3. Sự phát triển của một số ngành công nghiệp chủ yếu

a) Điện lực

Điện lực mục tiêu bị đánh phá ác liệt trong chiến tranh; hầu như 100% các nhà máy điện bị đánh phá, trong đó nhiều nhà máy bị đánh nhiều lần. Với khẩu hiệu “giữ vững dòng điện như mạch máu”, cán bộ, công nhân viên ngành Điện tập trung cao độ cho công tác khôi phục các nhà máy điện, đảm bảo đường điện luôn thông suốt phục vụ kịp thời cho sản xuất đời sống đáp ứng các yêu cầu chiến đấu. Sau cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, ta đã lập tức khôi phục các hơi số 4 Nhà máy Điện Việt Trì, hơi số 2 Nhà máy Điện Uông Bí, nồi hơi Nhà máy Điện Yên Phụ 25 cụm hơi nhỏ khác, đồng thời phát triển các trạm diesel để cung cấp cho các sở không được dùng điện lưới.

thủy điện

Sau cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ, Điện lực cũng ngành hoàn thành sớm nhất việc khôi phục 100% các nhà máy điện bị hỏng vào năm 1974, cải tạo mở rộng một loạt các nhà máy điện quan trọng: Uông đợt II III, đưa công suất từ 48 MW lên 55 MW, Thái Nguyên: công suất 24 MW, Bắc Việt Trì: công suất 12 MW. Hoàn thành xây dựng các nhà máy điện lớn như Nhiệt điện Ninh Bình: 100 MW, Thủy điện Thác Bà: 108 MW; chuẩn bị cho xây dựng Nhà máy điện Phả Lại, mở rộng các trạm biến áp 110 kV Đông Anh, Đông, An Lạc; khôi phục các trạm biến áp Mông Dương, Trình Xuyên các đường dây 110 kV quan trọng Ninh Bình - Thanh Hóa, Phả Lại - Hải Hưng, đường dây 220 kV Thanh Hóa - Vinh; xây dựng thêm các trạm diesel Khu IV cũ, các trạm công suất các khu công nghiệp lớn các trạm biến thế phục vụ nông nghiệp.

Số lượng các nhà máy điện đã tăng từ 40 sở năm 1965 lên hơn 50 sở năm 1975. Năm 1975, lần đầu tiên miền Bắc đạt sản lượng điện 1,34 tỉ kWh, gấp hơn 2 lần mức của năm 1965, trong đó tỷ lệ điện dành cho sản xuất nông nghiệp tăng từ 2% (năm 1960) lên 6,1% (năm 1965) 14,8% (năm 1975).

b) Luyện kim

Ngành Luyện kim bị đánh phá ác liệt thiệt hại nặng nề, đặc biệt Luyện kim đen. Dự kiến sản xuất 20 vạn tấn thép vào kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1965 - 1970) đã không thực hiện được. Hầu hết các sản phẩm khác đều giảm sút mạnh: gang giảm từ 127,8 nghìn tấn (năm 1965) xuống còn 95,1 nghìn tấn (năm 1975), quặng cromit giảm từ 13,1 nghìn tấn xuống còn 10,4 nghìn tấn, thiếc thỏi giảm từ 436 tấn xuống còn 263 tấn, riêng thép, năm 1975 bắt đầu sản xuất được 36 nghìn tấn.

Tuy nhiên, trong chiến tranh, chúng ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thiết kế, xây dựng luyện kim trình độ, tiến hành khảo sát thăm được một trữ lượng trên 200 triệu tấn quặng sắt. Ngay khi chiến tranh vừa kết thúc vào năm 1975, khu Liên hợp Gang thép Thái Nguyên được khôi phục cải tạo mở rộng với công suất 12 vạn tấn thép 15 vạn tấn gang/năm, tiếp tục xây dựng Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng, khôi phục mở rộng các mỏ Cromit Cổ Định (Thanh Hóa): 2 vạn tấn, Nhà máy Luyện thiếc Tĩnh Túc: 550 nghìn tấn quặng, mỏ graphite (Yên Bái): 600 nghìn tấn.

c) khí

Đây cũng ngành bị đánh phá nặng nề giảm sút mạnh trong thời kỳ chiến tranh. Năm 1968, khi đế quốc Mỹ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, một số sản phẩm khí quan trọng đã sụt giảm so với cùng kỳ năm 1967 không hoàn thành kế hoạch như bơm nước, rơmoóc, lốp ôtô, động điện, tầu kéo, phụ tùng ôtô; sản xuất dụng cụ đồ nghề, nông cụ. Năm 1970, đế quốc Mỹ đã ngừng ném bom, nhưng so với năm 1969, sản lượng của ngành vẫn bị giảm nhiều do phải ngừng sản xuất các mặt hàng đọng để chuyển sang sản xuất phụ tùng sửa chữa.

Trong những năm 1973 - 1975, ngành khí đã tiến hành sắp xếp theo nhóm sản phẩm, tập trung đảm bảo sửa chữa nhanh chóng các phương tiện giao thông vận tải, mở rộng mạng lưới các trạm trại khí nông nghiệp, chế tạo các thiết bị cho công nghiệp nhẹ công nghiệp thực phẩm.

d) Khai thác than

Trong chiến tranh, sản lượng than khai thác bị giảm mạnh chỉ cung cấp đủ cho các nhà máy điện: cho các ngành như rèn, đúc, nung vôi, nung gạch thiếu than nghiêm trọng... Cũng lấy mốc kết thúc cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, quý I/1968, khai thác đạt 70% kế hoạch bằng 71% so với cùng kỳ năm 1967. Lượng than dự trữ tại các cảng còn rất mỏng: cảng Tiên Kiên còn 11 nghìn tấn, cảng Hải Phòng chỉ còn 3,4 nghìn tấn.

