CHƯƠNG VI: CÔNG NGHIỆP - THƯƠNG MẠI TRONG 10 NĂM SAU KHI ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (1975 - 1985)

xí nghiệp may 1980 Năm 1980, Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp nhận hai nghiệp may Ledgine Jean Symi thuộc khu chế xuất Sài Gòn, đổi tên thành nghiệp may Nhà (Ảnh: Thông tấn Việt Nam) Giấy Bãi Bằng

Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười cùng đại diện Vương quốc Thụy Điển cắt băng khánh thành Nhà máy Giấy Bãi Bằng, ngày 26/11/1982 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

CHƯƠNG VI: CÔNG NGHIỆP - THƯƠNG MẠI TRONG 10 NĂM SAU KHI ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (1975 - 1985)

xí nghiệp may 1980 Năm 1980, Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp nhận hai nghiệp may Ledgine Jean Symi thuộc khu chế xuất Sài Gòn, đổi tên thành nghiệp may Nhà (Ảnh: Thông tấn Việt Nam) Giấy Bãi Bằng

Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười cùng đại diện Vương quốc Thụy Điển cắt băng khánh thành Nhà máy Giấy Bãi Bằng, ngày 26/11/1982 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

3. Thương mại trong vùng giải phóng và vùng tranh chấp

Trong hầu hết thời gian của cuộc chiến, các vùng giải phóng của ta bị đối phương thực hiện gắt gao chiến lược bao vây kinh tế như kiểm soát gắt gao hoạt động vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương, nhất là những mặt hàng có tính chất phục vụ quân sự, thu mua lúa gạo với giá cao gấp đôi thị trường tại một số khu vực giáp ranh nhằm gây tình trạng thiếu lương thực tại vùng giải phóng, ép giá những mặt hàng lâm thổ sản mà nhân dân vùng giải phóng hay bán vào vùng địch kiểm soát với lý do đây là những mặt hàng không cần thiết, phong tỏa hoặc thường xuyên đánh phá các khu vực biên giới Lào và Campuchia giáp với vùng giải phóng... Đặc biệt, chính sách “ấp chiến lược” của quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã khiến các nguồn lực tiếp tế cho lực lượng cách mạng sụt giảm.

Trong khi đó, chiến trường miền Nam nằm cách xa hậu phương miền Bắc, việc chi viện hàng hóa trong hầu hết thời gian diễn ra cuộc chiến tranh gặp rất nhiều khó khăn, có lúc bị đứt quãng vì địch tăng cường hoạt động. Các loại hàng hóa được chi viện từ miền Bắc thường chỉ ưu tiên phục vụ lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và hoạt động của các cơ quan chính quyền cách mạng. Lượng hàng hóa để cung cấp cho nhân dân không có nhiều và kém đa dạng về chủng loại. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, nhiều vùng giải phóng rơi vào tình trạng thiếu hàng tiêu dùng thiết yếu, bao gồm gạo và muối như trường hợp tại Tây Nguyên, vùng miền núi Nam Trung Bộ.

Nhằm khắc phục các khó khăn, ta áp dụng nhiều giải pháp, tập trung khai thác nguồn hàng hóa từ vùng địch kiểm soát và thúc đẩy lưu thông hàng hóa giữa các khu vực trong vùng giải phóng nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân cũng như phục vụ công cuộc kháng chiến. Trong đó, Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương Cục miền Nam chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng hàng hóa cho các cơ quan, đơn vị của chính quyền và lực lượng vũ trang. Đến năm 1965, bộ máy của Ban được hoàn thiện, bao gồm cả Tiểu ban Lương thực và Tiểu ban Thương nghiệp. Trong đó, Tiểu ban Lương thực có nhiệm vụ bảo đảm cung cấp hàng hóa, lương thực cho các cơ quan dân, chính, đảng. Tiểu ban Thương nghiệp chịu trách nhiệm thiết lập hệ thống các cửa hàng bách hóa và lương thực nhằm trao đổi, kinh doanh với vùng địch kiểm soát1. Mạng lưới Kinh - Tài được thiết lập rộng khắp, xuống đến các khu, tỉnh, huyện và xã.

