2. Hoạt động ngoại thương

Vào thời điểm khủng hoảng tiền tệ Đông Á 1997 - 1998, hoạt động ngoại thương nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tăng trưởng xuất khẩu đang từ hai con số giảm xuống còn 1,9% năm 1998. Nhưng đây cũng năm chính sách xuất, nhập khẩu bước đột phá mạnh mẽ, với Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công đại mua, bán hàng hóa với nước ngoài.

Nghị định số 57/1998/NĐ-CP đã xóa bỏ nhiều rào cản trước đó như chế độ giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu, tạo môi trường pháp thông thoáng, bình đẳng hơn, tạo ra sự chuyển biến về chất cho chế xuất - nhập khẩu, tôn trọng quyền kinh doanh quyền tự chủ của doanh nghiệp, giảm thiểu chế xin - cho, hầu hết hàng hóa được làm thủ tục xuất, nhập khẩu trực tiếp tại hải quan, chỉ chịu sự điều tiết về thuế; đối với biện pháp phi thuế chỉ còn áp dụng đối với một số lượng rất ít mặt hàng. Hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch chỉ hai mặt hàng gạo hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường hạn ngạch (theo hạn ngạch của nước ngoài). Các hàng hóa khác nhập khẩu không bị áp dụng hạn ngạch.

bảng 65

Nhờ khai thông vấn đề quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu, xóa bỏ giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu, tháo bỏ các rào cản, tăng cường các biện pháp khuyến khích, đặc biệt các biện pháp tài chính, nên số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu tăng lên nhanh chóng qua các thời kỳ. Năm 1998 2.800 đơn vị trực tiếp xuất, nhập khẩu, nhưng đến năm 2000 đã khoảng trên 12.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó các doanh nghiệp nhân, doanh nghiệp vốn FDI. Kim ngạch xuất khẩu năm 1999 đã tăng 23,3% so với năm 1998, năm 2000 tăng 25,4% so với năm 1999.

cấu hàng hóa xuất khẩu cấu thị trường xuất, nhập khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng của các nhóm hàng đã qua chế biến tăng dần. Hàng nguyên liệu thô năm 1996 chiếm trên 70%, đến năm 2000 còn khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hàng chế biến, trong đó cả hàng chế tạo, năm 1996 chỉ chiếm khoảng trên 20%, đến năm 2000 đã lên khoảng 40%. Đồng thời, sự gia tăng nhanh chóng của những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô, gạo, hàng điện tử, máy tính, hàng dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản, phê, hạt điều... Năm 1996, hai mặt hàng dầu thô dệt may vượt mức 1 tỉ USD, đến năm 2000 đã 4 mặt hàng vượt qua mức 1 tỉ USD dầu thô, hàng may mặc, giày dép thủy sản. Xuất khẩu bình quân đầu người năm 2000 đạt 184,2 USD, đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước nền ngoại thương kém phát triển.

Thị trường xuất khẩu được mở rộng chuyển hướng tích cực. Từ chỗ chỉ tập trung vào thị trường Đông Âu những năm 1986 - 1991 đã chuyển sang thị trường các nước Đông Nam Á EU, tỷ trọng thị trường EU tăng nhanh trong giai đoạn 1996 - 2000. Năm 1996, xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 1.177,5 triệu USD, chiếm 24,4%, đến năm 2000 đạt 2.619 triệu USD, chiếm 18%. Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường EU đã tăng từ 16,1% năm 1996 (1.174,6 triệu USD) lên 19,6% năm 2000 (2.845,1 triệu USD). Quan hệ buôn bán với các nước châu Đại Dương được mở rộng. Năm 1996, xuất khẩu sang Ôxtrâylia mới đạt 64,8 triệu USD, đến năm 2000 đã vượt ngưỡng 1 tỉ USD (1.272,5 triệu USD)1.

Ba năm sau khi Nghị định số 57/NĐ-CP ra đời, với sự tham mưu, đề xuất của Bộ Thương mại, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2001/ NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 về chế quản xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 150/2003/QĐ-TTg ngày 22/7/2003; được gia hạn bởi Quyết định số 323/2005/QĐ-TTg ngày 07/12/2005). Nghị định số 44/2001/NĐ-CP Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg đã tạo một chế quản xuất, nhập khẩu ràng, minh bạch, ổn định trong thời gian 5 năm, với 3 danh mục: hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo các quy định quản chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất - kinh doanh; cho công tác quản nhà nước, công bố ràng lộ trình bãi bỏ giấy phép của Bộ Thương mại.

May Sông Hồng

Nghị định số 57/1998/NĐ-CP Nghị định số 44/2001/NĐ-CP đã tạo quyền chủ động cho các chủ thể tham gia xuất, nhập khẩu, từ chỗ phải giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu với những điều kiện rất chặt chẽ về vốn lưu động, về loại hình kinh doanh, sản xuất, về kinh tế quốc doanh hay ngoài quốc doanh... đến chỗ mọi thương nhân Việt Nam đều quyền xuất, nhập khẩu không cần giấy phép, mở rộng quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu cho doanh nghiệp FDI, của chi nhánh công ty nước ngoài, huy động các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu.

Ngày 23/01/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2006/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, đại mua, bán, gia công quá cảnh hàng hóa, thay thế cho Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001) của Chính phủ. Quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp theo nghị định này được mở rộng hơn nữa, cho phép thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công, đại mua, bán hàng hóa theo quy định trong phạm vi Nghị định số 12/2006/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng kinh doanh.

Bên cạnh đó, Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg đã điều chỉnh lại danh mục hàng hóa cấm xuất, cấm nhập cho phù hợp hơn, loại bỏ ngay một số hàng nhập khẩu ra ngoài danh mục hàng nhập khẩu giấy phép, đồng thời xác định lộ trình loại bỏ giấy phép đối với các mặt hàng nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2005. Xác định các nguyên tắc quản hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quản chuyên ngành; áp dụng các biện pháp quản mới phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, như: hạn ngạch thuế quan, thuế chống phá giá, chống trợ cấp...

Những chính sách ấy đã tác động tích cực đến hoạt động ngoại thương, trước hết được thể hiện kim ngạch xuất, nhập khẩu những năm 2001 - 2010. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2010 đạt gần 157 tỉ USD, gấp trên 5,2 lần năm 2000, trong đó xuất khẩu đạt 72,2 tỉ USD, gấp trên 5 lần; nhập khẩu 84,8 tỉ USD, gấp gần 5,4 lần. Trong những năm 2001 - 2010, bình quân mỗi năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 18%, trong đó xuất khẩu tăng 17,4%; nhập khẩu tăng 18,4%. Với kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân mỗi năm 17,4%, gấp gần 2,4 lần tốc độ tăng GDP, đất nước đã hoàn thành mục tiêu đưa “nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên hai lần nhịp độ tăng GDP” đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - hội giai đoạn 2001 - 2010 (Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX). Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu bình quân đầu người năm 2010 đã gấp 4,3 lần năm 2001, trong 10 năm 2001 - 2010 bình quân tăng 17,4%/năm2.

bảng 66

bảng 67

bảng 68

cấu hàng xuất khẩu chuyển biến rệt. Hàng thô hoặc chế giảm dần từ 53,3% năm 2001 xuống còn 34,8% năm 2010; hàng chế biến tăng dần từ 46,7% năm 2001 lên 65,1% năm 2010.