Từ năm 1973, miền Bắc trở lại thời kỳ hòa bình, ta đã khôi phục lại Nhà máy Sàng than Hòn Gai: 1 triệu tấn; Nhà máy Sàng than Cửa Ông: 2 triệu tấn (tương đương 2/3 công suất cũ); khôi phục cải tạo 3 mỏ than lộ thiên Quảng Ninh công suất 3,5 triệu tấn; xây dựng tiếp mỏ than Mông Dương: 0,9 triệu tấn; các mỏ than Vàng Danh: 1,8 triệu tấn; mỏ than Lầm, Hữu Nghị: 0,3 triệu tấn; mỏ than Phấn Mễ: 10 vạn tấn; khởi công mỏ than Cao Sơn: 2 triệu tấn, Nhà máy Phân lân nung chảy Văn Điển... Sản lượng ngành Than cũng nhanh chóng được khôi phục bước nhảy vọt: Năm 1975, lần đầu tiên miền Bắc đạt sản lượng 5,2 triệu tấn than, vượt 1 triệu tấn so với mức năm 1965; trong đó chủ yếu nhờ vào tăng sản lượng khai thác mỏ than Hòn Gai từ 2,3 triệu tấn (năm 1971) lên 4,1 triệu tấn (năm 1975).

đ) Hóa chất phân bón

Khôi phục, cải tạo mở rộng các sở quan trọng như Hóa chất Việt Trì: 4.500 tấn, Supe Phốtphát Lâm Thao đợt II từ 18 vạn tấn lên 30 vạn tấn, Cao su Sao Vàng: 5 vạn bộ lốp ôtô 3 triệu lốp xe đạp... Xây dựng thêm nhiều nhà máy mới như Phân đạm Bắc: công suất 6 vạn tấn, Phân lân nung chảy Ninh Bình: 10 vạn tấn, Ắc quy Vĩnh Phú: 6 vạn kWh, các sở nhỏ đắp lốp xe thuộc Bộ Giao thông vận tải, thuộc Tổng cục Hóa chất thuộc các địa phương. Chuẩn bị khởi công Nhà máy Phân lân nung chảy Thanh Hóa, công suất 2 vạn tấn...

e) Sản xuất hàng tiêu dùng

Sản xuất hàng tiêu dùng cũng không tránh khỏi những thời gian sút giảm căng thẳng về cung ứng hàng hóa tiêu dùng, như giấy viết, chiếu cói, đồ sành sứ thủy tinh, đường mật, nước mắm, muối... Sau khi buộc Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại, ta đã nhanh chóng khôi phục cải tạo các sở quan trọng như Dệt 8-3 với công suất 40 triệu mét vải, Dệt Nam Định: 60 triệu mét vải, lụa Nam Định: 7 triệu mét lụa, Sứ Hải Dương: 2.250 tấn sản phẩm, Bóng đèn Rạng Đông: 7 triệu cái. Khởi công xây dựng Nhà máy Dệt Minh Phương (Vĩnh Phú) do Trung Quốc giúp, Giấy Bãi Bằng (Vĩnh Phú) do Thuỵ Điển giúp, Dệt kim Thắng Lợi, May Xuất khẩu; thành lập các quốc doanh đánh cảng Hạ Long, Cát Bà, Hải Phòng, Sông Gianh; xây dựng các nhà máy chè Nghĩa Lộ, Yên Bái, Trần Phú, Cửu Long, In nhãn hiệu Vĩnh Phú... Các địa phương cũng tự xây dựng nhiều sở nhỏ chế biến chè, bột mì, ngô, khoai, sắn, đậu phụ, nước mắm, rau quả...

3. Sự phát triển của một số ngành công nghiệp chủ yếu

a) Điện lực

Điện lực mục tiêu bị đánh phá ác liệt trong chiến tranh; hầu như 100% các nhà máy điện bị đánh phá, trong đó nhiều nhà máy bị đánh nhiều lần. Với khẩu hiệu “giữ vững dòng điện như mạch máu”, cán bộ, công nhân viên ngành Điện tập trung cao độ cho công tác khôi phục các nhà máy điện, đảm bảo đường điện luôn thông suốt phục vụ kịp thời cho sản xuất đời sống đáp ứng các yêu cầu chiến đấu. Sau cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, ta đã lập tức khôi phục các hơi số 4 Nhà máy Điện Việt Trì, hơi số 2 Nhà máy Điện Uông Bí, nồi hơi Nhà máy Điện Yên Phụ 25 cụm hơi nhỏ khác, đồng thời phát triển các trạm diesel để cung cấp cho các sở không được dùng điện lưới.

thủy điện

Sau cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ, Điện lực cũng ngành hoàn thành sớm nhất việc khôi phục 100% các nhà máy điện bị hỏng vào năm 1974, cải tạo mở rộng một loạt các nhà máy điện quan trọng: Uông đợt II III, đưa công suất từ 48 MW lên 55 MW, Thái Nguyên: công suất 24 MW, Bắc Việt Trì: công suất 12 MW. Hoàn thành xây dựng các nhà máy điện lớn như Nhiệt điện Ninh Bình: 100 MW, Thủy điện Thác Bà: 108 MW; chuẩn bị cho xây dựng Nhà máy điện Phả Lại, mở rộng các trạm biến áp 110 kV Đông Anh, Đông, An Lạc; khôi phục các trạm biến áp Mông Dương, Trình Xuyên các đường dây 110 kV quan trọng Ninh Bình - Thanh Hóa, Phả Lại - Hải Hưng, đường dây 220 kV Thanh Hóa - Vinh; xây dựng thêm các trạm diesel Khu IV cũ, các trạm công suất các khu công nghiệp lớn các trạm biến thế phục vụ nông nghiệp.

