3. Sự phục hồi của giao thông - liên lạc

Phục hồi giao thông vận tải hệ thống liên lạc vốn chịu hỏng nghiêm trọng trong chiến tranh một trong những công việc ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế - hội. Công việc sửa chữa được tiến hành khẩn trương. Trong điều kiện khó khăn về tài chính nguồn lực, chỉ sau một tháng, đến giữa tháng 9/1945, hoạt động vận chuyển trên tuyến đường sắt Bắc - Nam đã được khôi phục thông suốt, chỉ còn phải hạ tải tại các cầu Ninh Bình, Đò Lèn, Đò Cấm Yên Xuân1.

Tuy nhiên, chỉ bốn tháng sau, cầu Yên Xuân dài 420 m cầu Ninh Bình dài 203 m vốn kết cấu phức tạp đã được sửa chữa xong. Đồng thời, hàng loạt đầu máy toa tàu được sửa chữa, đưa vào hoạt động trở lại. Nhiều tuyến đường bộ quan trọng nối các vùng, miền như tuyến Nội - Ninh Bình Nội - Hải Phòng được sửa chữa, trải nhựa lại mở rộng, rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển hàng hóa hỗ trợ hàng hóa lưu thông thuận tiện trong cả nước, đặc biệt góp phần giải quyết tình trạng thiếu lương thực tại Bắc Bộ thiếu hàng tiêu dùng tại Nam Bộ.

Đối với hệ thống thông tin liên lạc, phần lớn hệ thống đường dây điện tín điện thoại trước đây do quân đội phátxít Nhật quản đã bị phá hủy nhiều khi lực lượng này đầu hàng. Tuy nhiên, chỉ sau một tuần kể từ ngày cách mạng thành công, hệ thống điện tín - điện thoại giữa Nội với Sài Gòn đã hoạt động bình thường. Đến cuối tháng 8/1945, phần lớn các tỉnh, thành phố đã liên lạc được với chính quyền trung ương tại Nội.


1. Báo Cứu quốc, ngày 14/9/1945, tr.2.

3. Sự phục hồi của giao thông - liên lạc

Phục hồi giao thông vận tải hệ thống liên lạc vốn chịu hỏng nghiêm trọng trong chiến tranh một trong những công việc ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế - hội. Công việc sửa chữa được tiến hành khẩn trương. Trong điều kiện khó khăn về tài chính nguồn lực, chỉ sau một tháng, đến giữa tháng 9/1945, hoạt động vận chuyển trên tuyến đường sắt Bắc - Nam đã được khôi phục thông suốt, chỉ còn phải hạ tải tại các cầu Ninh Bình, Đò Lèn, Đò Cấm Yên Xuân1.

Tuy nhiên, chỉ bốn tháng sau, cầu Yên Xuân dài 420 m cầu Ninh Bình dài 203 m vốn kết cấu phức tạp đã được sửa chữa xong. Đồng thời, hàng loạt đầu máy toa tàu được sửa chữa, đưa vào hoạt động trở lại. Nhiều tuyến đường bộ quan trọng nối các vùng, miền như tuyến Nội - Ninh Bình Nội - Hải Phòng được sửa chữa, trải nhựa lại mở rộng, rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển hàng hóa hỗ trợ hàng hóa lưu thông thuận tiện trong cả nước, đặc biệt góp phần giải quyết tình trạng thiếu lương thực tại Bắc Bộ thiếu hàng tiêu dùng tại Nam Bộ.

Đối với hệ thống thông tin liên lạc, phần lớn hệ thống đường dây điện tín điện thoại trước đây do quân đội phátxít Nhật quản đã bị phá hủy nhiều khi lực lượng này đầu hàng. Tuy nhiên, chỉ sau một tuần kể từ ngày cách mạng thành công, hệ thống điện tín - điện thoại giữa Nội với Sài Gòn đã hoạt động bình thường. Đến cuối tháng 8/1945, phần lớn các tỉnh, thành phố đã liên lạc được với chính quyền trung ương tại Nội.


1. Báo Cứu quốc, ngày 14/9/1945, tr.2.

2. Hoạt động thương mại

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương mở rộng lưu thông hàng hóa trong nước và thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại với các thị trường nước ngoài, cũng như kêu gọi giới thương nhân tích cực mở mang các hoạt động kinh doanh.