Hàng nhập khẩu được kiểm soát tốt, cấu nhập khẩu lành mạnh, chủ yếu liệu sản xuất, nguyên phụ liệu phục vụ làm hàng xuất khẩu như máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, nhiên liệu, vật liệu, phụ liệu; trong khi hàng tiêu dùng chỉ chiếm dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Thanh long Việt Nam lên đường sang Mỹ

Sau thời gian đàm phán kiểm tra trên thực địa, ngày 30/7/2008, Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ, ông Ngô Văn Thoan gửi công văn về nước thông báo phía Mỹ đã cho phép nhập khẩu trái thanh long của Việt Nam vào thị trường nước này.

Trước đó, Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã nghiên cứu, phân tích trong phòng thí nghiệm, cử các đoàn kiểm tra thực tế từ khâu gieo trồng, thu hoạch, bảo quản đối với trái thanh long các phương tiện kỹ thuật được sử dụng kiểm dịch tại Việt Nam.

Kết quả điều tra được APHIS thông báo rộng rãi để lấy ý kiến công chúng Mỹ từ ngày 09/5 đến ngày 08/7/2008, đúng 60 ngày theo quy định của luật pháp Mỹ.

Ngoài những quy định chung về kiểm dịch thực vật, các hàng thanh long Việt Nam nhập vào Mỹ phải đảm bảo ba tiêu chuẩn riêng của APHIS.

Một là, thanh long được đưa qua chiếu xạ với liều lượng hấp thụ tối thiểu 400 gray.

Hai là, mỗi hàng thanh long đều phải giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do quan bảo vệ thực vật quốc gia của Việt Nam (NPPO) cấp ghi đã được kiểm dịch xử chiếu xạ theo quy định (hoặc hàng sẽ được chiếu xạ tại cảng đến trên lãnh thổ Mỹ).

Ba là, các quy định trên chỉ áp dụng cho các hàng thương mại.

Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cũng cho biết, qua làm việc, APHIS cho rằng họ thể xem xét cho phép cùng một lúc ba hoặc bốn loại trái cây bản chất đặc tính tương tự, chứ không nhất thiết phải làm từng loại như đã làm với thanh long.

Xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ cần phải đạt được các chỉ tiêu sau:

- Thanh long phải được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn “GlobalGAP”.

- sở đóng gói thanh long xuất khẩu phải đạt chuẩn.

- Giống thanh long được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ thanh long ruột trắng ruột đỏ.

- Trọng lượng trái thanh long tương đối nhỏ hơn các thị trường khác, khoảng 300 - 350g/quả.

- Tất cả hàng thanh long từ Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ phải đạt các điều kiện về chuẩn kỹ thuật nguồn gốc xuất xứ: số vùng trồng + số sở đóng gói + số nhà máy xử chiếu xạ.

- Thanh long xuất khẩu sang Mỹ cần phải tuân thủ Hiệp định SPS - Hiệp định Vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm dịch động thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, lượng thuốc bảo vệ thực vật các chất tồn khác dưới mức cho phép, không các loại sâu bệnh thuộc đối tượng dịch hại Mỹ quan tâm (đặc biệt ruồi đục quả).

Nguồn: Thông tin truyền thông Phát triển nông nghiệp - nông thôn Trung tâm xúc tiến thương mại, Du lịch Đầu Đồng Tháp.


1. Niên giám Thống các năm 1996 - 2000.

2. Xem Tổng cục Thống kê: Số liệu thống Việt Nam 10 năm đầu thế kỷ XXI, Nxb. Thống kê, Nội, 2011, tr.71.

2. Hoạt động ngoại thương

Vào thời điểm khủng hoảng tiền tệ Đông Á 1997 - 1998, hoạt động ngoại thương nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tăng trưởng xuất khẩu đang từ hai con số giảm xuống còn 1,9% năm 1998. Nhưng đây cũng năm chính sách xuất, nhập khẩu bước đột phá mạnh mẽ, với Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công đại mua, bán hàng hóa với nước ngoài.

Nghị định số 57/1998/NĐ-CP đã xóa bỏ nhiều rào cản trước đó như chế độ giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu, tạo môi trường pháp thông thoáng, bình đẳng hơn, tạo ra sự chuyển biến về chất cho chế xuất - nhập khẩu, tôn trọng quyền kinh doanh quyền tự chủ của doanh nghiệp, giảm thiểu chế xin - cho, hầu hết hàng hóa được làm thủ tục xuất, nhập khẩu trực tiếp tại hải quan, chỉ chịu sự điều tiết về thuế; đối với biện pháp phi thuế chỉ còn áp dụng đối với một số lượng rất ít mặt hàng. Hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch chỉ hai mặt hàng gạo hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường hạn ngạch (theo hạn ngạch của nước ngoài). Các hàng hóa khác nhập khẩu không bị áp dụng hạn ngạch.

bảng 65

Nhờ khai thông vấn đề quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu, xóa bỏ giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu, tháo bỏ các rào cản, tăng cường các biện pháp khuyến khích, đặc biệt các biện pháp tài chính, nên số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu tăng lên nhanh chóng qua các thời kỳ. Năm 1998 2.800 đơn vị trực tiếp xuất, nhập khẩu, nhưng đến năm 2000 đã khoảng trên 12.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó các doanh nghiệp nhân, doanh nghiệp vốn FDI. Kim ngạch xuất khẩu năm 1999 đã tăng 23,3% so với năm 1998, năm 2000 tăng 25,4% so với năm 1999.

cấu hàng hóa xuất khẩu cấu thị trường xuất, nhập khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng của các nhóm hàng đã qua chế biến tăng dần. Hàng nguyên liệu thô năm 1996 chiếm trên 70%, đến năm 2000 còn khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hàng chế biến, trong đó cả hàng chế tạo, năm 1996 chỉ chiếm khoảng trên 20%, đến năm 2000 đã lên khoảng 40%. Đồng thời, sự gia tăng nhanh chóng của những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô, gạo, hàng điện tử, máy tính, hàng dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản, phê, hạt điều... Năm 1996, hai mặt hàng dầu thô dệt may vượt mức 1 tỉ USD, đến năm 2000 đã 4 mặt hàng vượt qua mức 1 tỉ USD dầu thô, hàng may mặc, giày dép thủy sản. Xuất khẩu bình quân đầu người năm 2000 đạt 184,2 USD, đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước nền ngoại thương kém phát triển.

Thị trường xuất khẩu được mở rộng chuyển hướng tích cực. Từ chỗ chỉ tập trung vào thị trường Đông Âu những năm 1986 - 1991 đã chuyển sang thị trường các nước Đông Nam Á EU, tỷ trọng thị trường EU tăng nhanh trong giai đoạn 1996 - 2000. Năm 1996, xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 1.177,5 triệu USD, chiếm 24,4%, đến năm 2000 đạt 2.619 triệu USD, chiếm 18%. Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường EU đã tăng từ 16,1% năm 1996 (1.174,6 triệu USD) lên 19,6% năm 2000 (2.845,1 triệu USD). Quan hệ buôn bán với các nước châu Đại Dương được mở rộng. Năm 1996, xuất khẩu sang Ôxtrâylia mới đạt 64,8 triệu USD, đến năm 2000 đã vượt ngưỡng 1 tỉ USD (1.272,5 triệu USD)1.