Số lượng các nhà máy điện đã tăng từ 40 sở năm 1965 lên hơn 50 sở năm 1975. Năm 1975, lần đầu tiên miền Bắc đạt sản lượng điện 1,34 tỉ kWh, gấp hơn 2 lần mức của năm 1965, trong đó tỷ lệ điện dành cho sản xuất nông nghiệp tăng từ 2% (năm 1960) lên 6,1% (năm 1965) 14,8% (năm 1975).

b) Luyện kim

Ngành Luyện kim bị đánh phá ác liệt thiệt hại nặng nề, đặc biệt Luyện kim đen. Dự kiến sản xuất 20 vạn tấn thép vào kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1965 - 1970) đã không thực hiện được. Hầu hết các sản phẩm khác đều giảm sút mạnh: gang giảm từ 127,8 nghìn tấn (năm 1965) xuống còn 95,1 nghìn tấn (năm 1975), quặng cromit giảm từ 13,1 nghìn tấn xuống còn 10,4 nghìn tấn, thiếc thỏi giảm từ 436 tấn xuống còn 263 tấn, riêng thép, năm 1975 bắt đầu sản xuất được 36 nghìn tấn.

Tuy nhiên, trong chiến tranh, chúng ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thiết kế, xây dựng luyện kim trình độ, tiến hành khảo sát thăm được một trữ lượng trên 200 triệu tấn quặng sắt. Ngay khi chiến tranh vừa kết thúc vào năm 1975, khu Liên hợp Gang thép Thái Nguyên được khôi phục cải tạo mở rộng với công suất 12 vạn tấn thép 15 vạn tấn gang/năm, tiếp tục xây dựng Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng, khôi phục mở rộng các mỏ Cromit Cổ Định (Thanh Hóa): 2 vạn tấn, Nhà máy Luyện thiếc Tĩnh Túc: 550 nghìn tấn quặng, mỏ graphite (Yên Bái): 600 nghìn tấn.

c) khí

Đây cũng ngành bị đánh phá nặng nề giảm sút mạnh trong thời kỳ chiến tranh. Năm 1968, khi đế quốc Mỹ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, một số sản phẩm khí quan trọng đã sụt giảm so với cùng kỳ năm 1967 không hoàn thành kế hoạch như bơm nước, rơmoóc, lốp ôtô, động điện, tầu kéo, phụ tùng ôtô; sản xuất dụng cụ đồ nghề, nông cụ. Năm 1970, đế quốc Mỹ đã ngừng ném bom, nhưng so với năm 1969, sản lượng của ngành vẫn bị giảm nhiều do phải ngừng sản xuất các mặt hàng đọng để chuyển sang sản xuất phụ tùng sửa chữa.

Trong những năm 1973 - 1975, ngành khí đã tiến hành sắp xếp theo nhóm sản phẩm, tập trung đảm bảo sửa chữa nhanh chóng các phương tiện giao thông vận tải, mở rộng mạng lưới các trạm trại khí nông nghiệp, chế tạo các thiết bị cho công nghiệp nhẹ công nghiệp thực phẩm.

d) Khai thác than

Trong chiến tranh, sản lượng than khai thác bị giảm mạnh chỉ cung cấp đủ cho các nhà máy điện: cho các ngành như rèn, đúc, nung vôi, nung gạch thiếu than nghiêm trọng... Cũng lấy mốc kết thúc cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, quý I/1968, khai thác đạt 70% kế hoạch bằng 71% so với cùng kỳ năm 1967. Lượng than dự trữ tại các cảng còn rất mỏng: cảng Tiên Kiên còn 11 nghìn tấn, cảng Hải Phòng chỉ còn 3,4 nghìn tấn.

Từ năm 1973, miền Bắc trở lại thời kỳ hòa bình, ta đã khôi phục lại Nhà máy Sàng than Hòn Gai: 1 triệu tấn; Nhà máy Sàng than Cửa Ông: 2 triệu tấn (tương đương 2/3 công suất cũ); khôi phục cải tạo 3 mỏ than lộ thiên Quảng Ninh công suất 3,5 triệu tấn; xây dựng tiếp mỏ than Mông Dương: 0,9 triệu tấn; các mỏ than Vàng Danh: 1,8 triệu tấn; mỏ than Lầm, Hữu Nghị: 0,3 triệu tấn; mỏ than Phấn Mễ: 10 vạn tấn; khởi công mỏ than Cao Sơn: 2 triệu tấn, Nhà máy Phân lân nung chảy Văn Điển... Sản lượng ngành Than cũng nhanh chóng được khôi phục bước nhảy vọt: Năm 1975, lần đầu tiên miền Bắc đạt sản lượng 5,2 triệu tấn than, vượt 1 triệu tấn so với mức năm 1965; trong đó chủ yếu nhờ vào tăng sản lượng khai thác mỏ than Hòn Gai từ 2,3 triệu tấn (năm 1971) lên 4,1 triệu tấn (năm 1975).

