CHƯƠNG V: CÔNG NGHIỆP - THƯƠNG MẠI MIỀN NAM (1955 - 1975)

NM dệt

Nhà máy Dệt VINATECO được xem nhà máy dệt hiện đại nhất miền Nam cũng như trong khu vực thời bấy giờ (Ảnh: Life)

hàng tiêu dùng

Hàng tiêu dùng nhập khẩu được bày bán tràn lan trên đường phố các đô thị lớn miền Nam, bao gồm cả lượng lớn hàng PX được tuồn lậu ra bên ngoài (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

CHƯƠNG V: CÔNG NGHIỆP - THƯƠNG MẠI MIỀN NAM (1955 - 1975)

NM dệt

Nhà máy Dệt VINATECO được xem nhà máy dệt hiện đại nhất miền Nam cũng như trong khu vực thời bấy giờ (Ảnh: Life)

hàng tiêu dùng

Hàng tiêu dùng nhập khẩu được bày bán tràn lan trên đường phố các đô thị lớn miền Nam, bao gồm cả lượng lớn hàng PX được tuồn lậu ra bên ngoài (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

4. Hoạt động ngoại thương

Bộ Ngoại thương là cơ quan cao nhất và có trách nhiệm quản lý toàn bộ công tác ngoại thương theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch của công tác ngoại thương, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu... Theo Nghị định số 203-CP ngày 23/11/1961 của Hội đồng Chính phủ về quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Ngoại thương, Bộ Ngoại thương có 12 nhiệm vụ và quyền hạn là:

“1. Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách, thể lệ về ngoại thương; tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chính sách, thể lệ ấy.

2. Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ phê chuẩn kế hoạch ngoại thương; tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ấy.

3. Nghiên cứu tình hình thị trường ngoài nước, các chính sách kinh tế, chính sách mậu dịch, các tổ chức và biện pháp ngoại thương của nước ngoài để phát triển công tác ngoại thương.

4. Thi hành các hiệp định mà nước ta đã ký kết với nước ngoài về mặt ngoại thương. Trong phạm vi ủy quyền của Chính phủ, ký kết các hiệp định về ngoại thương với các cơ quan ngoại thương nước ngoài.

5. Căn cứ vào chính sách giá cả của Nhà nước, chỉ đạo giá xuất khẩu, nhập khẩu, tham gia ý kiến vào việc quy định giá bán buôn hàng nhập khẩu và giá thu mua hàng xuất khẩu.

6. Trong phạm vi kế hoạch ngoại tệ được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn, quản lý việc sử dụng ngoại tệ vào việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bảo đảm thực hiện kế hoạch thu chi ngoại tệ về ngoại thương.

7. Chỉ đạo việc tổ chức những cuộc triển lãm các mặt hàng hóa của ta ở các Hội chợ nước ngoài và việc tổ chức những cuộc triển lãm các mặt hàng hóa ở trong nước có tính chất ngoại thương.

8. Tham gia ý kiến với các bộ, các ngành ở Trung ương và các Ủy ban hành chính địa phương về các vấn đề có quan hệ đến ngoại thương, nhằm mở rộng khai thác nguồn hàng, bảo đảm vật tư xuất khẩu, áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất, sử dụng hợp lý ngoại tệ trong việc nhập hàng.

9. Thống nhất quản lý xuất khẩu, nhập khẩu trong toàn quốc kể cả mậu dịch xuất khẩu, nhập khẩu địa phương, mậu dịch tiểu ngạch biên giới. Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa; đề ra những biện pháp để thực hiện việc thống nhất quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

10. Quản lý các tổ chức kinh doanh trực thuộc Bộ, các Thương vụ và Đại diện thương mại ở nước ngoài.

11. Quản lý tài sản, tài vụ, vật tư trong ngành, quản lý vốn của Nhà nước giao cho Bộ.

12. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, lao động tiền lương trong ngành theo chế độ chung của Nhà nước. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngoại thương để kịp đáp ứng nhu cầu công tác ngành”.