Ba năm sau khi Nghị định số 57/NĐ-CP ra đời, với sự tham mưu, đề xuất của Bộ Thương mại, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2001/ NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 về chế quản xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 150/2003/QĐ-TTg ngày 22/7/2003; được gia hạn bởi Quyết định số 323/2005/QĐ-TTg ngày 07/12/2005). Nghị định số 44/2001/NĐ-CP Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg đã tạo một chế quản xuất, nhập khẩu ràng, minh bạch, ổn định trong thời gian 5 năm, với 3 danh mục: hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo các quy định quản chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất - kinh doanh; cho công tác quản nhà nước, công bố ràng lộ trình bãi bỏ giấy phép của Bộ Thương mại.

May Sông Hồng

Nghị định số 57/1998/NĐ-CP Nghị định số 44/2001/NĐ-CP đã tạo quyền chủ động cho các chủ thể tham gia xuất, nhập khẩu, từ chỗ phải giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu với những điều kiện rất chặt chẽ về vốn lưu động, về loại hình kinh doanh, sản xuất, về kinh tế quốc doanh hay ngoài quốc doanh... đến chỗ mọi thương nhân Việt Nam đều quyền xuất, nhập khẩu không cần giấy phép, mở rộng quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu cho doanh nghiệp FDI, của chi nhánh công ty nước ngoài, huy động các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu.

Ngày 23/01/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2006/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, đại mua, bán, gia công quá cảnh hàng hóa, thay thế cho Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001) của Chính phủ. Quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp theo nghị định này được mở rộng hơn nữa, cho phép thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công, đại mua, bán hàng hóa theo quy định trong phạm vi Nghị định số 12/2006/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng kinh doanh.

Bên cạnh đó, Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg đã điều chỉnh lại danh mục hàng hóa cấm xuất, cấm nhập cho phù hợp hơn, loại bỏ ngay một số hàng nhập khẩu ra ngoài danh mục hàng nhập khẩu giấy phép, đồng thời xác định lộ trình loại bỏ giấy phép đối với các mặt hàng nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2005. Xác định các nguyên tắc quản hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quản chuyên ngành; áp dụng các biện pháp quản mới phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, như: hạn ngạch thuế quan, thuế chống phá giá, chống trợ cấp...

Những chính sách ấy đã tác động tích cực đến hoạt động ngoại thương, trước hết được thể hiện kim ngạch xuất, nhập khẩu những năm 2001 - 2010. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2010 đạt gần 157 tỉ USD, gấp trên 5,2 lần năm 2000, trong đó xuất khẩu đạt 72,2 tỉ USD, gấp trên 5 lần; nhập khẩu 84,8 tỉ USD, gấp gần 5,4 lần. Trong những năm 2001 - 2010, bình quân mỗi năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 18%, trong đó xuất khẩu tăng 17,4%; nhập khẩu tăng 18,4%. Với kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân mỗi năm 17,4%, gấp gần 2,4 lần tốc độ tăng GDP, đất nước đã hoàn thành mục tiêu đưa “nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên hai lần nhịp độ tăng GDP” đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - hội giai đoạn 2001 - 2010 (Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX). Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu bình quân đầu người năm 2010 đã gấp 4,3 lần năm 2001, trong 10 năm 2001 - 2010 bình quân tăng 17,4%/năm2.

bảng 66

bảng 67

bảng 68

cấu hàng xuất khẩu chuyển biến rệt. Hàng thô hoặc chế giảm dần từ 53,3% năm 2001 xuống còn 34,8% năm 2010; hàng chế biến tăng dần từ 46,7% năm 2001 lên 65,1% năm 2010.

Hàng nhập khẩu được kiểm soát tốt, cấu nhập khẩu lành mạnh, chủ yếu liệu sản xuất, nguyên phụ liệu phục vụ làm hàng xuất khẩu như máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, nhiên liệu, vật liệu, phụ liệu; trong khi hàng tiêu dùng chỉ chiếm dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Thanh long Việt Nam lên đường sang Mỹ

Sau thời gian đàm phán kiểm tra trên thực địa, ngày 30/7/2008, Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ, ông Ngô Văn Thoan gửi công văn về nước thông báo phía Mỹ đã cho phép nhập khẩu trái thanh long của Việt Nam vào thị trường nước này.

Trước đó, Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã nghiên cứu, phân tích trong phòng thí nghiệm, cử các đoàn kiểm tra thực tế từ khâu gieo trồng, thu hoạch, bảo quản đối với trái thanh long các phương tiện kỹ thuật được sử dụng kiểm dịch tại Việt Nam.

Kết quả điều tra được APHIS thông báo rộng rãi để lấy ý kiến công chúng Mỹ từ ngày 09/5 đến ngày 08/7/2008, đúng 60 ngày theo quy định của luật pháp Mỹ.

Ngoài những quy định chung về kiểm dịch thực vật, các hàng thanh long Việt Nam nhập vào Mỹ phải đảm bảo ba tiêu chuẩn riêng của APHIS.

Một là, thanh long được đưa qua chiếu xạ với liều lượng hấp thụ tối thiểu 400 gray.

Hai là, mỗi hàng thanh long đều phải giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do quan bảo vệ thực vật quốc gia của Việt Nam (NPPO) cấp ghi đã được kiểm dịch xử chiếu xạ theo quy định (hoặc hàng sẽ được chiếu xạ tại cảng đến trên lãnh thổ Mỹ).

Ba là, các quy định trên chỉ áp dụng cho các hàng thương mại.

Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cũng cho biết, qua làm việc, APHIS cho rằng họ thể xem xét cho phép cùng một lúc ba hoặc bốn loại trái cây bản chất đặc tính tương tự, chứ không nhất thiết phải làm từng loại như đã làm với thanh long.

Xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ cần phải đạt được các chỉ tiêu sau:

- Thanh long phải được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn “GlobalGAP”.

- sở đóng gói thanh long xuất khẩu phải đạt chuẩn.

- Giống thanh long được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ thanh long ruột trắng ruột đỏ.

- Trọng lượng trái thanh long tương đối nhỏ hơn các thị trường khác, khoảng 300 - 350g/quả.

- Tất cả hàng thanh long từ Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ phải đạt các điều kiện về chuẩn kỹ thuật nguồn gốc xuất xứ: số vùng trồng + số sở đóng gói + số nhà máy xử chiếu xạ.

- Thanh long xuất khẩu sang Mỹ cần phải tuân thủ Hiệp định SPS - Hiệp định Vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm dịch động thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, lượng thuốc bảo vệ thực vật các chất tồn khác dưới mức cho phép, không các loại sâu bệnh thuộc đối tượng dịch hại Mỹ quan tâm (đặc biệt ruồi đục quả).

Nguồn: Thông tin truyền thông Phát triển nông nghiệp - nông thôn Trung tâm xúc tiến thương mại, Du lịch Đầu Đồng Tháp.