đ) Hóa chất phân bón

Khôi phục, cải tạo mở rộng các sở quan trọng như Hóa chất Việt Trì: 4.500 tấn, Supe Phốtphát Lâm Thao đợt II từ 18 vạn tấn lên 30 vạn tấn, Cao su Sao Vàng: 5 vạn bộ lốp ôtô 3 triệu lốp xe đạp... Xây dựng thêm nhiều nhà máy mới như Phân đạm Bắc: công suất 6 vạn tấn, Phân lân nung chảy Ninh Bình: 10 vạn tấn, Ắc quy Vĩnh Phú: 6 vạn kWh, các sở nhỏ đắp lốp xe thuộc Bộ Giao thông vận tải, thuộc Tổng cục Hóa chất thuộc các địa phương. Chuẩn bị khởi công Nhà máy Phân lân nung chảy Thanh Hóa, công suất 2 vạn tấn...

e) Sản xuất hàng tiêu dùng

Sản xuất hàng tiêu dùng cũng không tránh khỏi những thời gian sút giảm căng thẳng về cung ứng hàng hóa tiêu dùng, như giấy viết, chiếu cói, đồ sành sứ thủy tinh, đường mật, nước mắm, muối... Sau khi buộc Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại, ta đã nhanh chóng khôi phục cải tạo các sở quan trọng như Dệt 8-3 với công suất 40 triệu mét vải, Dệt Nam Định: 60 triệu mét vải, lụa Nam Định: 7 triệu mét lụa, Sứ Hải Dương: 2.250 tấn sản phẩm, Bóng đèn Rạng Đông: 7 triệu cái. Khởi công xây dựng Nhà máy Dệt Minh Phương (Vĩnh Phú) do Trung Quốc giúp, Giấy Bãi Bằng (Vĩnh Phú) do Thuỵ Điển giúp, Dệt kim Thắng Lợi, May Xuất khẩu; thành lập các quốc doanh đánh cảng Hạ Long, Cát Bà, Hải Phòng, Sông Gianh; xây dựng các nhà máy chè Nghĩa Lộ, Yên Bái, Trần Phú, Cửu Long, In nhãn hiệu Vĩnh Phú... Các địa phương cũng tự xây dựng nhiều sở nhỏ chế biến chè, bột mì, ngô, khoai, sắn, đậu phụ, nước mắm, rau quả...

2. Phát triển công nghiệp địa phương

Ngày 07/7/1965, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 123-NQ/TW, yêu cầu các ngành kinh tế “căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch cụ thể của ngành mình và việc phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới để xác định cụ thể việc kiện toàn ở những bộ phận, những cấp cần thiết; nhưng phương hướng chung vẫn là chú trọng kiện toàn địa phương và các cơ sở sản xuất”1.

Tại Hội nghị về công nghiệp địa phương toàn miền Bắc tháng 11/1965, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị đánh giá: Sự phát triển công nghiệp địa phương thực sự là một bước mới trong sự phát triển công nghiệp nước ta.

Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 12 (tháng 12/1965) cũng nhận định: “Ra sức phát triển công nghiệp địa phương trong lúc này cũng là rất phù hợp với yêu cầu lâu dài về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, vì kinh tế địa phương phát triển sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi, tạo ra thị trường vững chắc cho công nghiệp trung ương, đặc biệt cho công nghiệp nặng phát triển”2. Báo cáo nêu rõ nhiệm vụ kinh tế hai năm 1966 - 1967, như sau: “Ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp địa phương, tăng cường năng lực kinh tế do các địa phương quản lý,... nâng cao mức tự cung tự cấp, hết sức cố gắng giải quyết các nhu cầu về ăn, mặc, trang bị và sửa chữa, nhu cầu về một số nguyên liệu, vật liệu và các hàng tiêu dùng để đẩy mạnh sản xuất, chiến đấu và bảo đảm đời sống nhân dân ở từng tỉnh, từng vùng.

Tăng cường năng lực sản xuất công nghiệp do các bộ quản lý,... tận dụng công suất của các xí nghiệp, đẩy mạnh sản xuất để giải quyết nhu cầu thiết bị, về các nguyên liệu, vật liệu và hàng tiêu dùng mà trung ương phải phụ trách, tập trung sức viện trợ cho việc xây dựng và phát triển kinh tế địa phương”3.

Thực hiện chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, ngành Công Thương triển khai nhiệm vụ bảo vệ sản xuất kết hợp chặt chẽ với xây dựng nền công nghiệp đất nước theo hướng:

- Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, giữa sản xuất công nghiệp với sẵn sàng chiến đấu.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp trung ương với công nghiệp địa phương.

- Xây dựng cơ sở nguyên liệu vững chắc cho công nghiệp địa phương.

- Đẩy mạnh trang bị kỹ thuật cho công nghiệp địa phương.

- Chú trọng bổ sung và tích cực đào tạo cán bộ, thợ lành nghề cho công nghiệp địa phương.