Trong quan hệ ngoại thương, xuất khẩu và nhập khẩu đều quan trọng, nhưng giai đoạn này xuất khẩu còn ít, trong khi nhập khẩu theo hình thức viện trợ và cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu, có tác động trực tiếp tới quốc phòng, các ngành kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và đời sống nhân dân. Vì vậy, việc đàm phán các hợp đồng thương mại để phát huy cao nhất hiệu quả của các hiệp định thương mại và viện trợ với các nước ngoài; đôn đốc lịch giao hàng của đối tác và kế hoạch vận chuyển hàng về nước sao cho đủ số lượng, đúng chủng loại, đảm bảo thời gian theo yêu cầu của kế hoạch trong nước, nhất là đối với các loại vật tư chiến lược, như xăng dầu, phân bón, hóa chất...; lập kế hoạch phân phối và định giá các mặt hàng... là những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong hoạt động ngoại thương.

Phương hướng, nhiệm vụ trong hoạt động ngoại thương cũng như quy mô, nhịp độ, cơ cấu xuất, nhập khẩu những năm có chiến tranh 1965 - 1975 về cơ bản khác với giai đoạn trước. Ở thời kỳ khôi phục kinh tế 1955 - 1957, hoạt động ngoại thương hướng tới tái thiết đất nước, khôi phục và mở rộng công suất các nhà máy cũ và cải thiện đời sống nhân dân đang rất khó khăn sau khi hòa bình trên miền Bắc. Do đó, hàng nhập khẩu phục vụ tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá lớn, cao hơn hàng tư liệu sản xuất. Khi cuộc chiến phá hoại bằng đường không trên miền Bắc diễn ra, hoạt động ngoại thương chuyển hướng mạnh mẽ, nhiệm vụ chủ yếu là tranh thủ tới mức cao nhất sự viện trợ quốc tế phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kịp thời đưa hàng nhập khẩu về nước nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế, tiềm lực quốc phòng của hậu phương lớn miền Bắc để tích cực chi viện tiền tuyến; bảo đảm các nhu cầu cơ bản trong đời sống nhân dân. Do đó, giai đoạn 1965 - 1975, hàng nhập khẩu là tư liệu sản xuất lớn hơn nhiều lần hàng nhập khẩu phục vụ tiêu dùng.

Năm 1955, hàng nhập khẩu phục vụ tiêu dùng chiếm hơn một nửa tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu, đến những năm 1965 - 1975 có sự đảo chiều, hàng tư liệu sản xuất, nhập khẩu thường cao hơn gấp 2 lần hàng tiêu dùng.

Công tác nhập khẩu đã cung cấp thiết bị để khôi phục mở rộng và xây dựng mới hàng trăm nhà máy, xí nghiệp. Trong vòng 10 năm (1965 - 1975), nhờ các mặt hàng nhập khẩu thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ, Nhà nước đã tiến hành bổ sung, trang bị thêm cơ sở vật chất cho các nhà máy, xí nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất. Các nhà máy như: Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Sứ Hải Dương, Khu Gang thép Thái Nguyên, Mỏ Apatít Lào Cai, Gỗ Cầu Đuống, In Tiến Bộ, Thủy tinh Hải Phòng... đều là những cơ sở quan trọng của các ngành Công nghiệp được nhập khẩu các thiết bị toàn bộ.

Đối với ngành Nông nghiệp, năm 1975, miền Bắc đã xây dựng xong và đưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp 1.333 công trình thủy lợi, trong đó hầu hết thiết bị toàn bộ cũng như thiết bị lẻ của các công trình thủy lợi đều là nhập khẩu. Để phục vụ cho việc cơ khí hóa nông nghiệp, việc nhập khẩu nhiều loại máy kéo, máy nông nghiệp là chủ trương đúng đắn của ngành Ngoại thương lúc bấy giờ. Đến năm 1975, số máy kéo nhập về đã tăng gấp 24 lần so với năm 1960. Trạm máy kéo và máy nông nghiệp tăng từ 23 trạm năm 1960 lên 122 trạm năm 1975; số máy kéo tiêu chuẩn từ 136 máy năm 1960 lên 14.197 máy năm 1975.