1. Niên giám Thống các năm 1996 - 2000.

2. Xem Tổng cục Thống kê: Số liệu thống Việt Nam 10 năm đầu thế kỷ XXI, Nxb. Thống kê, Nội, 2011, tr.71.

1. Hoạt động nội thương

Sản xuất phát triển, đời sống của các tầng lớp dân cư nhìn chung được cải thiện đã làm cho sức mua của thị trường trong nước tăng lên đáng kể. Mặt khác, việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện cho hoạt động của thương mại ngày càng phù hợp với cơ chế thị trường, nên thị trường trong nước duy trì được mức tăng trưởng ổn định, lưu thông hàng hóa thông suốt, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng đa dạng và không ngừng tăng lên của sản xuất và đời sống. Tốc độ tăng trưởng của khu vực thương mại - dịch vụ qua 5 năm 1996 - 2000, 2001 - 2005 và 2006 - 2010 đều theo hướng đi lên.

bảng 62

bảng 63

bảng 64

So sánh tốc độ tăng của ba khu vực: Tăng trưởng của khu vực nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm qua các năm, từ 4,30% mỗi năm giai đoạn 1996 - 2000, giảm xuống 3,83%/năm giai đoạn 2001 - 2005, giảm tiếp xuống 3,34%/năm giai đoạn 2006 - 2010. Tương tự, tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng cũng giảm dần từ 10,6% mỗi năm giai đoạn 1996 - 2000, giảm xuống 10,25%/năm giai đoạn 2001 - 2005, giảm tiếp xuống 7,94%/năm giai đoạn 2006 - 2010. Duy nhất khu vực thương mại - dịch vụ có xu hướng tăng, từ 5,75%/năm giai đoạn 1996 - 2000, tăng lên 6,96%/năm giai đoạn 2001 - 2005, tăng tiếp lên 7,73%/năm giai đoạn 2006 - 2010.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cuối giai đoạn 2001 - 2010 gấp 1,5 lần đầu giai đoạn, đạt 219.400 tỉ đồng so với 145.874 tỉ đồng, mức tăng trưởng bình quân 5,75%/năm. Giá trị hàng hóa và doanh thu dịch vụ của ba khu vực quốc doanh, tập thể, tư nhân đều tăng, nhưng xét về cơ cấu, khu vực quốc doanh và tập thể có xu hướng giảm, ngược lại, khu vực tư nhân có xu hướng tăng.

Về cơ cấu, không có những biến động đáng kể, thể hiện trên hai mặt: Thứ nhất, không có sự “đổi ngôi” của ba khu vực. Trong 10 năm 2001 - 2010, dẫn đầu luôn là bán lẻ, tiếp theo là dịch vụ lưu trú, ăn uống, cuối cùng là du lịch và dịch vụ khác. Thứ hai, mức dao động của mỗi khu vực không cao. Lấy tỷ trọng cao nhất của khu vực du lịch và các dịch vụ khác năm 2008 là 11% với năm thấp nhất 2001 là 6%, dao động cũng chỉ 5%. Mức dao động của hai khu vực tiếp theo còn thấp hơn nữa. Tỷ trọng cao nhất của dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2002 là 12,7%, so với năm thấp nhất 2010 là 11,1%, mức dao động 1,6%. Tương tự, tỷ trọng cao nhất của bán lẻ năm 2001 là 81,5% so với năm thấp nhất 2007 là 77%, dao động cũng chỉ 4,5%.

Xét về giá trị tuyệt đối, qua từng 5 năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ ngày càng tăng cao. Trong 5 năm đầu (2001 - 2005), tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ của năm cuối kỳ (2005) là 480,3 nghìn tỉ đồng, cao gấp 1,96 lần năm đầu kỳ (2001) là 245,3 nghìn tỉ đồng. Đến 5 năm tiếp theo (2006 - 2010), tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm cuối kỳ (năm 2010) đã tăng 2,58 lần so với năm đầu kỳ (2006). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của 5 năm 2006 - 2010 đạt 5,105 triệu tỉ đồng, gấp 2,86 lần so với 1,738 triệu tỉ đồng của 5 năm 2001 - 2005. Hoạt động bán lẻ ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong 5 năm 1996 - 2000, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 913,694 nghìn tỉ đồng, tương đương 18,01% GDP cùng thời kỳ (5,072 triệu tỉ đồng). Tương tự, giai đoạn 2001 - 2005 tổng mức bán lẻ đạt 1,738 triệu tỉ đồng, tương đương 25,06% GDP (6,934 triệu tỉ đồng); giai đoạn 2006 - 2010 tổng mức bán lẻ đạt 5,105 triệu tỉ đồng, tương đương 53% GDP (9,631 triệu tỉ đồng).

Tốc độ tăng trưởng và khối lượng luân chuyển của khu vực thương mại - dịch vụ được coi là ấn tượng nhờ sự đóng góp quan trọng của các chính sách liên tục được cập nhật, điều chỉnh sát với thực tiễn trong thời kỳ này. Đó là sự ra đời của Luật thương mại năm 1997, quy định một cách có hệ thống về các hoạt động thương mại hàng hóa như mua bán hàng hóa, đại diện, môi giới, ủy thác, đại lý, gia công, đấu giá, đấu thầu; các dịch vụ thương mại như giao nhận hàng hóa, giám định hàng hóa và các hoạt động xúc tiến thương mại như khuyến mại, quảng cáo... Tiếp đó, Luật thương mại năm 2005 đã điều chỉnh theo hướng mở rộng nội hàm của khái niệm hoạt động thương mại. So với Luật thương mại năm 1997, phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại năm 2005 không còn bị giới hạn bởi 14 hành vi thương mại mà đã được mở rộng ra tất cả các hoạt động “nhằm mục đích sinh lợi”. Đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại năm 2005 là hoạt động thương mại của thương nhân và vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Những lĩnh vực Luật thương mại điều chỉnh có sự tiếp cận của Bộ luật dân sự, ở chừng mực nào đó Bộ luật dân sự được xem là luật “mẹ” được sử dụng để điều chỉnh đối với các hoạt động kinh doanh sinh lời.

Hoạt động xúc tiến thương mại bắt đầu được chú trọng, hệ thống các cơ quan xúc tiến thương mại hình thành và phát triển mạnh trong giai đoạn này. Trước năm 1996, có 3 trung tâm xúc tiến thương mại ở địa phương được thành lập (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình). Trong giai đoạn 1996 - 2010, có 51/63 địa phương thành lập trung tâm xúc tiến thương mại.

Lần đầu tiên cơ chế hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại được hình thành thông qua các Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/2003/QĐ-TTg nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thông qua các hiệp hội ngành hàng, tổng công ty. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 80/2009/QĐ-TTg ngày 21/5/2009) ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 - 2010. Đến năm 2010 cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại thông qua Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia thực hiện theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg. Cơ chế theo Quyết định 72/2010/QĐ-TTg toàn diện hơn, bao trùm cả hoạt động xúc tiến thương mại cho phát triển xuất khẩu, thị trường trong nước, thị trường miền núi, biên giới, hải đảo. Từ đó hoạt động xúc tiến thương mại đóng góp vai trò ngày càng quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố, giữ vững thị phần và phát triển thị trường trong nước trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, khai thác tối ưu các thị trường nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.

Hệ thống siêu thị thuần Việt lâu đời nhất

Bà Nguyễn Thị Nghĩa - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Co.op, thường được biết đến với tên gọi Chín Ngân - bí danh khi hoạt động ở Sài Gòn trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ - kể lại:

Vào những năm 1990, Sài Gòn có khoảng 300 hợp tác xã nhưng mất dần chỉ còn trên 100 đơn vị. Lúc đó, Ban quản lý hợp tác xã Mua bán mà bà là Trưởng ban cũng trong tình thế khó khăn. Đây cũng là lúc ý tưởng hình thành siêu thị bùng cháy trong bà.