Các bộ quản lý ngành Công Thương dành một nguồn lực quan trọng để hỗ trợ công nghiệp địa phương. Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Cơ khí và Luyện kim, Bộ Điện và Than chú trọng bảo đảm nguồn điện, mở rộng và nâng cao năng lực chế tạo, sửa chữa sản xuất cơ khí, tiến hành xây dựng điểm cơ khí huyện và các điểm cơ khí sửa chữa xã, kết hợp với xây các trạm phát điện diesel, trạm thủy điện nhỏ, trang bị máy hơi nước và khai thác than thủ công; tập trung đầu tư cho sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, các xưởng công nghiệp nhẹ về xẻ gỗ, đồ mộc, thủy tinh, đường mật, bánh kẹo; một số ngành chế tạo nông cụ cải tiến, máy bơm nước... Bên cạnh đó, hướng dẫn về kỹ thuật, đào tạo và cung cấp cán bộ, hướng dẫn làm kế hoạch, giúp đỡ kinh nghiệm quản lý cho công nghiệp địa phương.

Bộ Nội thương, Bộ Vật tư đẩy mạnh đặt hàng gia công và thu mua hàng công nghiệp địa phương, đặc biệt những mặt hàng cần thiết cho sản xuất, đời sống và chiến đấu; cung cấp hoặc hỗ trợ địa phương tự giải quyết phần lớn nhu cầu về tư liệu sản xuất, nhất là trang bị máy móc nhỏ, máy nông cụ, xăng dầu, phân bón...

Bộ Ngoại thương lập kế hoạch giảm nhập thiết bị toàn bộ để tăng nhập thiết bị lẻ trang bị cho công nghiệp địa phương; nghiên cứu các công nghệ thích hợp với trình độ của công nghiệp địa phương, để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đồng thời, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương, gồm thủ công nghiệp, hàng mỹ nghệ, hàng nông sản chế biến, cây công nghiệp; duy trì hàng xuất khẩu có truyền thống vào thị trường các nước tư bản để tạo ngoại tệ cho nhập khẩu thiết bị lẻ như phương tiện vận tải, máy cơ khí nhỏ, các thiết bị cho công nghiệp địa phương mà trong nước chưa sản xuất được.

xã viên Mễ Trì

Xã viên Hợp tác xã Mễ Trì Thượng, huyện Từ Liêm (nay thuộc quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) tích cực tăng gia sản xuất, năm 1970 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Với sự giúp đỡ của công nghiệp và thương nghiệp trung ương, công nghiệp địa phương đã phát huy được thế mạnh của mình, phục vụ trước hết cho ba mục tiêu trong nông nghiệp lúc đó (mỗi lao động phấn đấu đạt 5 tấn thóc, 2 đầu lợn và 1 ha gieo trồng), đặc biệt, tập trung vào các khâu yếu là phân bón, thức ăn gia súc, nông cụ thường và cải tiến; riêng về sản xuất hàng hóa tiêu dùng, các địa phương đều có kế hoạch phấn đấu tự giải quyết 40 - 50% nhu cầu tại chỗ.

Vốn đầu tư vào công nghiệp địa phương trong ba năm 1965 - 1967 tăng gấp 33 lần 3 năm trước chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Ngay tại các tỉnh bị đánh phá ác liệt nhất như các tỉnh thuộc Khu IV cũ, mỗi tỉnh cũng xây dựng thêm hàng chục xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Nếu năm 1965, toàn miền Bắc có 1.132 xí nghiệp, trong đó có 205 xí nghiệp trung ương, 927 xí nghiệp địa phương; đến năm 1969 toàn miền Bắc có 1.352 xí nghiệp, trong đó có 277 xí nghiệp trung ương, 1075 xí nghiệp địa phương4. Như vậy, trong cùng thời gian, xí nghiệp trung ương tăng 72 cơ sở, công nghiệp địa phương tăng 148 cơ sở.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản công nghiệp địa phương tăng nhanh chóng, tăng từ 8,1 triệu đồng năm 1960 lên 40,3 triệu đồng năm 1965 và 150,5 triệu đồng năm 1975; chiếm tỷ trọng trong cơ cấu vốn đầu tư công nghiệp tương ứng là 3,2%, 6,7% và 20%.

Nhờ vậy, trong bối cảnh các cơ sở thuộc ngành công nghiệp trung ương như điện, than, cơ khí, luyện kim, vải vóc... là trọng điểm bắn phá trong chiến tranh phá hoại có sản lượng giảm sút, thì những sản phẩm điển hình của công nghiệp địa phương tăng mạnh. Từ năm 1965 đến năm 1970, máy phát diesel từ 1.113 cái tăng lên 1.170 cái; động cơ điện từ 5.712 cái tăng lên 10.206 cái; máy bơm thủy lợi từ 1.915 cái tăng lên 2.476 cái; cày, bừa cải tiến từ 214 nghìn cái tăng lên 366 nghìn cái; xe cải tiến từ 59.580 cái tăng lên 90.570 cái; mai, cuốc xẻng từ 1.250 nghìn cái tăng lên 1.998 nghìn cái; máy tuốt lúa từ 1.930 cái tăng lên 3.530 cái; máy xay xát gạo từ 1.150 cái tăng lên 2.480 cái; máy nghiền thức ăn gia súc từ 200 cái tăng lên 1.150 cái; phân bón hóa học từ 144 nghìn tấn tăng lên 182 nghìn tấn; thuốc trừ sâu từ 3.676 tấn tăng lên 7.314 tấn; vôi bón ruộng từ 580 nghìn tấn tăng lên 611 nghìn tấn; chiếu cói từ 2.638 nghìn đôi tăng lên 4.158 nghìn đôi; đồ thủy tinh từ 9.531 tấn tăng lên 12.512 tấn; đồ sứ dân dụng từ 53,4 triệu cái tăng lên 60,2 triệu cái; vải màn từ 25,42 triệu mét tăng lên 50,61 triệu mét; nước chấm từ 4,24 triệu lít tăng lên 22,36 triệu lít; mì chính từ 21 tấn tăng lên 67 tấn...