a) Trong vùng tranh chấp

Nguồn hàng hóa từ vùng địch kiểm soát là nguồn hàng thường xuyên và đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân trong vùng giải phóng cũng như phục vụ công cuộc kháng chiến. Từ các kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ta chủ trương đẩy mạnh lưu thông hàng hóa giữa vùng giải phóng với vùng địch kiểm soát bằng cách tổ chức các chợ nhỏ, nằm rải rác tại các khu vực giáp ranh, tranh chấp để người dân giữa hai vùng giao thương, và đẩy mạnh vận động người dân, thương nhân sống tại vùng do địch kiểm soát bán ra các loại hàng hóa, nhất là những hàng hóa vùng giải phóng cần. Từ đó, hoạt động giao thương hàng hóa dần len lỏi, hình thành các “hành lang thương mại” giữa hai vùng.

Các chợ giáp ranh giữa hai vùng thường là nơi có hoạt động kinh tế sầm uất nhất. Ở đây, có những thương nhân sẵn sàng nhận gom mua hàng hóa theo những đơn hàng của cán bộ và các cơ quan trong vùng giải phóng. Không chỉ cung cấp các loại thực phẩm, những thương nhân này còn cung cấp cả các loại radio, thuốc men, hóa chất, xe Honda... đôi khi cả xăng dầu, vũ khí.

Đặc biệt, ta cũng vận động thành công một bộ phận gia đình binh lính thuộc chính quyền Sài Gòn mang hàng ra bán cho nhân dân vùng giải phóng. Đơn cử, tại Quảng Đà thuộc Khu V, có những đêm vợ con binh lính đối phương đem bán từ 10 đến 20 tấn gạo vào vùng giải phóng. Kết quả là tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Đà, tỷ lệ hàng được thu mua từ vùng địch kiểm soát chiếm tới trên 84% tổng doanh số hàng mà ta thu mua được2.

Tại Chiến khu Đ (Đồng Nai), khu căn cứ địa quan trọng của miền Đông Nam Bộ và nằm cạnh vùng Sài Gòn - Chợ Lớn, Ban Kinh - Tài đã lợi dụng sự kiểm soát thiếu chặt chẽ ở một số nơi của địch để thiết lập các điểm thu mua, gom các loại hàng thiết yếu từ vùng địch kiểm soát, chuyển dần về các điểm tập trung rồi sau đó đưa về các kho hậu cần nằm sâu trong vùng giải phóng.

Đối với các mặt hàng tối cần thiết là gạo và muối, Ban Kinh - Tài thành lập các tổ công tác về tận những khu vực sản xuất hoặc dư thừa để hướng dẫn nhân dân tích cực cất giấu tránh địch lùng quét, động viên lòng yêu nước của đồng bào để tiếp tế hoặc bán lại cho chính quyền cách mạng. Giá thu mua được thực hiện theo giá thị trường nhằm đảm bảo tái sản xuất cho người nông dân. Đồng thời, ta vận động hoặc kiềm chế các thương nhân không trục lợi, không đầu cơ và không tranh chấp mua bán các mặt hàng này với nhân dân ở vùng giáp ranh.

b) Trong vùng giải phóng

Tại vùng giải phóng, nền kinh tế được phát triển theo hướng tự cung, tự cấp, ưu tiên khôi phục hoạt động nông nghiệp, ngay cả các cơ quan của chính quyền cách mạng cũng tăng gia sản xuất nhằm tự chủ lương thực, giảm bớt sự phụ thuộc vào chi viện của miền Bắc. Đối với việc khai thác các nguồn hàng hóa trong vùng giải phóng, ta chủ trương khuyến khích nhân dân tự do giao thương hàng hóa, thúc đẩy trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền núi với vùng đồng bằng.