Tuy nhiên, hợp tác xã không đủ tiền nên bà quyết định liên doanh với một công ty bán lẻ Nhật Bản. Mối “lương duyên” không thành. Phía Nhật rút vốn trước hạn và chấp nhận đền bù. Bà lấy 3 tỉ đồng đền bù mở siêu thị.

Ngày 09/02/1996, Saigon Co.op chính thức ra mắt siêu thị Co.opmart đầu tiên - Co.opmart Cống Quỳnh được khai trương và trở thành một sự kiện đáng nhớ. Mọi người kéo nhau đến xem, phần đông vì hiếu kỳ, dẫn tới cảnh xô đẩy nhau vỡ cả cửa kính.

Năm 1996 đã có siêu thị Maximart và Citimart, nhưng đó không phải là đối thủ của Saigon Co.op. Hai siêu thị này tập trung vào hàng ngoại nhập, hướng tới giới nhà giàu, còn Co.opmart tập trung vào phân khúc bình dân, bán hàng Việt Nam, giá cả vừa phải.

Mục tiêu chính của Saigon Co.op lúc bấy giờ là cố gắng chiếm lĩnh thị trường ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đến năm 2003, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt động viên bà nên đem loại hình mua bán “văn minh” tới những vùng đất mới. Kết quả, hai siêu thị được đóng chốt tại hai tỉnh Bình Định và Cần Thơ.

Trải qua 1/4 thế kỷ, hệ thống siêu thị Co.opmart vẫn đều đặn phát triển. Saigon Co.op đã nâng tổng số lượng siêu thị cao hơn 128 lần so với ban đầu. Quy mô phân bố Co.opmart cũng được mở rộng từ Thành phố Hồ Chí Minh đến 45 tỉnh, thành phố trên cả nước. Cho đến nay, Saigon Co.op vẫn là đơn vị sáng tạo, đi đầu trong Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” xuyên suốt và đồng bộ trên toàn hệ thống bán lẻ.

Tháng 4/2021, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) công bố Co.opmart là hệ thống siêu thị thuần Việt lâu đời nhất trên cơ sở tồn tại và phát triển ổn định liên tục trong 25 năm.

Nguồn: VnExpress.net.

siêu thị

3. Hội nhập quốc tế

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đề ra nhiệm vụ cho công tác đối ngoại là củng cố môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở đường lối, chủ trương và nhiệm vụ đối ngoại ấy, Việt Nam đã triển khai các hoạt động đối ngoại theo hướng đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng như Lào, Campuchia, các nước ASEAN, củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống và chú trọng quan hệ với các nước lớn, các nước phát triển, các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Điển hình là quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc năm 2008; quan hệ “Đối tác chiến lược” với Nhật Bản năm 2006, với Ấn Độ năm 2007, với Hàn Quốc và Tây Ban Nha năm 2009, với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland năm 2010... Đây cũng là thời kỳ ngành Công Thương tham mưu cho Đảng và Chính phủ nhiều chính sách mở rộng quan hệ ngoại thương với những dấu ấn nổi bật, nhất là trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Năm 1992, Liên Xô tan rã. Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Thương mại Lê Văn Triết tìm biện pháp mở rộng thị trường. Bộ Thương mại giao cho Phòng các tổ chức quốc tế, thuộc Vụ 2, nghiên cứu.

Sau một thời gian, Phòng đề xuất Việt Nam xin gia nhập Tổ chức Thuế quan và Thương mại (GATT). Cuối năm 1994, Bộ trưởng Lê Văn Triết thừa lệnh Chính phủ ký, nộp đơn Việt Nam xin gia nhập GATT. Cuối năm 1995, GATT được thay thế bằng Tổ chức Thương mại thế giới. Các đơn này đều do Bộ Thương mại soạn thảo, Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Lê Văn Triết ký.

Để phục vụ cho đàm phán, năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 31/1998/QĐ-TTg (được thay thế bởi Quyết định số 70/2002/QĐ-TTg ngày 06/6/2002), thành lập Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, với đại diện của các bộ, ngành. Chủ tịch Ủy ban là Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Mạnh Cầm; Phó Chủ tịch Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, Thứ trưởng Bộ Thương mại làm Tổng Thư ký kiêm Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế - thương mại quốc tế.

Năm 1995, ông Trần Đức Minh, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên làm trưởng đoàn Việt Nam đàm phán gia nhập WTO. Việc đàm phán khá cam go. Ta chưa có kinh nghiệm, phải vừa học vừa làm, như cử đoàn sang Trung Quốc, Liên bang Nga học hỏi, nhờ chuyên gia Arthur Dunkel làm cố vấn.

Chuyện chuyên gia Arthur Dunkel làm cố vấn xuất phát từ việc Việt Nam vận động được Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ cho một dự án mời chuyên gia Arthur Dunkel - nguyên Tổng Giám đốc GATT hai nhiệm kỳ làm cố vấn cho đoàn đàm phán Việt Nam. Mỗi năm, chuyên gia Arthur Dunkel cùng một cộng sự sang Hà Nội hai lần. Ta xây dựng phương án đàm phán và mời ông Arthur Dunkel ra Hạ Long đàm phán thử. Cứ như vậy cho đến khi ông qua đời tại Geneva năm 2005.

Đàm phán WTO còn khó ở chỗ, về bản chất là mở cửa thị trường, thực hiện tự do hóa thương mại, trong khi Việt Nam là nước đang phát triển, sức cạnh tranh trong công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ còn hạn chế, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện.

WTO yêu cầu nước xin gia nhập phải giải trình, minh bạch, cụ thể mọi chính sách trong hệ thống thương mại của mình để các nước thành viên WTO biết và trả lời các câu hỏi mà họ đưa ra theo nguyên tắc “minh bạch hóa”. Quy trình làm việc của Đoàn ta là, các bộ, ngành là thành viên Đoàn đàm phán cung cấp thông tin, Bộ Thương mại tổng hợp, dịch sang tiếng Anh, lập thành một bộ dày hơn 300 trang, gọi là “Bị vong lục về chế độ ngoại thương Việt Nam”.

Sau giai đoạn minh bạch hóa, Đoàn Việt Nam bắt tay đàm phán song phương với trên 30 nước thành viên có nhu cầu. Các cuộc đàm phán khá gay go, nhiều nước yêu cầu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng và mở cửa thị trường dịch vụ.

Năm 1998, ông Trần Đức Minh được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Thương mại. Năm 1999, Thứ trưởng Trần Đức Minh được cử sang làm Phó Tổng Thư ký ASEAN, công việc đàm phán giao lại cho Thứ trưởng Lương Văn Tự.

Những dấu ấn nổi bật trong chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế:

- Ngày 18/11/1996, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 01-NQ/TW về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại giai đoạn 1996 - 2000.

- Từ ngày 02/4 đến ngày 10/5/1997, kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật thương mại.

- Ngày 10/02/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 31/1998/QĐ-TTg thành lập Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, giúp Thủ tướng trong việc chỉ đạo và điều phối hoạt động của các bộ, ngành và địa phương tham gia các hoạt động kinh tế - thương mại trong ASEAN, gia nhập APEC, Diễn đàn Hợp tác Á - Âu, chỉ đạo đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

- Ngày 12/3/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/1998/NĐ-CP, ban hành Danh mục hàng hóa của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN cho năm 1998.

