LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Ngành Công Thương Việt Nam gồm các ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thương mại, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - hội của đất nước. Lịch sử hình thành, phát triển của ngành Công Thương Việt Nam đồng hành cùng với quá trình thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc xây dựng đất nước.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Bộ Kinh tế Quốc gia (tiền thân của Bộ Công Thương ngày nay) được thành lập để thực hiện chức năng quản nhà nước về kinh tế. Với mục tiêu giải quyết tình trạng thiếu lương thực, khuyến khích giới công thương phục hồi hoạt động sản xuất giao thương trên cả nước, chuẩn bị tiềm lực kinh tế, sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chỉ trong thời gian ngắn, tình trạng thiếu lương thực đã được giải quyết, hoạt động sản xuất được khôi phục giao thương hàng hóa giữa các vùng dần được khơi thông.

Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến, kiến quốc, công tác quản nhà nước về kinh tế phải chuyển sang “tự cấp, tự túc”, tập trung chủ yếu vào thực hiện ba nhiệm vụ chính đảm bảo đời sống tối thiểu của nhân dân, phục vụ kháng chiến bước đầu xây dựng nền kinh tế mới. Tổ chức bộ máy Bộ Kinh tế được kiện toàn, sắp xếp phù hợp đáp ứng yêu của cuộc kháng chiến.

Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tuy nhiên hậu quả do chiến tranh khiến cho phần lớn nhà máy, nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, thương nghiệp bị đình đốn... Để nhanh chóng khôi phục kinh tế, Đại hội III của Đảng (tháng 9/1960) đã xác định đường lối công nghiệp hóa hội chủ nghĩa, thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế quốc dân. Ngành Công Thương đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng bước đầu sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa hội, vừa xây dựng, củng cố nền kinh tế miền Bắc, vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời làm hậu phương lớn cho miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. miền Nam, chính quyền Sài Gòn dựa vào các nguồn viện trợ của Mỹ, chủ trương phát triển các ngành, lĩnh vực phục vụ cho chiến tranh. Sản xuất công nghiệp cấu không hợp lý, liên tục sụt giảm mạnh. Trong thương nghiệp, hiện tượng buôn lậu tràn lan cùng với hàng hóa nhập khẩu làm cho sản xuất nội địa bị bóp nghẹt. Tại vùng giải phóng, chính quyền cách mạng chủ trương phát triển các nghề truyền thống, đẩy mạnh lưu thông, tiếp cận hàng hóa của địch để đảm bảo nhu cầu của cán bộ, chiến nhân dân.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi, đất nước thống nhất, tuy nhiên nền kinh tế, nhất công nghiệp thương nghiệp gặp muôn vàn khó khăn... Để khắc phục tình hình, đường lối phát triển công nghiệp nước ta trong giai đoạn mới được Đại hội IV của Đảng (tháng 12/1976) xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa hội chủ nghĩa, xây dựng sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa hội, đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp trên sở phát triển nông nghiệp công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp nông nghiệp cả nước thành một cấu công - nông nghiệp”. Tuy nhiên, việc duy trì hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, cùng nhiều nguyên nhân khác khiến cho nền kinh tế mất cân đối cung cầu nghiêm trọng, lạm phát tăng cao, các ngành nội thương, ngoại thương, vật không đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất đời sống.

Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới đất nước, trong đó đổi mới kinh tế, phát triển công nghiệp thực hiện công nghiệp hóa hội chủ nghĩa.

Bên cạnh việc coi trọng công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu, ngành Công Thương chủ trương xây dựng các ngành như: năng lượng, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, công nghiệp đóng sửa chữa tàu thủy, luyện kim, hóa chất... Chính sách kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng đã đem lại những tác động tích cực trên thị trường hàng hóa dịch vụ. Tự do hóa thương mại, tự do hóa lưu thông đã làm cho hàng hóa giao lưu thông suốt giữa các vùng trong cả nước, góp phần khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng, từng doanh nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nội thương, ngoại thương đã khơi nguồn sản xuất, cân đối cung cầu, tiền - hàng, kiềm chế lạm phát đóng góp quan trọng cùng các ngành khác đã đưa “nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - hội nghiêm trọng”.

Nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái ngày càng ổn định, phát triển. Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo bầu không khí phấn khởi, tin tưởng trong cả nước. Việc thể chế hóa tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã tạo động lực cho các ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mặc chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997 - 1998, khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009… nhưng sản xuất công nghiệp Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng, mở rộng quan hệ thương mại với các nước, vùng lãnh thổ, góp phần từng bước thực hiện tự do hóa thương mại. Hàng loạt hiệp định thương mại song phương, đa phương với nhiều quốc gia, nền kinh tế được kết. Việt Nam từng bước trở thành thành viên của các tổ chức thương mại khu vực thế giới, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế quốc tế.

