DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATIGA

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

CEPT-AFTA

Hiệp định về chương trình Thuế quan ưu đãi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

EVNEVNHANOI

EVNHCMC

EVNNPC

EVNNPT

EVNSPC

Tập đoàn Điện lực Việt NamTổng Công ty Điện lực thành phố Nội

Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc

Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia

Tổng Công ty Điện lực miền Nam

FDI

Vốn đầu trực tiếp nước ngoài

FTA

Hiệp định thương mại tự do

LILAMA

Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam

MFN

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

ODA

PETROVIETNAM

PV SHIPYARD

Hỗ trợ phát triển chính thức

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí

SAIGON CO.OP

Liên hiệp Hợp tác Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh

TKV

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

USAID

quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

VEAM

Tổng Công ty Máy động lực Máy nông nghiệp Việt Nam

VEGETEXCO VIETNAM

Tổng Công ty Rau quả, Nông sản

VIETSOVPETRO

nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt -

VIFON

Nhà máy Bột ngọt Tân Bình

VIKYNO & VINAPPRO

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Động Máy nông nghiệp miền Nam

VINACHEM

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam

VISSAN

Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản

VJEPA

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATIGA

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

CEPT-AFTA

Hiệp định về chương trình Thuế quan ưu đãi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

EVNEVNHANOI

EVNHCMC

EVNNPC

EVNNPT

EVNSPC

Tập đoàn Điện lực Việt NamTổng Công ty Điện lực thành phố Nội

Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc

Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia

Tổng Công ty Điện lực miền Nam

FDI

Vốn đầu trực tiếp nước ngoài

FTA

Hiệp định thương mại tự do

LILAMA

Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam

MFN

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

ODA

PETROVIETNAM

PV SHIPYARD

Hỗ trợ phát triển chính thức

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí

SAIGON CO.OP

Liên hiệp Hợp tác Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh

TKV

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

USAID

quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

VEAM

Tổng Công ty Máy động lực Máy nông nghiệp Việt Nam

VEGETEXCO VIETNAM

Tổng Công ty Rau quả, Nông sản

VIETSOVPETRO

nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt -

VIFON

Nhà máy Bột ngọt Tân Bình

VIKYNO & VINAPPRO

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Động Máy nông nghiệp miền Nam

VINACHEM

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam

VISSAN

Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản

VJEPA

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

LỜI NÓI ĐẦU

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Cùng với những biến chuyển của nền kinh tế, ngành Công Thương từng bước được định hình, phát triển.

Lịch sử phát triển của ngành Công Thương gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước cách mạng Việt Nam, với quá trình đấu tranh, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước; đó là hành trình trải qua các thời kỳ cách mạng với những dấu ấn nổi bật qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, qua những năm tháng tìm đường đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng. Từ một nước nghèo, kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức trung bình cao, có nền thương mại phát triển, đủ sức hỗ trợ nền sản xuất trong nước tham gia ngày càng sâu vào hệ thống sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhằm hệ thống quá trình xây dựng và phát triển của ngành Công Thương Việt Nam từ năm 1945 đến giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã chỉ đạo tổ chức biên soạn và phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Lịch sử Công Thương Việt Nam 1945 - 2010. Cuốn sách giới thiệu một cách có hệ thống về vị trí, vai trò, nhiệm vụ cũng như các hoạt động nổi bật của ngành Công Thương trong các giai đoạn lịch sử; những đóng góp của ngành Công Thương với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; truyền cảm hứng cho các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, đặc biệt là thế hệ trẻ của ngành Công Thương viết tiếp những trang sử vẻ vang của ngành. Nhìn lại chặng đường đã qua cũng là dịp để mỗi cán bộ, công chức, viên chức thêm tự hào về những thành tựu, những đóng góp của các thế hệ đi trước; nhận thức rõ hơn về những tồn tại để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước ngày càng tốt hơn.