- Từ ngày 21/4 đến ngày 20/5/1998, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa X đã thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Ngày 08/7/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 116/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế - thương mại quốc tế, do Thứ trưởng Bộ Thương mại làm trưởng đoàn.

- Ngày 27/10/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 22/2000/CT-TTg về Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010.

- Ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế.

- Ngày 14/3/2002, Chính phủ ban hành Quyết định 37/2002/QĐ- TTg về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế.

- Ngày 25/5/2002, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.

- Ngày 29/4/2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

- Ngày 20/8/2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

- Ngày 05/02/2007, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

- Ngày 27/02/2007, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 16/2007/ NQ-CP, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

Các sự kiện mở rộng quan hệ đối ngoại:

- Ngày 28/7/1995: Gia nhập ASEAN.

- Năm 1996: Thực hiện CEPT/AFTA (sau này là ATIGA).

- Ngày 01/3/1996, gia nhập Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM).

- Ngày 15/11/1998: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

- Năm 1998 và năm 2010: Đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên ASEAN

APEC

Ngày 15/11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) (Ảnh: Thế Thuần - Thông tấn xã Việt Nam)

- Ngày 14/7/2000: Ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA).

- Tháng 10/2004: Là chủ nhà, chủ trì Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5) thành công tốt đẹp.

- Tháng 7/2005: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN -Trung Quốc chính thức có hiệu lực.

- Năm 2006: Đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC.

- Tháng 6/2007: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc có hiệu lực.

- Tháng 01/2007: Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

- Tháng 4/2008: Ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP).

- Tháng 12/2008: Ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA).

- Tháng 01/2010: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ có hiệu lực.

- Tháng 01/2010: Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ôxtrâylia - Niu Dilân (AANZFTA) có hiệu lực.

- Tháng 5/2010: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực.

Những cải cách về chính sách thương mại nổi bật:

- Áp dụng nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN): Không phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại.

- Cải cách và minh bạch hóa các chính sách quản lý xuất, nhập khẩu hàng hóa.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật trong nước phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong WTO, mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ trong các FTA.

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã đưa Việt Nam trở thành thành viên, đối tác tin cậy trong các khu vực mậu dịch tự do. Bên cạnh việc thúc đẩy tự do hóa thương mại hàng hóa thông qua bãi bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan, các FTA song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia trong những năm 1996 - 2010 còn là nền tảng để Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới ở giai đoạn sau, với các cam kết tự do hóa thương mại trong nhiều lĩnh vực hơn, từ hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, cho đến sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, lao động, môi trường... Hội nhập kinh tế quốc tế cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh quá trình đổi mới ở trong nước, nhất là hoàn thiện thể chế một cách đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với quá trình nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, để có thể tham gia sâu hơn vào quá trình định hình và cải cách các định chế, cơ chế, cấu trúc khu vực và quốc tế có lợi cho ta.

hiệp định Việt - Mỹ 2001

Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan (trái) và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Zoellick ký Hiệp định Thương mại song phương, tháng 12/2001 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Bài diễn văn ngoại giao kiêm PR cho các thương hiệu Việt

Tháng 12/2001, trong bữa tiệc tổ chức tại Washington chào mừng việc trao đổi Thư phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA), ông Vũ Khoan lúc ấy là Bộ trưởng Thương mại đã có một bài diễn văn độc đáo.

Mở đầu bài diễn văn, ông Vũ Khoan nói: Last night, I had a dream! (Đêm qua tôi có một giấc mơ).

Ngay lập tức khán phòng lặng ngắt như tờ, bởi người Mỹ không ai không biết câu nói quá nổi tiếng này của Martin Luther King - nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Tất cả đều hồi hộp xem ông Khoan “mơ” cái gì.

Bộ trưởng Vũ Khoan nói tiếp: “Tôi mơ được mời dự một bữa tiệc mà ở nơi đó, toàn bộ được lát bằng đá cẩm thạch nhập từ Việt Nam”. Nói đến đây ông mời đại diện các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng của Việt Nam đứng dậy chào.

Ông Khoan tiếp tục miêu tả về bữa tiệc mà ở đó bàn ghế, quần áo của khách dự tiệc đều là nhập từ Việt Nam; còn món chính trên bàn tiệc là cá basa, tráng miệng là quả thanh long và cà phê Buôn Ma Thuột. Sau mỗi tên sản phẩm, ông gọi đại diện của Việt Nam đứng dậy.

Khán phòng liên tục vỗ tay rào rào vì bài diễn văn ngoại giao độc đáo, kiêm PR cho các thương hiệu Việt một cách tài tình và hiệu quả.

Nguồn: Theo Website của Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Thọ.

*****

Trong 15 năm 1996 - 2010, Việt Nam trải qua những vấn đề hết sức khó khăn, từ cơn bão Linda năm 1997, khủng hoảng tài chính Đông Á 1997 - 1998, đến sự kiện khủng bố Tòa Tháp đôi, ngày 11/9/2001 ở Mỹ, bong bóng bất động sản toàn cầu những năm 2001 - 2003, bong bóng thị trường chứng khoán Việt Nam những năm 2005 - 2006, khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm 2008 - 2009...

Thời kỳ này, đất nước không còn phải đấu tranh quyết liệt cả về mặt tư tưởng và lý luận để xác định những bước đi hình thành nên cơ chế quản lý kinh tế mới. Thành tựu đổi mới trong 1/4 thế kỷ (1986 - 2010) đã đưa Việt Nam ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội (năm 1996), khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp (năm 2008) và đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (năm 2010). Đó là những bằng chứng thuyết phục nhất về một mô hình kinh tế thị trường, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhưng vẫn đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Báo cáo chính trị các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đã đề ra: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”1 (Đại hội VII, năm 1991); “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”2 (Đại hội IX, năm 2001); “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”3 (Đại hội X, năm 2006). Song đây lại là thời kỳ đất nước đứng trước những thách thức nghiệt ngã, phải đảm bảo xử lý được và xử lý chắc chắn nhiều mối quan hệ phức tạp, đan xen: giữa phát triển nhanh và phát triển bền vững, giữa độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế, giữa cạnh tranh và hợp tác quốc tế, giữa tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu và bảo vệ sản xuất trong nước, giữa phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất...

Trong bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ từ phát triển theo các chỉ tiêu với mệnh lệnh hành chính sang phát triển theo định hướng bằng chiến lược - quy hoạch - kế hoạch, ngành Công Thương đã tham mưu và tổ chức xây dựng nhiều văn bản pháp luật, các chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế.