Ban Kinh - Tài tổ chức những cửa hàng, tổ lưu động thu mua hàng hóa theo hình thức mậu dịch quốc doanh nhằm chủ yếu phục vụ cho các cơ quan dân, chính, đảng và đáp ứng phần nào đời sống nhân dân. Hoạt động của hệ thống mậu dịch quốc doanh này đã đạt nhiều kết quả tích cực. Ví dụ, trong năm 1962, Khu V đã tổ chức được 18 cửa hàng và 9 tổ thu mua hàng hóa lưu động, kinh doanh trên 121 mặt hàng với doanh số đạt trên 6 triệu Việt Nam đồng. Đến năm 1968, Khu V và Khu VI3, hệ thống mậu dịch quốc doanh đã phục vụ nhu cầu của lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được 23,2%, các cơ quan dân, chính, đảng được 67% và cung cấp cho nhân dân miền núi được 4%4.

Ta cũng hướng dẫn nhân dân lập ra các cơ sở thương nghiệp để thúc đẩy hoạt động lưu thông hàng hóa, các thương nhân được tổ chức thành từng tổ và được định hướng tập trung khai thác các nguồn hàng thế mạnh của từng địa phương, kinh doanh các loại hàng hóa cần thiết cho vùng giải phóng. Bên cạnh đó, chủ trương khuyến khích phục hồi và phát triển các ngành truyền thống như rèn, giấy, dệt, thêu... của ta cũng góp phần đáp ứng đáng kể nhu cầu hàng hóa tối cần thiết của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ trong vùng giải phóng.

Riêng tại khu vực Nam Bộ, các vùng giải phóng và vùng địch kiểm soát đan xen phức tạp, hệ thống giao thông phát triển và có sự gắn bó kinh tế chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau nên đối phương không thực hiện được việc bao vây kinh tế triệt để. Do đó, nguồn hàng từ vùng địch kiểm soát xuất hiện tại vùng giải phóng tương đối dồi dào cả về khối lượng lẫn chủng loại, giúp đáp ứng nhu cầu của lực lượng cách mạng lẫn người dân. Ta hướng dẫn nhân dân đẩy mạnh khai thác các nguồn hàng nông lâm sản địa phương mà các khu đô thị cần, qua đó, dần phát triển nền kinh tế vùng giải phóng cũng như gia tăng nguồn tài chính cho chính quyền cách mạng.

Ta cũng triệt để khai thác tình trạng tham nhũng, buôn lậu trong chính quyền Sài Gòn để gom mua nhiều loại hàng hóa cần thiết phục vụ công cuộc kháng chiến, kể cả các loại vũ khí. Chính Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ đã cáo buộc một tư lệnh phụ trách khu vực đồng bằng sông Cửu Long lấy cắp hơn 8.000 đài vô tuyến và 24.000 vũ khí cá nhân do Mỹ cấp để bán phần lớn cho lực lượng Quân giải phóng miền Nam5.

Do tuyệt đại đa số các giao dịch hàng hóa tại miền Nam là sử dụng tiền Sài Gòn, ta tích cực tuyên truyền, vận động người dân và các thương nhân không nắm giữ quá nhiều tiền và nhiều hàng hóa nhằm đề phòng đồng tiền này mất giá hoặc lưu thông hàng hóa bị bế tắc; qua đó, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa diễn ra thuận lợi hơn.