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp địa phương cũng tăng nhanh chóng. Chỉ số giá trị năm 1960 là 100%, thì năm 1965 bằng 148%, năm 1975 là 287%.


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.26, tr.299.

2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.26, tr.516-517.

4. Xem Ban Chỉ đạo Biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam: Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Sđd, t.2, tr.255.

4. Cải tiến quản lý công nghiệp

Cùng với việc bảo vệ sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh, trong những năm 1965 - 1975 công nghiệp có những bước cải tiến quan trọng ở cấp cơ sở trong thể chế quản lý xí nghiệp. Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 20 họp từ ngày 27/01 đến 11/02/1972, đã yêu cầu: “Gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch tiêu thụ, người lãnh đạo sản xuất phải nắm nhu cầu của thị trường, cơ cấu mặt hàng sản xuất phải phù hợp với nhu cầu thị trường, cơ cấu mặt hàng sản xuất phải phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và nhu cầu của sản xuất”1.

Giai đoạn 1965 - 1975, với sự tham mưu của các bộ quản lý ngành Công Thương, Chính phủ đã đưa ra những quy định cải tiến quản lý sản xuất, quản lý thị trường thông qua một số nghị quyết như: Nghị quyết số 59/CP ngày 10/5/1967 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ tài sản, thực hành tiết kiệm; Chỉ thị số 89/TTg ngày 07/9/1968 của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt nhằm chống ăn cắp, đầu cơ, buôn lậu vật tư hàng hóa của Nhà nước và tăng cường một bước việc quản lý thị trường; Chỉ thị số 11/TTg ngày 09/01/1971 của Thủ tướng Chính phủ về ổn định tình hình sản xuất và cải tiến một bước công tác quản lý xí nghiệp công nghiệp quốc doanh; Nghị quyết số 91/CP ngày 12/5/1971 của Hội đồng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa; Chỉ thị số 124/TTg ngày 03/5/1972 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý cung ứng vật tư kỹ thuật cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh;... “Cuộc cải tiến quản lý lần này tập trung vào khâu cơ sở, lấy cải tiến quản lý xí nghiệp làm trung tâm, đồng thời gắn với đổi mới quản lý nhà nước về công nghiệp”2.

mành cọ Sản xuất mành cọ khổ lớn có vẽ Lăng Hùng Vương tại Hợp tác xã Quang Trung, thị xã Phú Thọ (Vĩnh Phúc), tháng 4/1971 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Mục đích chủ yếu của cải tiến quản lý xí nghiệp công nghiệp là nhanh chóng chấn chỉnh công tác quản lý, giải quyết hậu quả của chiến tranh phá hoại, đưa sản xuất đi vào thế ổn định và phát triển, đưa công tác quản lý vào nền nếp, tận dụng những năng lực sản xuất hiện có của xí nghiệp, tăng năng suất lao động, sản lượng, phẩm chất hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, mức doanh lợi và tích lũy cho Nhà nước.

lò cao Thái Nguyên

Công nhân lò cao Công ty Gang thép Thái Nguyên thi đua sản xuất, năm 1966 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Nội dung chủ yếu của cải tiến quản lý xí nghiệp công nghiệp như sau:

a) Ổn định tình hình sản xuất của xí nghiệp

- Ổn định địa điểm, từ sơ tán, phân tán trở lại tập trung; ổn định mặt bằng sản xuất.

- Chấn chỉnh và kiện toàn các dây chuyền sản xuất cho hợp lý bao gồm cả việc bổ sung hay giảm bớt một số máy móc, thiết bị thiếu hay thừa, nhằm phát huy tối đa mọi năng lực sản xuất của xí nghiệp, nhất là công suất thiết bị chủ yếu.

- Tiến hành các công việc sửa chữa, khôi phục, dọn dẹp, vệ sinh công nghiệp tại nơi sản xuất, sắp xếp lại kho tàng, có rào giậu, cửa khóa, có người quản lý, bảo vệ chu đáo.

- Gấp rút chấn chỉnh khâu cung cấp năng lượng và vật tư, tiêu thụ sản phẩm... bằng việc cải tiến tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức vận tải và chế độ hợp đồng.

- Ổn định nguồn cung cấp năng lượng.

- Ổn định và chăm sóc tốt đời sống công nhân, viên chức của xí nghiệp, giải quyết tốt hơn các điều kiện làm việc, sinh hoạt, ăn, ở, đi làm, nhất là đối với phụ nữ.

b) Cải tiến các mặt công tác quản lý

Thứ nhất, cải tiến công tác kế hoạch hóa xí nghiệp:

- Các cơ quan chủ quản được yêu cầu xác định lại cho thật rõ phương hướng sản xuất và ở những nơi có điều kiện, xác định sơ bộ kế hoạch dài hạn cho xí nghiệp vào khoảng 2 - 3 năm; trước mắt chủ yếu là xác định có cơ sở vững chắc các mặt hàng chính và loại mặt hàng phụ để xí nghiệp có điều kiện chuẩn bị kỹ thuật cho một thời gian dài.