Ngày 06/10/1945, Nha Thương vụ và Nha Kinh tế Tín dụng trực thuộc Bộ Quốc dân Kinh tế được thành lập1 nhằm góp phần thúc đẩy tiến trình phục hồi và phát triển các hoạt động thương mại trong và ngoài nước sau thời gian dài bị đình đốn bởi chiến tranh và các chính sách kiểm soát, độc quyền của chính quyền thuộc địa. Trong đó, Nha Thương vụ có nhiệm vụ chính là nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ về quản lý và phát triển các hoạt động thương mại nội địa, cũng như xuất, nhập khẩu. Nha Kinh tế tín dụng chịu trách nhiệm quản lý, điều phối các nguồn tài chính để phát triển kinh tế trong nước, cung cấp các khoản hỗ trợ, nguồn vốn ưu đãi cho thương nhân mở rộng kinh doanh, qua đó giảm nạn vay nặng lãi trong các hoạt động kinh tế. Đồng thời, Chính phủ thành lập Tiểu ban nghiên cứu về Luật thương mại nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại phát triển2.

a) Thương mại trong nước

Ngay sau khi bản Tuyên ngôn độc lập được đọc, ngày 05/9/1945, Sắc lệnh số 7/SL của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ban hành, thóc gạo được tự do lưu thông kinh doanh tại khu vực Bắc Bộ. Từ ngày 02/10/1945, nội dung của Sắc lệnh này được mở rộng áp dụng cho cả Trung Bộ3.

Chỉ trong vòng 2 tuần, từ trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10/1945, Bộ Quốc dân Kinh tế đã triển khai hàng loạt chính sách, giải pháp nhằm khơi thông dòng chảy nguyên vật liệu sản xuất cũng như hàng tiêu dùng giữa các vùng miền trên cả nước, thông qua các nghị định cho phép tự do kinh doanh, chuyên chở gỗ, gạo và ngũ cốc, da trâu bò và nguyên liệu thuộc da, vỏ cây dó và nguyên liệu làm giấy, nhựa thông, dầu sơn gỗ, các loại hạt có dầu, cây gai và sản phẩm từ cây gai, đồng vụn và sắt vụn...; bãi bỏ việc áp giá trần thu mua của nhiều loại hàng hóa và nghiêm cấm nạn đầu cơ, tích trữ các loại hàng hóa với mức xử phạt nghiêm khắc. Nhờ đó, tình trạng thao túng trên thị trường, nạn chợ đen dần được dẹp bỏ, hàng hóa được điều hòa từ nơi nhiều đến nơi ít.

Nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ này vẫn chủ yếu là kinh tế tư nhân và giá cả hàng hóa do thị trường quyết định. Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát tăng cao và đối phó với cuộc chiến phá hoại kinh tế của thực dân Pháp cũng như lực lượng quân đội Trung Hoa Dân quốc đóng tại Bắc Bộ, Chính phủ chủ trương giữ quyền kiểm soát giá cả và trực tiếp điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, kể cả các loại hàng hóa do giới tư bản nước ngoài sản xuất như đất đèn và khí ôxy4, cồn nhiên liệu5, sợi đan6, ximăng7,... nhằm đảm bảo đời sống của nhân dân. Mặt khác, một số cơ quan chuyên trách thu mua và phân phối được thiết lập nhằm ổn định vật giá. Điển hình, Thương Điếm Chất Nhờn được thành lập tại khu vực Trung Bộ và Nam Bộ để thu mua và phân phối các loại dầu nhờn, dầu sơn gỗ8.

sắc lệnh số 7

Chính phủ cũng xóa bỏ việc ấn định mức giá trần thu mua của nhiều loại hàng hóa dưới thời chính quyền thuộc địa, nhằm tạo sự yên tâm cho người sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa cho nhân dân và phục vụ công cuộc kháng chiến.

b) Xuất, nhập khẩu

Trên tinh thần tự do thương mại và ưu đãi công bằng đối với mọi quốc gia, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bãi bỏ các quy định kiểm soát hoạt động xuất, nhập khẩu của chính quyền thuộc địa trước đây vốn mang nặng tính ưu tiên cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Pháp và dành sự độc quyền thị trường cho hàng hóa Pháp. Đồng thời, để đảm bảo kiểm soát việc xuất, nhập khẩu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 27/SL ngày 10/9/1945 về việc thành lập Sở thuế quan và thuế gián thu trực thuộc Bộ Tài chính để thay thế cho Sở Tổng Thanh tra độc quyền muối và thuốc phiện và các Sở Thương chính Bắc, Trung và Nam Bộ thuộc chính quyền thuộc địa. Sở Thuế quan và thuế gián thu có trách nhiệm quản lý, thu thuế và ấn định các quy định mới về xuất, nhập khẩu hàng hóa.

Mọi công ty của người Việt được tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu trong khuôn khổ các quy định luật pháp. Một số nhà tư sản người Việt đã góp vốn thành lập mới công ty xuất, nhập khẩu trong thời kỳ này, như: Công ty Hương Việt tại Hà Nội với số vốn 500.000 đồng Đông Dương, Công ty Việt Bắc tại Hà Nội với số vốn 300.000 đồng Đông Dương...