Điển hình và cũng là bước đột phá đó là tham mưu, tổ chức đàm phán sớm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Gần 30 năm sau, nhìn lại sự kiện này, mới thấy hết sự táo bạo của Việt Nam lúc đó. Thời điểm ngày 04/01/1995, khi WTO chấp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam, tình hình kinh tế trong nước mới bước đầu thoát khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái, phải hơn 1 năm sau, tháng 7/1996, Đại hội VIII mới công bố: “Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc”4. Mặt khác, cán cân thương mại suốt những năm 1991 - 1995 luôn trong trạng thái nhập siêu, dao động trong khoảng 12,5% năm 1991 đến 49,7% năm 1995 trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều đó có nghĩa là, doanh nghiệp công nghiệp nhà nước với nhiều lợi thế về nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật được tích lũy từ thời bao cấp, về tiếp cận đất đai, tín dụng... đang có những đóng góp quan trọng vào sản lượng, giá trị công nghiệp. Nhưng từ đây cũng nảy sinh mối lo rằng, các doanh nghiệp này đang được “nuông chiều” hơn các thành phần kinh tế khác, nếu hội nhập, liệu có đứng vững trong môi trường cạnh tranh bình đẳng với nguyên tắc đối xử quốc gia, không phân biệt đối xử giữa sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp trong nước với sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp nước ngoài? Liệu có còn giữ được vai trò đầu tàu, có trở thành một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước để ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục các khiếm khuyết của cơ chế thị trường?

Vì vậy, con đường đi đến quyết định đàm phán gia nhập WTO dù được trình bày hết sức thuyết phục cũng phải thật sự bản lĩnh mới có thể vượt qua được sự nghi hoặc, e ngại về làm cách nào để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế mà vẫn bảo đảm an ninh kinh tế, thị trường trong nước không bị thâu tóm, không bị mất quyền kiểm soát, doanh nghiệp trong nước trụ vững, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới! Sự dũng cảm đó dựa trên nguyên lý có thể dùng ngay sức ép của hội nhập để sắp xếp, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp vốn từng được “nuông chiều”, và thực tiễn những năm sau đó đã chứng minh sự đúng đắn của nguyên lý này.

Gia nhập WTO, Việt Nam mở ra sân chơi toàn cầu với 149 nước và vùng lãnh thổ. Theo đánh giá của Quốc hội nước ta, việc gia nhập WTO là cơ sở cho các hội nhập khác về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và an ninh - quốc phòng.

Từ điểm đột phá quyết tâm đưa Việt Nam hội nhập vào dòng chảy kinh tế thế giới, nơi mở rộng cơ hội tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu, cũng là nơi tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định nền sản xuất trong nước; nơi dang rộng vòng tay liên kết, hợp tác hết sức đa dạng cho từng nhóm nước có trình độ phát triển khác nhau, song cũng là nơi mà cơ hội và thách thức đan xen nhau rất phức tạp, ngành Công Thương đã đóng góp vào việc thể chế hóa các chính sách kinh tế, theo hướng mở rộng quyền kinh doanh, khơi thông nguồn lực của xã hội để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, đủ sức ứng phó với những biến động từ bên ngoài. Bên cạnh đó, chủ động tham mưu cho Đảng và Nhà nước công tác nội luật hóa cho phù hợp với các điều ước quốc tế, các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Luật thương mại năm 1997, 2005 đã thể hiện tính tiến bộ, có sự tương thích với pháp luật và thông lệ quốc tế. Các nguyên tắc đó gồm:

- Thương mại được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa mà cả hoạt động đầu tư, dịch vụ và mua bán quyền sở hữu trí tuệ.

- Sự bình đẳng trước pháp luật của thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong hoạt động thương mại.

- Khẳng định quyền tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại.

- Công nhận việc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại.

- Đề cao trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng.

- Công nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại.

Với quan điểm tiếp cận rộng mở của Luật thương mại năm 1997, 2005, cùng với Luật doanh nghiệp năm 2000, 2005 và các văn bản pháp lý có chức năng bảo vệ sự bình đẳng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng như quyền lợi người tiêu dùng như Luật cạnh tranh năm 2004, Quyết định số 1681/QĐ-BTM ngày 15/11/2004 và Quyết định số 1249/QĐ-BTM ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010... đã thúc đẩy sự ra đời của các tầng lớp thương nhân mới. Tính đến đầu năm 2010, số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 84,7 nghìn doanh nghiệp, chiếm 34% tổng số doanh nghiệp, gấp 5,7 lần năm 2000. Trong khi đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất về số doanh nghiệp, vốn kinh doanh và đứng thứ hai về kết quả hoạt động kinh doanh. Tại thời điểm ngày 01/01/2010, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ là 155,3 nghìn doanh nghiệp, chiếm 62,4% tổng số doanh nghiệp, gấp 6,5 lần năm 2000.

Những kết quả trên đã góp phần đưa tổng sản phẩm trong nước (tính theo giá so sánh năm 1994) năm 2010 đã gấp gần 2,02 lần năm 2000. Nếu tính bằng đôla Mỹ theo tỷ giá hối đoái thực tế bình quân hằng năm, tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng từ gần 31,2 tỉ USD năm 2000 lên trên 100,8 tỉ USD năm 2010, tức là gấp 3,23 lần. Theo phân loại hiện nay của Ngân hàng Thế giới về thu nhập tính theo tổng thu nhập quốc gia (GNI), từ năm 2008, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp, bước vào nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình.

Bên cạnh sự phát triển của tầng lớp thương nhân mới, các hoạt động kinh tế được định hướng theo các chiến lược, quy hoạch nhằm phát triển các phân ngành công nghiệp trên cơ sở phát huy tổng hợp nguồn lực của mọi khu vực kinh tế, theo hướng hình thành cân đối động, đảm bảo sự ưu tiên phát triển các ngành, vùng phù hợp với nguồn lực và lợi thế trong từng thời kỳ, với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm tham gia một cách chủ động, hiệu quả vào liên kết công nghiệp và hiệp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành và với các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Đồng thời, gắn chặt với phát triển dịch vụ, tạo động lực trực tiếp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Công tác quản lý nhà nước về công nghiệp theo hướng chuyển mạnh sang chức năng thúc đẩy, phục vụ phát triển là chính, hạn chế tối đa sử dụng các biện pháp hành chính vào sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, giảm dần các đầu mối quản lý ngành. Quy hoạch cũng là cơ sở để ngành Công Thương xây dựng các đề án phát triển các ngành công nghiệp, như nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến; phát triển công nghiệp hỗ trợ, triển khai có hiệu quả các đề án phát triển ngành phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động khuyến công... Các quy hoạch, chiến lược thuộc ngành Công Thương trong thời kỳ này khá “đồ sộ”, vượt qua số lượng chiến lược, quy hoạch của bất cứ ngành nào.

Đây cũng là thời kỳ khá thành công trong công tác cổ phần hóa, tái cơ cấu một số doanh nghiệp nhà nước. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy phát triển nhiều ngành, lĩnh vực công nghiệp, thương mại, khai thác, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tạo điều kiện thuận lợi để góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau cổ phần hóa, một số thương hiệu Việt đã vươn lên trở thành doanh nghiệp đầu ngành như Vinamilk, Nhựa Bình Minh,...

