp địa phương chiếm trên 60%.

Thành tựu những năm 1981 - 1985 là kết quả của sự đầu tư cơ sở vật chất trong suốt 10 năm, đặc biệt trong kế hoạch 5 năm lần thứ III đã “hoàn thành mấy trăm công trình tương đối lớn và hàng nghìn công trình vừa và nhỏ, trong đó có một số cơ sở quan trọng về điện, dầu khí, ximăng, cơ khí, dệt, đường, thủy lợi, giao thông...”4, cộng hưởng với những cải cách quản lý kinh tế, tuy có phần dè dặt, khởi đầu từ Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (năm 1979) mở ra những cải tiến quản lý trong khu vực công nghiệp theo Quyết định số 25-CP, 26-CP ngày 21/01/1981 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 146-HĐBT ngày 25/8/1982 của Hội đồng Bộ trưởng, đã phát huy mạnh mẽ quyền chủ động sản xuất - kinh doanh và quyền tự chủ tài chính của xí nghiệp, làm cho các xí nghiệp quốc doanh trở nên năng động, sản xuất công nghiệp được “bung ra”, cơ cấu công nghiệp được điều chỉnh theo hướng đẩy mạnh hơn các ngành Công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng.

bảng 38


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.37, tr. 524.

2. Xem Bộ Công nghiệp: 60 năm Công nghiệp Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2005, tr.103.

3. Xem Bộ Công Thương: Sơ lược Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam, Sđd, tr. 197.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.47, tr. 348.

Danh mục

Tùy chỉnh