Tuy nhiên, do hầu hết các cửa khẩu trên đất liền và cảng biển chính của Việt Nam đều bị quân đội Anh, Pháp và Trung Hoa Dân quốc kiểm soát nên việc phát triển hoạt động xuất, nhập khẩu chưa đạt được tiến triển như kỳ vọng của Chính phủ. Trong đó, thực dân Pháp thực hiện chiến lược chiếm đóng, phong toả cửa khẩu Lạng Sơn và cảng Hải Phòng nhằm ngăn chặn lưu thông hàng hóa, bóp nghẹt các hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Cảng Sài Gòn thì bị quân đội Anh và Pháp chiếm giữ. Quân đội viễn chinh Pháp nhiều lần khiêu khích, xung đột việc kiểm soát hoạt động xuất, nhập khẩu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm kiếm cớ mở rộng chiến tranh. Giới tư bản Pháp vẫn nắm vai trò chủ đạo trong các hoạt động xuất, nhập khẩu trong thời kỳ này. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong thời kỳ này tiếp tục xu hướng sụt giảm mạnh như trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đối với hoạt động xuất khẩu, căn cứ vào tình hình thị trường từng giai đoạn, Chính phủ đã cấm xuất khẩu một số mặt hàng như thóc, gạo, ngô, đỗ và các sản phẩm làm từ ngũ cốc, máy móc, bông đay, vải, muối... nhằm ổn định vật giá trên thị trường nội địa và đảm bảo cung ứng các mặt hàng quan trọng cho công cuộc kháng chiến. Đối với các mặt hàng thông thường khác, Chính phủ hết sức khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt thời kỳ này là cao su và quặng kim loại và các thị trường xuất khẩu chính là Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan9.

Đối với hoạt động nhập khẩu, Chính phủ chủ trương hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ phẩm, chưa cần thiết trong đời sống nhân dân như xì gà, thuốc lá, rượu... đồng thời, siết chặt việc nhập khẩu một số mặt hàng quan trọng như muối để bảo hộ, hỗ trợ sản xuất trong nước phát triển. Đơn cử, việc nhập khẩu muối tại Bắc Bộ chỉ được phép thực hiện thông qua cảng Hải Phòng và toàn bộ số muối nhập khẩu sẽ được Sở Thuế quan và thuế gián thu trưng mua theo giá muối tại Văn Lý (Nam Định)10. Qua đó, đảm bảo hoạt động sản xuất muối của hàng vạn diêm dân trong nước và góp phần quan trọng giúp nghề làm muối phục hồi sau thời gian dài bị kìm hãm bởi chính quyền thuộc địa.

Hàng hóa được nhập khẩu trong thời kỳ này chủ yếu là bông sợi, xăng dầu, giấy và nguyên liệu làm giấy, kim loại1... và các thị trường cung ứng lớn nhất là Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc. Các loại hàng hóa nhập khẩu phần nhiều phục vụ cho hoạt động sản xuất của các nhà máy thuộc giới tư bản Pháp.


1. Việt Nam Dân quốc Công báo, số 3, ngày 13/10/1945, tr.36.

2. Việt Nam Dân quốc Công báo, số 9, ngày 02/3/1946, tr.117.

3. Việt Nam Dân quốc Công báo, số 2, ngày 06/10/1945, tr.25.

4. Việt Nam Dân quốc Công báo, số 9, ngày 17/11/1945, tr.114.

5. Việt Nam Dân quốc Công báo, số 10, ngày 24/11/1945, tr.128.

6. Việt Nam Dân quốc Công báo, số 14, ngày 15/11/1945, tr.177.

7. Việt Nam Dân quốc Công báo, số 2, ngày 12/01/1946, tr.19.

8. Việt Nam Dân quốc Công báo, số 2, ngày 06/10/1945, tr.26.

9. Haut-Commissariat de France pour l’Indochine: Annuaire statistique de l’Indochine (Onzième Volume 1943 - 1946), Saigon, 1948, p.156.

10. “Nghị định của Bộ trưởng Bộ Tài chính”, Việt Nam Dân quốc Công báo, số 15, ngày 22/12/1945, tr.188.

11. Haut-Commissariat de France pour l’Indochine: Annuaire statistique de l’Indochine (Onzième Volume 1943 - 1946), Ibid, p.158.

IV. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (19/12/1946 - 10/10/1954)

xưởng may quân trang Xưởng may quân trang ở Chiến khu Việt Bắc năm 1946 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam) cơ khí Trần Hưng Đạo Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo trên chiến khu Việt Bắc (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Danh mục

Tùy chỉnh