Kết quả, trong suốt 15 năm 1996 - 2010, nền kinh tế đã phát triển đúng hướng, tốc độ tăng của mỗi 5 năm ở khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực nông, lâm, thủy sản. Cụ thể, 5 năm 1996 - 2000, tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ lần lượt là 10,6% và 5,75% so với 4,3% của nông, lâm, thủy sản. Tương tự, giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng của công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ lần lượt là 10,25% và 6,96% so với 3,83% của nông, lâm, thủy sản. Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng của công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ lần lượt là 7,94% và 7,73% so với 3,34% của nông, lâm, thủy sản. Trong 15 năm, đóng góp của khu vực nông, lâm, thủy sản thu hẹp dần từ 25% năm 1996 giảm dần xuống còn 18,9% năm 2010, thì công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ liên tục là những khu vực đóng góp chủ yếu vào tổng sản phẩm quốc dân, duy trì ở mức trên dưới 40% mỗi khu vực.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 1994) năm 2010 đạt 795,1 nghìn tỉ đồng, gấp 4 lần năm 2000, bình quân trong 10 năm (2001 - 2010) tăng 14,9%/năm; trong đó khu vực nhà nước gấp 2,1 lần, bình quân tăng 7,8%/năm; khu vực ngoài nhà nước gấp 6,5 lần, bình quân tăng 20,5%/năm; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gấp 4,7 lần, bình quân tăng 16,7%/năm. So với 10 năm (1991 - 2000) thì tốc độ tăng của ngành công nghiệp 10 năm 2001 - 2010 đã cao hơn 1,1% (14,9% so với 13,8%)5.

Dung lượng thị trường trong nước tăng nhanh. Giai đoạn 1996 - 2010, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 20%/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ 5 năm 2006 - 2010 đạt 5,1 triệu tỉ đồng, gấp 2,93 lần so với 5 năm 2001 - 2005. Thị trường thành thị trở thành trung tâm và đầu mối giao lưu kinh tế với các hình thức tổ chức văn minh, hiện đại; trong khi thị trường nông thôn, miền núi từng bước phát triển và ngày càng mở rộng. Cùng với hệ thống chợ truyền thống, số lượng các siêu thị đã tăng nhanh. Đặc biệt từ năm 1996 trở đi, không còn các cơn sốt do mất cân đối cung cầu gây ra. Nhờ sự tham gia của các thành phần kinh tế, cơ sở thương mại được đầu tư mạnh mẽ, từ năm 1995 đến năm 2010, đầu tư cho ngành thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Số lượng chợ đến ngày 31/12 các năm 2008, 2009, 2010 (trước đó không có thống kê) lần lượt là 7.871 chợ, 8.495 chợ và 8.528 chợ. Tương tự, số siêu thị giai đoạn 2008 - 2010 lần lượt là 386, 451 và 571; số trung tâm thương mại lần lượt là 72, 85 và 1016. Các nhà bán lẻ nước ngoài tham gia vào thị trường nội địa, trong đó có những tập đoàn siêu thị quốc tế lớn như Metro, BigC, Parson, Zen Plaza, Diamond Plaza, Lotte Mart... góp phần làm cho hệ thống phân phối trong nước có sự cạnh tranh lành mạnh. Trong khi các nhà bán lẻ trong nước ngày càng lớn mạnh, với sự tham gia của Saigon Co.op, Hapro Mart, Citi Mart, Intimex... chiếm tỷ trọng lớn ở tất cả các kênh phân phối.

Việc ký kết và tích cực triển khai thực hiện nhiều hiệp định thương mại song phương với Mỹ, Nhật Bản, đa phương với ASEAN và đa phương giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, nhất là việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã giúp doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu. Cứ sau mỗi 5 năm, kim ngạch xuất khẩu lại tăng gấp hơn 2 lần. Giai đoạn 2001 - 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 110,81 tỉ USD, cao gấp 2,13 lần so với 51,82 tỉ USD của giai đoạn 1996 - 2000; giai đoạn 2006 - 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 280,3 tỉ USD, cao gấp 2,53 lần so với 110,81 tỉ USD của giai đoạn 2001 - 20057. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng của các nhóm hàng đã qua chế biến tăng dần. Hàng nguyên liệu thô năm 1996 chiếm trên 70%, đến năm 2000 còn khoảng 60% và năm 2010 còn 34,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hàng chế biến, trong đó có cả hàng chế tạo, năm 1996 chỉ chiếm khoảng trên 20%, đến năm 2000 đã lên khoảng 40%, đến năm 2010 đạt 65,1%. Về thị trường, những năm 2000 trở về trước, xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào thị trường châu Á; từ năm 2001 trở đi, thị trường xuất khẩu đa dạng hơn, Bắc Mỹ và châu Âu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn về giá trị.

Đến năm 2010, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đưa “nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng GDP” đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 (Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX).

Sự năng động của hoạt động công nghiệp và thương mại góp phần quan trọng đưa đất nước băng qua những cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 - 1998, khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 - 2009, vượt qua những cú “sốc” bong bóng bất động sản toàn cầu 2001 - 2003, bong bóng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2005 - 2006, về đích với các chỉ số ấn tượng: Quy mô tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005 đạt 838 nghìn tỉ đồng, gấp 2 lần so với năm 19958; tổng sản phẩm trong nước (tính theo giá so sánh năm 1994) năm 2010 đã gấp gần 2,02 lần năm 20009. Năm 2006, Việt Nam đã hoàn thành “Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) về xóa nghèo”, về đích trước gần 10 năm so với thời hạn năm 2015. Theo phân loại hiện nay của Ngân hàng Thế giới tính theo tổng thu nhập quốc gia (GNI), từ năm 2008, nước ta đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp, bước vào nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình10. Năm 2010, Việt Nam đã đạt được thành công kép, đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000, và đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển11.

Sự năng động của hoạt động công nghiệp và thương mại cũng góp phần đưa con tàu Việt Nam cập bến, hoàn thành xuất sắc các chủ trương của Đại hội VIII, IX của Đảng là gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; của Đại hội X là gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức, biểu hiện sinh động nhất là sự phát triển bền vững của công nghiệp chế biến. Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp thăng tiến mạnh từ 80,56% năm 1995 lên 90,02% năm 2010, trở thành động lực dẫn dắt sự tăng trưởng toàn ngành công nghiệp. Trong 10 năm cuối của thời kỳ, công nghiệp chế biến đã tạo nên 2 làn sóng chuyển dịch: từ năm 2000, chuyển dịch các ngành công nghiệp thâm dụng tài nguyên sang các ngành hàng thâm dụng lao động như dệt may, da giày; từ năm 2010, chuyển dịch các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp thâm dụng vốn như thép, hóa chất... để tạo nền tảng vững chắc cho làn sóng thứ ba: chuyển dịch từ các ngành thâm dụng vốn sang các ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ, như điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học, máy móc công nghệ... cho giai đoạn sau này, bắt đầu từ năm 2016.

Những chính sách mở rộng hoạt động thương mại, từng bước thực hiện tự do hóa thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự lớn mạnh của tầng lớp thương nhân, tích lũy tiềm lực và kinh nghiệm để trở thành đội ngũ doanh nhân toàn cầu, đủ sức tự bảo vệ trước những thách thức và sức ép ngày càng lớn trong dòng chảy thương mại quốc tế.


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.53, tr.199.

2, 3, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.60, tr.120; t.65, tr.139; t.55, tr.311.

5. Xem Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm 2001 - 2010, Sđd, tr.42, 43.

6. Xem Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 15 năm đầu thế kỷ XXI, Sđd, tr.763-767.

7. Xem Tổng hợp số liệu từ Niên giám Thống kê các năm 1996 - 2010.

8. “20 năm đổi mới: Đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội”, Báo Nhân Dân bản điện tử, ngày 19/4/2006.

9. Xem Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm 2001 - 2010, Sđd, tr.10.

10, 11. Xem Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm 2001 - 2010, Sđd, tr.10.

Danh mục

Tùy chỉnh