Thời điểm biên soạn cuốn sách Lịch sử Công Thương Việt Nam 1945 - 2010 bắt đầu từ năm 2021, song giới hạn thời gian chỉ đến năm 2010 bởi những vấn đề, sự kiện lịch sử cần có độ trễ thời gian để nhìn nhận lại, tổng kết, đánh giá một cách khách quan, trung thực. Để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương chỉ đạo tổ chức biên soạn cuốn sách Biên niên sử Công Thương 2010 - 2020. Đây cũng là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện, bổ sung cuốn sách Lịch sử Công Thương trong giai đoạn tiếp theo, trong thời gian tới.

Để tái hiện quá trình hình thành, phát triển của ngành Công Thương, Ban Biên soạn sử dụng ba nguồn tài liệu: Những văn bản gốc của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các ngành có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế đương thời; tài liệu thống kê; nhân chứng lịch sử. Có thể nói, cuốn sách Lịch sử Công Thương Việt Nam 1945 - 2010 được biên soạn trên cơ sở kế thừa các thành quả đã có; cập nhật, bổ sung các kết quả nghiên cứu và những tư liệu trong và ngoài nước mới được công bố. Bước đầu, cuốn sách đã định hình được diện mạo của ngành Công Thương Việt Nam từ thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 2010, bao gồm cả những thời kỳ, sự kiện còn ít được biết đến, với cách đánh giá toàn diện, khách quan, khoa học.

Ở mỗi thời kỳ lịch sử, độc giả không chỉ chứng kiến giờ phút đầu tiên khi những công trình công nghiệp, những ngành công nghiệp lần lượt hình thành, những công trình, kết cấu hạ tầng thương mại vừa đưa vào sử dụng, mà còn có thể quan sát sự vận động, phát triển theo thời gian trong lý luận, quan điểm, nhận thức, cách thức và bước đi trong thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trên những chặng đường ấy, những sự kiện tiêu biểu, những nhân chứng lịch sử với những câu chuyện cảm động, hào hùng đan kết với nhau tạo thành bức tranh chân thực, sinh động về sự hình thành, phát triển của ngành Công Thương, với trọng trách xây dựng nền tảng hạ tầng kinh tế - kỹ thuật căn bản cho công cuộc kiến thiết đất nước.

Cuốn sách ngoài phần giới thiệu chung về Bộ Công Thương; phần kết luận và một số sự kiện tiêu biểu của ngành Công Thương, nội dung chính được kết cấu gồm 8 chương:

Chương I: Vài nét về công nghiệp - thương mại Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Chương II: Công nghiệp - thương mại Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc (1945 - 1954).

Chương III: Công nghiệp - thương mại miền Bắc giai đoạn khôi phục kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 - 1965).

Chương IV: Công nghiệp - thương mại với hai nhiệm vụ: chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam (1965 - 1975).

Chương V: Công nghiệp - thương mại miền Nam (1955 - 1975).

Chương VI: Công nghiệp - thương mại trong 10 năm sau khi đất nước thống nhất (1975 - 1985).

Chương VII: Từng bước phát triển ngành công nghiệp - thương mại trong 10 năm đầu đổi mới đất nước (1986 - 1995).

Chương VIII: Phát triển công nghiệp - thương mại trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1995 - 2010).

Lịch sử Công Thương Việt Nam 1945 - 2010 là công trình nghiên cứu của tập thể nhiều cán bộ công tác lâu năm trong ngành Công Thương, của các chuyên gia kinh tế, lịch sử, được Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương thông qua về nội dung. Ban Biên soạn trân trọng cảm ơn Ban cán sự đảng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan tiền nhiệm đã quan tâm chỉ đạo, đóng góp ý kiến trong quá trình biên soạn, bổ sung và hoàn thiện cuốn sách; cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ, Thương vụ, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành đã nhiệt tình cung cấp thông tin, tư liệu và hỗ trợ việc xuất bản cuốn sách.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình sưu tầm tư liệu, biên soạn, chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung song cuốn sách khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Ban Biên soạn rất mong nhận được ý kiến góp ý xây dựng để tiếp tục sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện cuốn sách trong lần xuất bản sau.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

BAN BIÊN SOẠN

sơ đồ 1

sơ đồ 2

Danh mục

Tùy chỉnh