Cũng tính đến năm 1975, khoảng 96% số hợp tác xã nông nghiệp ở đồng bằng đã được trang bị cơ khí. So với năm 1969, số máy động lực tăng 7,3 lần, máy công tác tăng 17 lần1.

bảng 25

máy cày

Xã viên Hợp tác xã Hòa Loan, tỉnh Vĩnh Phúc dùng máy cày ở ruộng nước để tăng năng suất gieo cấy trong vụ mùa 1966 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Ngành Giao thông vận tải là ngành có vị trí hết sức quan trọng không chỉ trong lưu thông hàng hóa mà còn trong chi viện cho tiền tuyến. Thời kỳ này, ngành Giao thông vận tải nhận được sự giúp đỡ tích cực của các nước xã hội chủ nghĩa về phương tiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc và trang thiết bị hiện đại thông qua nhập khẩu theo phương thức viện trợ, cho vay. Nhờ vậy, những năm 1965 - 1975, tài sản cố định và khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng lên nhanh chóng.

Hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn này khá ít. Cán cân thương mại luôn mất cân đối. Trong 20 năm 1955 - 1975, năm nào Việt Nam cũng ở trạng thái nhập siêu.

Trong cơ cấu xuất khẩu, chiếm tỷ trọng lớn nhất chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông sản chưa qua chế biến chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Điểm tích cực nhất là xuất khẩu hàng công nghiệp chiếm ưu thế tuyệt đối vào cuối giai đoạn, đến năm 1975 chiếm 2/3 hàng xuất khẩu.

Nếu cộng thêm hàng tiểu thủ công nghiệp, chiếm trên 90% tổng giá trị kim ngạch hàng xuất khẩu.

bảng 26

bảng 27

Điểm tích cực thứ hai là, xuất khẩu dù bị giảm sút trong hai lần chiến tranh phá hoại, từ năm 1965 đến năm 1972, nhưng phục hồi nhanh chóng và đạt đỉnh cao vào cuối giai đoạn. Những năm 1974 - 1975, kim ngạch xuất khẩu gấp trên dưới 2 lần so với những năm 1966 - 1972.

Ngoài ra, Bộ Ngoại thương cùng với các Bộ Quốc phòng, Giao thông vận tải đã phá tan âm mưu bao vây, phong tỏa miền Bắc của đế quốc Mỹ, luồng giao thông này bị tắc thì ta lại mở luồng khác, mọi loại phương tiện (đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ...), góp phần cùng mặt trận ngoại giao tranh thủ được sự viện trợ quốc tế to lớn từ các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới; bảo vệ được các địa bàn và cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, các địa điểm tập kết hàng xuất khẩu và nhập khẩu, các tuyến đường giao thông ở trong nước và với nước ngoài.

chiếu cói

Cán bộ thâu hóa trạm chiếu cói Kim Sơn (Ninh Bình) kiểm tra chất lượng hàng cói xuất khẩu, năm 1970 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Hoạt động ngoại thương cũng góp phần không nhỏ trong việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước. Thị trường xuất, nhập khẩu được mở rộng, bên cạnh 12 nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam còn có quan hệ buôn bán với các nước ngoài khối như Pháp, Nhật Bản, Xingapo, Thụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ, Anh, Tây Đức, Ấn Độ, Inđônêxia, Campuchia...

Nhập siêu trong những năm tháng kháng chiến được giải quyết chủ yếu bằng hàng viện trợ không hoàn lại và cho vay tín dụng. Chúng chiếm tỷ trọng lớn trong các nguồn thanh toán cho hàng nhập khẩu.

Xuất, nhập khẩu thời kỳ độc quyền ngoại thương

Công tác quản lý xuất, nhập khẩu dựa trên nguyên tắc Nhà nước độc quyền ngoại thương. Mọi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đều phải có giấy phép. Hàng hóa xuất, nhập khẩu ở đây có nội hàm khá rộng, được hiểu là hàng hóa kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, hàng mẫu, hàng triển lãm, hàng quảng cáo, hàng tạm xuất khẩu, tạm nhập khẩu, hàng vận tải quá cảnh..., kể cả các văn hóa phẩm và bằng sáng chế phát minh có tính chất hàng hóa; hàng nhập khẩu bằng nguồn ngoại tệ vay nợ, viện trợ và các loại hàng phi mậu dịch. Cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là Bộ Ngoại thương.