Trong giai đoạn từ năm 1965 - 1970, bằng các biện pháp ngoại giao, chính quyền Campuchia do Quốc trưởng Norodom Sihanouk đứng đầu đã cho phép ta sử dụng cảng Sihanoukville để tiếp nhận nhiều loại hàng hóa chi viện, đặc biệt là hàng hóa viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Mặc dù phải trả chi phí rất cao6 nhưng tuyến vận chuyển này giúp cung cấp hàng ngàn tấn hàng hóa thiết yếu, gồm gạo, muối, vải, đường, sữa, thuốc kháng sinh,... góp phần quan trọng trong việc đảm bảo đời sống của chiến sĩ, cán bộ và nhân dân vùng giải phóng. Đồng thời, Ban Kinh - Tài cũng tổ chức cả việc gom mua các loại hàng hóa cần thiết tại Campuchia như gạo để đáp ứng nhu cầu vùng giải phóng. Đến đầu năm 1970, luồng hàng hóa đi qua cảng Sihanoukville bị đứt gãy khi Lon Nol thực hiện đảo chính và thiết lập chính quyền mới thân Mỹ.

Các chiến thắng quân sự bước ngoặt của lực lượng Quân giải phóng miền Nam trên chiến trường sau năm 1971 đã giúp hoạt động chi viện của miền Bắc qua các tuyến đường tại Việt Nam dễ dàng hơn trước. Nhiều loại hàng hóa công nghệ phẩm trước đây phải phụ thuộc vào nguồn cung từ vùng địch kiểm soát nay đã được chi viện dồi dào, cấp phát nhiều cho các chiến sĩ và cán bộ như quần áo, thuốc men, văn phòng phẩm, đường, bột ngọt, các thiết bị máy móc...

Sau khi Hiệp định Pari được ký kết năm 1973, nhiều vùng giải phóng được củng cố, ngày càng nhiều người dân từ vùng địch kiểm soát chuyển ra vùng giải phóng, nhân dân bắt đầu bung ra làm ăn, hoạt động sản xuất trở nên sôi động, hàng hóa trên thị trường vùng giải phóng tăng cả về quy mô lẫn chủng loại. Qua đó, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện hơn.

*****

Với ý đồ xây dựng một quốc gia riêng tại miền Nam, ngay sau khi dựng lên được bộ máy điều hành, chính quyền Sài Gòn dưới sự cố vấn từ phía Mỹ đã sớm có những hoạch định phát triển kinh tế. Từ năm 1955 đến năm 1965, chính quyền Sài Gòn chủ trương tận dụng lợi thế sản xuất nông nghiệp của miền Nam để đẩy mạnh xuất khẩu các loại nông sản chủ lực như cao su, gạo... qua đó, tích lũy được ngoại tệ để trang bị máy móc, kỹ nghệ cho những ngành khác. Song song với đó là ưu tiên phát triển các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, đặc biệt là các ngành chế biến nông sản và sản xuất hàng tiêu dùng như dệt, lắp ráp... để tăng cường giá trị xuất khẩu cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Viện trợ nước ngoài, chủ yếu là từ Mỹ, bắt đầu thâm nhập mạnh vào nền kinh tế miền Nam.

Mặc dù chính quyền Sài Gòn đưa ra nhiều đặc quyền, đặc lợi để thu hút giới đầu tư nước ngoài bỏ vốn phát triển kinh tế nhưng không đạt được nhiều kết quả. Động lực phát triển kinh tế dần chuyển từ phía tư bản nước ngoài về phía giới tư sản miền Nam. Đặc biệt, nhiều nhà tư sản miền Bắc di cư bắt đầu bung ra kinh doanh giai đoạn này. Có thể nói rằng, đô thị và bộ mặt kinh tế miền Nam bắt đầu sầm uất từ năm 1955, một phần vì viện trợ của Mỹ, một phần đáng kể cũng nhờ yếu tố các nhà tư sản miền Bắc di cư.