- Về hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch: vẫn giữ hệ thống các chỉ tiêu bao gồm cả chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu tính toán (hướng dẫn) mà Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đang cho thi hành.

- Tiến hành xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kỹ thuật, tài vụ ở xí nghiệp. Phải thống nhất kế hoạch hóa hiện vật và tài chính ngay từ cơ sở làm cho kế hoạch hiện vật phải đi đôi với kế hoạch tài chính. Việc xây dựng tất cả các kế hoạch ở xí nghiệp phải tổng hợp vào một đầu mối (phòng kế hoạch).

- Lập kế hoạch tiến bộ kỹ thuật cùng một lần với kế hoạch sản xuất để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch trang bị bổ sung và mở rộng sau này. Chú ý cân đối vật tư theo yêu cầu sản xuất với chất lượng cao hơn. Xí nghiệp phải có kế hoạch tác nghiệp toàn diện để bảo đảm thực hiện kế hoạch từng quý, từng tháng.

- Trong việc cải tiến phương pháp lập kế hoạch, bao gồm việc cân đối từ cơ sở và tổng hợp theo ngành, thực hiện chế độ bảo vệ kế hoạch theo trình tự mà Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đã quy định: thực hiện việc ký kết hợp đồng kinh tế trực tiếp với khách hàng ngay trong khi xây dựng kế hoạch sản xuất.

Thứ hai, cải tiến công tác quản lý tài sản, vật tư của xí nghiệp:

- Kiểm kê để nắm lại thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các tài sản cố định về số lượng, chất lượng, đánh giá lại năng lực sản xuất, xác định vốn cố định cần thiết.

- Khôi phục và sửa chữa các thiết bị, có biện pháp huy động và nâng cao công suất sử dụng. Chú trọng tăng ca máy, giảm số giờ ngừng hoạt động của máy. Bảo vệ, bảo quản chu đáo những thiết bị máy móc chưa dùng hoặc đề nghị Bộ điều đi những thứ không dùng.

- Xác định và thanh lý những tài sản thiệt hại do chiến tranh.

- Tính toán việc trích khấu hao một cách chặt chẽ, hợp lý nhằm huy động sử dụng tốt mọi tài sản cố định (khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn). Xác định quỹ khấu hao hiện có.

- Chấn chỉnh, sắp xếp lại kho tàng trong xí nghiệp (chế độ kho, kế toán kho, người giữ kho, phương tiện phân phối, vận chuyển, cung cấp vật tư, thu hồi vật tư trong nội bộ xí nghiệp).

- Kiểm kê và nắm lại tình hình vật tư kỹ thuật (số lượng, chất lượng, giá trị) và vốn lưu động.

- Tính toán số cần dùng của xí nghiệp, số cần bổ sung hằng năm để lập kế hoạch vật tư và kế hoạch vốn lưu động.

- Tiến hành quản lý, sử dụng vật tư theo định mức, kiểm tra chặt chẽ việc tiết kiệm vật tư.

- Xác định và thanh toán các khoản nợ dây dưa.

Thứ ba, cải tiến công tác quản lý lao động và quỹ lương:

- Xây dựng các định mức cần thiết một cách có căn cứ khoa học (định mức lao động, định mức tiêu hao vật tư, định mức chất lượng sản phẩm).

Điện Yên Phụ

Công nhân Nhà máy Điện Yên Phụ vận hành lò máy, tháng 9/1970 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

- Đẩy mạnh và mở rộng chế độ trả lương theo sản phẩm, lương khoán..., thực hiện các chế độ thưởng - phạt cho công nhân và cán bộ quản lý, áp dụng lương giờ.

- Tiến hành quản lý và kiểm soát việc chi tiêu quỹ lương theo mức thực hiện cân đối với các kế hoạch khác.

- Trên cơ sở định mức lao động mà lập kế hoạch sử dụng lao động và quỹ lương, xác định số lao động thừa để có biện pháp tổ chức và sắp xếp công việc trong ngành, hoặc điều động sang ngành khác.

- Chấn chỉnh tổ chức lao động trong xí nghiệp, phân xưởng, tổ, đội... làm đủ giờ công theo chế độ với định mức năng suất lao động nhất định.

- Tiến hành bồi dưỡng, bổ túc nghề nghiệp, sát hạch, sắp xếp nâng bậc công nhân theo chế độ, theo định kỳ.

Thứ tư, cải tiến công tác quy định kỹ thuật:

- Xây dựng và thực hiện Điều lệ quản lý kỹ thuật, chú ý thực hiện chế độ và chuẩn bị sản xuất toàn diện và coi trọng việc giữ gìn, bảo quản tài sản cố định.

- Thực hiện chế độ bảo vệ, bảo quản, vận hành và tu sửa thiết bị, nhất là đối với các thiết bị quý và đắt tiền.

- Xây dựng chế độ bảo quản, sử dụng tốt dụng cụ, đồ nghề, các phương tiện đo lường, kiểm tra, kiểm nghiệm... đối với các thứ sai hỏng thì sửa, thiếu thì sắm thêm.

- Xây dựng định mức tiêu hao vật tư cho từng loại thành phẩm.