Vì độc quyền ngoại thương nên Bộ Ngoại thương phải hoạt động hết công suất, phải đọc hàng trăm các báo cáo, tài liệu với vô số các dữ liệu thống kê, rồi dựa vào các định hướng, phân tích: kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân, khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, chính sách bảo hộ sản xuất và đối với tiêu dùng ở trong nước, cam kết của Chính phủ ta với nước ngoài và nhu cầu của thị trường thế giới... để định ra hạn ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hằng năm với một số mặt hàng chủ yếu.

Tiếp đến, căn cứ vào tổng hạn ngạch xuất khẩu để thống nhất với các bộ, tổng cục, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của từng bộ, từng tỉnh, trong đó đã phân bố cụ thể cho từng đơn vị kinh tế phù hợp với khả năng sản xuất và nhu cầu nhập khẩu của các đơn vị đó.

Trong khi các đơn vị quản lý thuộc Bộ Ngoại thương hết sức bận rộn thì các doanh nghiệp chỉ phải lo khâu sản xuất, chế biến, đóng gói hàng hóa cho đúng quy cách. Các công đoạn khó khăn nhất, quyết định nhất đến lợi nhuận và sự phát triển của doanh nghiệp là tiếp thị, giá bán, thị trường tiêu thụ... đều được giải quyết bằng nghị định thư xuất, nhập khẩu giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa.

Một thứ trưởng Bộ Ngoại thương thường là Trưởng đoàn đàm phán các nghị định thư xuất, nhập khẩu hằng năm giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Công việc của Trưởng đoàn khá vất vả. Chỉ riêng việc chỉ đạo các cơ quan tham mưu thuộc Bộ hướng dẫn, giúp đỡ các tổng công ty, công ty thuộc các Bộ khác và các địa phương được trực tiếp xuất, nhập khẩu; cùng các bộ, Ủy ban chủ quản xác định chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu của đơn vị; giám sát, kiểm tra định kỳ, đột xuất các đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước và các nghĩa vụ có liên quan đến những điều ước và hợp đồng ký với nước ngoài đã sử dụng gần hết quỹ làm việc hằng ngày.

Từ tháng 10 trở đi là giai đoạn rất căng thẳng, bước vào thời gian nước rút chuẩn bị đàm phán nghị định thư xuất, nhập khẩu với các nước xã hội chủ nghĩa được thực hiện vào năm sau. Trưởng đoàn phải thường xuyên trao đổi với đại diện của các bộ Nông nghiệp, Nội thương, Vật tư, Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Giao thông vận tải, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài..., lên danh sách và hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cho từng mặt hàng. Sau đó rà soát, điều chỉnh sao cho tổng kim ngạch xuất khẩu bằng tổng kim ngạch nhập khẩu.

Thông thường, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nông, lâm sản như chè, cà phê, hạt tiêu, rau quả, thịt... nên việc xác định mặt hàng không phức tạp lắm. Khó khăn là đo lường được năng lực sản xuất, thu mua của các đơn vị làm hàng xuất khẩu, nhất là các đơn vị trực thuộc địa phương. Nhưng xác định mặt hàng và số lượng hàng nhập khẩu là một vấn đề khó. Vì lúc đó vật tư, nguyên liệu, máy móc, hàng tiêu dùng thiếu nhiều, có thể nói ngành nào cũng thiếu, ngành nào cũng “kêu”. Nói về ưu tiên, lĩnh vực nào cũng đáng ưu tiên; rất khó để cả quyết rằng, nhập khẩu máy móc, vật tư, nguyên phụ liệu về để làm hàng xuất khẩu, hay để tạo hạ tầng cơ sở kinh tế - kỹ thuật cho nền kinh tế, hoặc để phục vụ tiêu dùng trong nước cần phải được ưu tiên trước nhất.

Tùy theo tình hình sản xuất và đời sống nhân dân từng năm mà đoàn đàm phán do Bộ Ngoại thương chủ trì sẽ quyết định ưu tiên mặt hàng và số lượng nhập khẩu.

Hàng xuất khẩu của ta chủ yếu chỉ đảm bảo được cho nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu các thiết bị lẻ, vật tư, tư liệu, nguyên liệu sản xuất. Còn thiết bị toàn bộ phần lớn được Liên Xô, Trung Quốc viện trợ hoặc cho vay để xây dựng nên các nhà máy như: Cơ khí Hà Nội, Gang thép Thái Nguyên, Phích nước Rạng Đông, Xà phòng Hà Nội, Nhiệt điện Uông Bí, Thủy điện Thác Bà hay Hóa chất Việt Trì...