Kể từ năm 1965, khi cường độ chiến tranh gia tăng mạnh cùng với việc quân đội Mỹ và lực lượng đồng minh ồ ạt đổ vào miền Nam, các khoản viện trợ cũng tăng vọt thì nền kinh tế miền Nam cũng thay đổi theo. Chủ trương kiềm chế nhập khẩu để phát triển công nghiệp nội địa, xây dựng nền kinh tế “tự lực” bị gác bỏ, thay bằng chính sách đẩy mạnh nhập khẩu tối đa nhằm giúp chính quyền Sài Gòn gia tăng ngân sách phục vụ hoạt động quân sự cũng như kìm chế các tác động của chiến tranh lên nền kinh tế.

Theo đó, trong lĩnh vực công nghiệp, những ngành nào trực tiếp hay gián tiếp phục vụ chiến tranh như chế biến thực phẩm, thuốc lá, đồ uống, đồ hộp... thì phát triển mạnh mẽ. Điển hình, chiến tranh tạo ra một lượng lớn kim loại phế thải đã thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt doanh nghiệp luyện kim chỉ để nấu và cán sắt vụn, đồng vụn cho dù miền Nam không hề có mỏ kim loại công nghiệp lớn. Hay sản lượng thuốc lá và bia tăng vọt qua các năm, chủ yếu nhờ phục vụ lực lượng quân đội.

Ở chiều ngược lại, những ngành vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ khối lượng lớn hàng nhập khẩu thì lại suy giảm như dệt may, lắp ráp, cao su... mặc dù một số lĩnh vực này đã được định hướng tập trung vốn đầu tư trước đây. Các lĩnh vực công nghiệp nền tảng, cần thiết cho phát triển kinh tế lâu dài như năng lượng, cơ khí, hóa chất cơ bản... gần như bị bỏ ngỏ. Nhiên liệu, vật tư, máy móc của nhiều ngành sản xuất lệ thuộc lớn vào nguồn nhập khẩu.

Về nhập khẩu, hàng hóa ngoại nhập giờ xuất hiện tràn lan trên thị trường, bao gồm cả các mặt hàng xa xỉ phẩm. Hàng ngoại nhập chủ yếu là đến từ Mỹ và một số ít nước đồng minh của Mỹ do các quy định “trói buộc” từ viện trợ thương mại đối với chính quyền Sài Gòn. Thị trường miền Nam dần trở thành nơi tiêu thụ độc quyền các loại hàng hóa tiêu dùng của nền công nghiệp Mỹ.

Ngược lại, chiến tranh lan rộng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất các loại nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cao su... khiến kim ngạch xuất khẩu suy giảm nhanh chóng. Mặt khác, một lượng lớn nông sản giá rẻ của Mỹ tràn vào miền Nam thông qua viện trợ đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với hoạt động sản xuất nông nghiệp nội địa, triệt tiêu hoàn toàn động lực của nông dân miền Nam. Thậm chí, sau năm 1965, miền Nam Việt Nam từ một khu vực xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhanh chóng trở thành nơi phải sống dựa vào gạo nhập khẩu.

Đối với nội thương, nhập khẩu tăng vọt đã tạo sự sôi động cho hoạt động lưu thông hàng hóa trong nước, thu hút đông đảo thương nhân tham gia do đây là lĩnh vực kiếm lời nhanh trong bối cảnh tình hình chính trị - quân sự nhiều bất ổn. Có một nghịch lý dễ thấy đối với nền kinh tế trong vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát thời kỳ này, đó là chiến tranh càng khốc liệt thì việc kinh doanh hàng hóa lại càng sôi động. Cường độ chiến tranh tăng lên kéo theo sự gia tăng mạnh của nhiều loại hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường dưới các hình thức viện trợ. Đồng thời, Mỹ và lực lượng đồng minh ồ ạt tăng quân, tạo ra một bộ phận bất thường và có tác động lớn về cả nhu cầu lẫn nguồn cung hàng hóa trên thị trường. Đáng chú ý, hiện tượng buôn lậu tràn lan, công khai các loại hàng tiếp tế của quân đội với giá rẻ trên thị trường trong thời gian này đã bóp nghẹt sự phát triển của nhiều lĩnh vực sản xuất nội địa.