- Xây dựng và thực hiện định mức chất lượng thành phẩm, bảo đảm giá trị sử dụng và phân loại thành phẩm để áp dụng chế độ thưởng phạt đối với vấn đề này; lập quy chế xuất xưởng.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm.

- Đẩy mạnh công tác thí nghiệm, sản xuất thử và thiết kế mặt hàng mới.

- Tăng cường tổ chức phổ biến các phát minh, sáng kiến và thông tin kỹ thuật.

Thứ năm, vận dụng các đòn bẩy kinh tế trong quản lý xí nghiệp:

- Bộ máy tổ chức kế toán và thống kê giúp cho giám đốc xí nghiệp tính toán tương đối chính xác chi phí sản xuất, tính lại giá thành hợp lý cho xí nghiệp, xác định giá bán buôn xí nghiệp, giá bán buôn công nghiệp và lãi định mức của xí nghiệp, để có căn cứ xác định chế độ nộp và phân phối lợi nhuận.

Về mặt tổ chức, thống nhất tổ chức kế toán và thống kê ở xí nghiệp, thực hiện đúng đắn các biểu báo thống kê số liệu ban đầu nhằm nâng cao tính thống nhất, tập trung, chính xác và kịp thời của kế toán, thống kê và hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật.

- Phát huy tác dụng kiểm tra, giám đốc của kế toán, nâng cao trình độ phân tích hoạt động kinh tế để kịp thời sửa chữa các khuyết điểm, phát hiện và khai thác tốt khả năng tiềm tàng của xí nghiệp.

- Chú trọng thực hiện tốt chế độ lương sản phẩm, chế độ thưởng và phạt, chế độ phân phối lợi nhuận dưới hình thức ba quỹ cho một số xí nghiệp có điều kiện.

Đối với chế độ lương theo sản phẩm: đẩy mạnh và mở rộng chế độ trả lương theo sản phẩm trên cơ sở định mức chặt chẽ, kiểm soát chặt chẽ để có thể trở thành hình thức trả lương chủ yếu. Việc đẩy mạnh và mở rộng chế độ trả lương theo sản phẩm dựa trên những điều kiện mà bản dự thảo điều lệ của Bộ Lao động đã đề ra và đã được Thường vụ Hội đồng Chính phủ thông qua để chấp hành. Việc xây dựng định mức lao động phải tiến hành tại đơn vị cơ sở dưới sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.

Đối với chế độ thưởng và phạt: tinh thần là có thưởng đối với những người có thành tích trong việc thực hiện kế hoạch, vượt tiêu chuẩn phẩm chất, tiết kiệm nguyên vật liệu, giữ gìn thiết bị tốt, sửa chữa thiết bị giỏi; chế độ phạt nhằm vào những người có hành vi có hại đến các việc trên.

Đối với việc trích lập ba quỹ, thi hành đúng nội dung của bản điều lệ đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, áp dụng trước tiên đối với các xí nghiệp làm thí điểm cải tiến quản lý.

c) Cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý xí nghiệp

- Chấn chỉnh lại dây chuyền công nghệ, thực hiện sự tập trung, thống nhất chỉ đạo vào người phụ trách xí nghiệp. Chú trọng đầy đủ cả về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý.

- Soát lại dây chuyền sản xuất từ tổ sản xuất lên phân xưởng, các phòng, ban và định lại biên chế của từng bộ phận. Tinh giản bộ máy quản lý, bỏ bớt các phòng ban trùng lắp về nhiệm vụ, bỏ bộ máy quản lý hành chính ở phân xưởng, thực hiện sự chỉ đạo tập trung của giám đốc và phân công phó giám đốc theo ba lĩnh vực lớn: sản xuất, kỹ thuật, kinh tế. Nơi nào không có phó giám đốc kinh tế thì chú trọng phát huy vai trò của kế toán trưởng. Đối với xí nghiệp lớn thì có thể có một phó giám đốc về đời sống.

- Xác định rành mạch và cụ thể chế độ thủ trưởng, đưa chế độ này đi vào nền nếp, cụ thể là:

+ Giám đốc phải quản lý xí nghiệp toàn diện, chịu trách nhiệm về tài sản xí nghiệp về thực hiện các chi tiêu kế hoạch nhà nước, về hướng phát triển và mở rộng xí nghiệp và nộp lợi nhuận cho Nhà nước.

+ Chỉ huy sản xuất theo tiến độ và tập trung vào người được phân công chịu trách nhiệm từ khâu chuẩn bị sản xuất đến ra thành phẩm cuối cùng. Xây dựng và thi hành đúng đắn chế độ chỉ huy sản xuất của đốc công, quản đốc phân xưởng; bảo đảm hiệu lực của mệnh lệnh chỉ huy trong sản xuất, tập trung tối cao vào người phó giám đốc sản xuất hay phó giám đốc kỹ thuật.

+ Chế độ thủ trưởng được đề cao đi đôi với bảo đảm dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân giỏi về kinh tế, kỹ thuật, vững vàng về chính trị, tư tưởng và phẩm chất đạo đức.

Cùng với công tác cải tiến quản lý xí nghiệp, việc cải tiến hệ thống tổ chức và quản lý toàn ngành công nghiệp cũng là một nội dung lớn đề ra trong giai đoạn này.


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.33, tr.89.

2. Ban Chỉ đạo Biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam: Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Sđd, t.2, tr.259.

Danh mục

Tùy chỉnh