*****

Chặng đường 10 năm công nghiệp hóa (1965 - 1975) trong điều kiện xen lẫn chiến tranh và hòa bình, miền Bắc đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật bước đầu của chủ nghĩa xã hội, theo hướng tiến lên một nền sản xuất lớn hiện đại và một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Từ năm 1965, miền Bắc phải chuyển hướng kinh tế từ thời bình sang thời chiến và từ đó đến năm 1975 là thời kỳ chống chiến tranh phá hoại xen kẽ với những thời kỳ ngắn khôi phục kinh tế.

Trong chặng đường đầy cam go đó, sức tàn phá của bom đạn không thể cản nổi những bước tiến trên con đường công nghiệp hóa.

Địch đánh phá vào các thành phố lớn, thì ngành Công Thương phân tán về các địa phương; lấy đơn vị tỉnh làm địa bàn xây dựng công nghiệp, thương mại địa phương toàn diện. Địch lấy các cơ sở công nghiệp làm trọng điểm đánh phá, thì công nhân ngành Công Thương “chắc tay búa, vững tay súng” vừa sản xuất, vừa sẵn sàng đánh trả các cuộc tập kích đường không; công nhân ngành Điện nêu cao khẩu hiệu “giữ vững dòng điện như mạch máu”; công nhân ngành Xăng dầu nêu khẩu hiệu “quý xăng như máu”...

Chấp hành lời kêu gọi của Đảng “Sản xuất phải được coi là một nhiệm vụ chiến đấu, dù có phải đổ máu hy sinh”2, ngành Công Thương đã có những đóng góp quan trọng và chủ yếu trong công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Đến năm 1975, ở miền Bắc hậu phương xã hội chủ nghĩa đã hình thành một nền công nghiệp tự chủ, với cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường đáng kể. Nhiều khu công nghiệp lớn đã và đang hình thành. Cơ cấu công nghiệp đã phát triển hoàn chỉnh hơn, những cơ sở của các ngành công nghiệp nặng quan trọng liên tục mở rộng về số lượng và phát triển về quy mô, nhất là các ngành điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất; đồng thời phát huy năng lực một số ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm.

Đối với hoạt động thương mại, mạng lưới kho, cửa hàng thương nghiệp bố trí trong thời bình không còn thích hợp với thời chiến, nay lại phải phân bố lại cho phù hợp để phòng địch đánh phá và đảm bảo cho các cấp, các nơi ít nhiều đều có dự trữ. Kế hoạch lưu chuyển hàng hóa được bố trí lại cho phù hợp với quan hệ cung - cầu mới.

Cùng với việc cố gắng tổ chức tiếp nhận, vận chuyển hàng nhập khẩu, cán bộ, công nhân viên toàn ngành đã cùng với các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất, địa phương khắc phục mọi khó khăn để giữ vững sản xuất. Hệ thống thương nghiệp quốc doanh đã mở thêm nhiều điểm bán hàng ở những nơi mở đường giao thông mới, nơi cơ sở sản xuất và dân cư sơ tán.

Mạng lưới cơ sở hợp tác xã mua bán được phát triển mạnh trên địa bàn các xã, tăng quầy hàng của hợp tác xã mua bán ở nông thôn lên gấp đôi. Toàn ngành đã huy động mọi nguồn lực để bảo vệ an toàn tài sản của Nhà nước trước sự tàn phá của bom đạn địch. Hệ thống thương nghiệp có mặt ở khắp nơi, ngay bên mâm pháo, vì thế, ngành đã hạn chế được nhiều thiệt hại, số tiền và hàng hóa mà ngành Thương nghiệp quản lý được hạn chế tổn thất tới mức thấp nhất. Trong chiến tranh, chế độ hạch toán kinh tế ở các tổ chức kinh doanh thương nghiệp về cơ bản vẫn được duy trì. Thị trường xã hội ít có những hoạt động đầu cơ, buôn lậu.