Tại vùng giải phóng của ta, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn do đối phương triệt để thực hiện chính sách bao vây kinh tế và áp lực chiến tranh nặng nề. Tuy nhiên, chính quyền cách mạng đã có nhiều chủ trương, giải pháp đúng hướng để khôi phục và phát triển nhiều nghề truyền thống, giúp đảm bảo một phần lớn nhu cầu hàng hóa tối cần thiết trong vùng giải phóng. Hoạt động lưu thông hàng hóa cũng dần được khơi thông, ta tận dụng triệt để những kẽ hở của đối phương để tiếp cận nguồn hàng hóa dồi dào trong vùng địch kiểm soát, góp phần đảm bảo đời sống cho nhân dân, cán bộ và chiến sĩ xuyên suốt cuộc kháng chiến.

Nền kinh tế trong vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát vốn phụ thuộc mạnh vào các nguồn lực từ bên ngoài bắt đầu bộc lộ các điểm yếu, mất ổn định khi quân đội Mỹ và lực lượng đồng minh rút dần và rút hoàn toàn vào năm 1973. Hoạt động sản xuất công nghiệp, vốn có cơ cấu không hợp lý, liên tục sụt giảm mạnh trong những năm cuối chiến tranh. Hàng hóa trên thị trường cũng bắt đầu khan hiếm khi các khoản viện trợ nước ngoài bị rút đi khiến nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu giảm. Đồng thời, việc chính quyền Sài Gòn phá giá mạnh đồng tiền đã khiến lạm phát tăng vọt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Mặc dù tồn tại một số khiếm khuyết nhưng nền kinh tế miền Nam Việt Nam cũng để lại các di sản cho giai đoạn sau này. Trong lĩnh vực công nghiệp, một lượng lớn công nhân, kỹ thuật viên và chuyên viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác phong công nghiệp, kinh nghiệm vận hành - sửa chữa nhiều loại máy móc phức tạp cũng như thông thạo ngoại ngữ. Tương tự, trong lĩnh vực thương mại, một tầng lớp thương nhân năng động, nhạy bén, giàu kinh nghiệm và có năng lực tiếp thu kiến thức kinh doanh hiện đại đã dần được hình thành sau 20 năm va chạm với thị trường quốc tế.

Đồng thời, các hệ thống sản xuất - kinh doanh và phương thức hoạt động trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, thương mại đã được tổ chức chặt chẽ, tương đối hoàn chỉnh theo hướng chuyên môn hóa sâu. Những điều này có đóng góp nhất định cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế miền Nam nói riêng, Việt Nam nói chung sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước.


1. Xem Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến, Ban Kinh - Tài Trung ương Cục miền Nam Việt Nam: Lịch sử Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Sđd, tr.81.

2. Xem Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế Việt Nam, Đặng Phong (Chủ biên): Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 - 2000, tập II: 1955 - 1975, Sđd, tr.485.

3. Khu VI gồm các tỉnh cực nam Trung Bộ đến nam Tây Nguyên.

4. Xem Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế Việt Nam, Đặng Phong (Chủ biên): Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 - 2000, tập II: 1955 - 1975, Sđd, tr.485.

5. Xem Nguyễn Cao Kỳ: Chúng ta đã thua trận ở Việt Nam như thế nào? (Tài liệu tham khảo), Công ty Phát hành Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội, 1985, tr. 75.

6. Xem Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến, Ban Kinh - Tài Trung ương Cục miền Nam Việt Nam: Lịch sử Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Sđd, tr.138.

I- BỐI CẢNH LỊCH SỬ, HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH CÔNG THƯƠNG

đại hội IV

xí nghiệp may 1980

Năm 1980, Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp nhận hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc khu chế xuất Sài Gòn, đổi tên thành Xí nghiệp may Nhà Bè (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Danh mục

Tùy chỉnh