Các hoạt động xuất, nhập khẩu góp phần tạo dựng một ngành Công nghiệp tương đối hoàn chỉnh, trong đó đã hình thành các ngành công nghiệp nặng mũi nhọn như điện lực, khai khoáng, luyện kim, hóa chất; công nghiệp nhẹ là các nhà máy chế biến thực phẩm, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng... góp phần củng cố, tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng cho hậu phương miền Bắc. “Hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng đã góp phần tích cực vào việc phá tan âm mưu và hành động của địch bao vây phong tỏa và cô lập miền Bắc với thế giới bên ngoài”3.

Chính nhờ vậy, ngành Thương mại Việt Nam giai đoạn 1965 - 1975 đã thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao. Nhu cầu của tiền tuyến và chiến đấu mà ngành có trách nhiệm phục vụ đã được đáp ứng kịp thời và đầy đủ. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của ngành cùng với hàng hóa ngày càng tiến sâu vào Nam theo chân các lực lượng vũ trang. Các nhu cầu của sản xuất cũng được đáp ứng với mức cố gắng cao nhất. Đối với đời sống, hoạt động của ngành đã đảm bảo các nhu cầu thiết yếu như: vải, dầu hỏa, giấy viết... và các hàng hóa khác cho toàn dân theo giá ổn định. Nhờ có bộ máy tổ chức ngành ngày một hoàn thiện đã góp phần giữ cho đời sống của người dân tuy không được như thời bình, song cũng không bị đảo lộn nhiều.

Không chỉ nỗ lực xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật bước đầu cho chủ nghĩa xã hội, ngành Công Thương còn trực tiếp chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Khắp các xí nghiệp, nhà máy công trường đều lan tỏa các phong trào: “Tay búa, tay súng”, “Toàn dân chi viện chiến trường”, “Vì miền Nam ruột thịt”; hàng vạn cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành Công Thương xung phong lên đường nhập ngũ.

Mặc dù có những tiến bộ nhất định trong cải tiến hệ thống tổ chức, cải tiến quản lý trong sản xuất và quản lý thị trường, nhưng nhìn chung, nền kinh tế miền Bắc còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn thấp kém. Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân.

Trong thương mại, cung vẫn chưa theo kịp cầu mà chế độ tem phiếu, phân phối theo định lượng là điểm nhấn rõ nét; đời sống vật chất của người dân còn nhiều khó khăn.

Sự cồng kềnh của mô hình kinh tế kế hoạch hóa đã khiến giá trị tổng sản lượng công nghiệp có mức tăng trưởng chậm lại và không tương xứng với sự đầu tư. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa cũng cản trở sự phát triển thương mại. Việc duy trì, phát triển chế độ cung cấp hàng hóa thiết yếu càng làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực. Chế độ bao cấp với tình trạng “bán như cho”, bất chấp giá trị đã trở thành gánh nặng với ngân sách nhà nước.

Mặc dù ngành Công Thương còn trăn trở trong cải tiến quản lý hướng đến giải quyết những yếu kém trong thực thi chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước - nét đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hóa; tuy nhiên, vẫn chưa “đụng” đến cơ chế vận hành của mô hình kinh tế kế hoạch hóa. Thị trường vẫn còn là vấn đề “nhạy cảm”; các loại chợ nông thôn, chợ thành thị, chợ chuyên bán hàng nông sản, chợ “đen”, chợ “cóc”, hay hàng rong được phép duy trì với vai trò giải quyết nhu cầu thiết yếu dân sinh, do thị trường chưa được coi là động lực cho sự vận động của cung - cầu và giá trị trong thúc đẩy sản xuất - kinh doanh.


1. Xem Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học, Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Tập 13 (Từ năm 1965 đến năm 1975), Sđd, tr.384.

2. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học, Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Tập 13 (Từ năm 1965 đến năm 1975), Sđd, tr.42.

3. Bộ Thương mại: 60 năm thương mại Việt Nam (1946 - 2006), Sđd.

I- CÔNG NGHIỆP MIỀN NAM THỜI KỲ 1955 - 1975

NM dệt

Nhà máy Dệt VINATECO được xem là nhà máy dệt hiện đại nhất miền Nam cũng như trong khu vực thời bấy giờ (Ảnh: Life)

Bia Con Cọp

Bia Con Cọp hay còn gọi là Bia Lade, đọc chệch từ LaRue - tên của người sáng lập ra hãng BGI (Ảnh tư liệu)

Danh mục

Tùy chỉnh