Để góp phần khái quát lịch sử phát triển của ngành Công Thương Việt Nam qua các thời kỳ; những đóng góp của ngành Công Thương đối với công cuộc xây dựng phát triển đất nước, Bộ Công Thương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Lịch sử Công Thương Việt Nam 1945 - 2010. Ngoài phần giới thiệu chung về Bộ Công Thương, phần kết luận một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của ngành Công Thương, nội dung cuốn sách gồm 8 chương, giới thiệu khái quát về công nghiệp - thương mại Việt Nam trước năm 1945; quá trình ra đời, phát triển của ngành Công Thương qua các giai đoạn, gắn với nhiệm vụ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược; trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Trên sở những kết quả đạt được, những đóng góp của ngành Công Thương, cuốn sách cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu đóng góp vào kho tàng luận của Đảng trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế đất nước.

Mặc nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, xuất bản; song thời gian đã lùi xa, nhiều liệu lịch sử không còn, do vậy chắc chắn cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 12 năm 2022

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Ngành Công Thương Việt Nam gồm các ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thương mại, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - hội của đất nước. Lịch sử hình thành, phát triển của ngành Công Thương Việt Nam đồng hành cùng với quá trình thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc xây dựng đất nước.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Bộ Kinh tế Quốc gia (tiền thân của Bộ Công Thương ngày nay) được thành lập để thực hiện chức năng quản nhà nước về kinh tế. Với mục tiêu giải quyết tình trạng thiếu lương thực, khuyến khích giới công thương phục hồi hoạt động sản xuất giao thương trên cả nước, chuẩn bị tiềm lực kinh tế, sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chỉ trong thời gian ngắn, tình trạng thiếu lương thực đã được giải quyết, hoạt động sản xuất được khôi phục giao thương hàng hóa giữa các vùng dần được khơi thông.

Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến, kiến quốc, công tác quản nhà nước về kinh tế phải chuyển sang “tự cấp, tự túc”, tập trung chủ yếu vào thực hiện ba nhiệm vụ chính đảm bảo đời sống tối thiểu của nhân dân, phục vụ kháng chiến bước đầu xây dựng nền kinh tế mới. Tổ chức bộ máy Bộ Kinh tế được kiện toàn, sắp xếp phù hợp đáp ứng yêu của cuộc kháng chiến.

Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tuy nhiên hậu quả do chiến tranh khiến cho phần lớn nhà máy, nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, thương nghiệp bị đình đốn... Để nhanh chóng khôi phục kinh tế, Đại hội III của Đảng (tháng 9/1960) đã xác định đường lối công nghiệp hóa hội chủ nghĩa, thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế quốc dân. Ngành Công Thương đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng bước đầu sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa hội, vừa xây dựng, củng cố nền kinh tế miền Bắc, vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời làm hậu phương lớn cho miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. miền Nam, chính quyền Sài Gòn dựa vào các nguồn viện trợ của Mỹ, chủ trương phát triển các ngành, lĩnh vực phục vụ cho chiến tranh. Sản xuất công nghiệp cấu không hợp lý, liên tục sụt giảm mạnh. Trong thương nghiệp, hiện tượng buôn lậu tràn lan cùng với hàng hóa nhập khẩu làm cho sản xuất nội địa bị bóp nghẹt. Tại vùng giải phóng, chính quyền cách mạng chủ trương phát triển các nghề truyền thống, đẩy mạnh lưu thông, tiếp cận hàng hóa của địch để đảm bảo nhu cầu của cán bộ, chiến nhân dân.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi, đất nước thống nhất, tuy nhiên nền kinh tế, nhất công nghiệp thương nghiệp gặp muôn vàn khó khăn... Để khắc phục tình hình, đường lối phát triển công nghiệp nước ta trong giai đoạn mới được Đại hội IV của Đảng (tháng 12/1976) xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa hội chủ nghĩa, xây dựng sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa hội, đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp trên sở phát triển nông nghiệp công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp nông nghiệp cả nước thành một cấu công - nông nghiệp”. Tuy nhiên, việc duy trì hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, cùng nhiều nguyên nhân khác khiến cho nền kinh tế mất cân đối cung cầu nghiêm trọng, lạm phát tăng cao, các ngành nội thương, ngoại thương, vật không đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất đời sống.

Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới đất nước, trong đó đổi mới kinh tế, phát triển công nghiệp thực hiện công nghiệp hóa hội chủ nghĩa.

Bên cạnh việc coi trọng công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu, ngành Công Thương chủ trương xây dựng các ngành như: năng lượng, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, công nghiệp đóng sửa chữa tàu thủy, luyện kim, hóa chất... Chính sách kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng đã đem lại những tác động tích cực trên thị trường hàng hóa dịch vụ. Tự do hóa thương mại, tự do hóa lưu thông đã làm cho hàng hóa giao lưu thông suốt giữa các vùng trong cả nước, góp phần khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng, từng doanh nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nội thương, ngoại thương đã khơi nguồn sản xuất, cân đối cung cầu, tiền - hàng, kiềm chế lạm phát đóng góp quan trọng cùng các ngành khác đã đưa “nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - hội nghiêm trọng”.

Nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái ngày càng ổn định, phát triển. Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo bầu không khí phấn khởi, tin tưởng trong cả nước. Việc thể chế hóa tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã tạo động lực cho các ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mặc chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997 - 1998, khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009… nhưng sản xuất công nghiệp Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng, mở rộng quan hệ thương mại với các nước, vùng lãnh thổ, góp phần từng bước thực hiện tự do hóa thương mại. Hàng loạt hiệp định thương mại song phương, đa phương với nhiều quốc gia, nền kinh tế được kết. Việt Nam từng bước trở thành thành viên của các tổ chức thương mại khu vực thế giới, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế quốc tế.

Để góp phần khái quát lịch sử phát triển của ngành Công Thương Việt Nam qua các thời kỳ; những đóng góp của ngành Công Thương đối với công cuộc xây dựng phát triển đất nước, Bộ Công Thương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Lịch sử Công Thương Việt Nam 1945 - 2010. Ngoài phần giới thiệu chung về Bộ Công Thương, phần kết luận một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của ngành Công Thương, nội dung cuốn sách gồm 8 chương, giới thiệu khái quát về công nghiệp - thương mại Việt Nam trước năm 1945; quá trình ra đời, phát triển của ngành Công Thương qua các giai đoạn, gắn với nhiệm vụ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược; trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Trên sở những kết quả đạt được, những đóng góp của ngành Công Thương, cuốn sách cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu đóng góp vào kho tàng luận của Đảng trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế đất nước.

Mặc nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, xuất bản; song thời gian đã lùi xa, nhiều liệu lịch sử không còn, do vậy chắc chắn cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 12 năm 2022

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

Hồ Chí Minh

Chủ tịch HỒ CHÍ MINH

(1890 - 1969)

“Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt

động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước

nhà, thì giới Công - Thương phải hoạt động để xây

dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh

vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới

Công - Thương trong công cuộc kiến thiết này.

Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau.

Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự

kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp

thịnh vượng”.

(Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh

gửi giới Công Thương Việt Nam, ngày 13/10/1945)

LỜI NÓI ĐẦU

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Cùng với những biến chuyển của nền kinh tế, ngành Công Thương từng bước được định hình, phát triển.

Lịch sử phát triển của ngành Công Thương gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước cách mạng Việt Nam, với quá trình đấu tranh, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước; đó là hành trình trải qua các thời kỳ cách mạng với những dấu ấn nổi bật qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, qua những năm tháng tìm đường đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng. Từ một nước nghèo, kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức trung bình cao, có nền thương mại phát triển, đủ sức hỗ trợ nền sản xuất trong nước tham gia ngày càng sâu vào hệ thống sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhằm hệ thống quá trình xây dựng và phát triển của ngành Công Thương Việt Nam từ năm 1945 đến giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã chỉ đạo tổ chức biên soạn và phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Lịch sử Công Thương Việt Nam 1945 - 2010. Cuốn sách giới thiệu một cách có hệ thống về vị trí, vai trò, nhiệm vụ cũng như các hoạt động nổi bật của ngành Công Thương trong các giai đoạn lịch sử; những đóng góp của ngành Công Thương với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; truyền cảm hứng cho các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, đặc biệt là thế hệ trẻ của ngành Công Thương viết tiếp những trang sử vẻ vang của ngành. Nhìn lại chặng đường đã qua cũng là dịp để mỗi cán bộ, công chức, viên chức thêm tự hào về những thành tựu, những đóng góp của các thế hệ đi trước; nhận thức rõ hơn về những tồn tại để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước ngày càng tốt hơn.

Thời điểm biên soạn cuốn sách Lịch sử Công Thương Việt Nam 1945 - 2010 bắt đầu từ năm 2021, song giới hạn thời gian chỉ đến năm 2010 bởi những vấn đề, sự kiện lịch sử cần có độ trễ thời gian để nhìn nhận lại, tổng kết, đánh giá một cách khách quan, trung thực. Để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương chỉ đạo tổ chức biên soạn cuốn sách Biên niên sử Công Thương 2010 - 2020. Đây cũng là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện, bổ sung cuốn sách Lịch sử Công Thương trong giai đoạn tiếp theo, trong thời gian tới.

Để tái hiện quá trình hình thành, phát triển của ngành Công Thương, Ban Biên soạn sử dụng ba nguồn tài liệu: Những văn bản gốc của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các ngành có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế đương thời; tài liệu thống kê; nhân chứng lịch sử. Có thể nói, cuốn sách Lịch sử Công Thương Việt Nam 1945 - 2010 được biên soạn trên cơ sở kế thừa các thành quả đã có; cập nhật, bổ sung các kết quả nghiên cứu và những tư liệu trong và ngoài nước mới được công bố. Bước đầu, cuốn sách đã định hình được diện mạo của ngành Công Thương Việt Nam từ thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 2010, bao gồm cả những thời kỳ, sự kiện còn ít được biết đến, với cách đánh giá toàn diện, khách quan, khoa học.

Ở mỗi thời kỳ lịch sử, độc giả không chỉ chứng kiến giờ phút đầu tiên khi những công trình công nghiệp, những ngành công nghiệp lần lượt hình thành, những công trình, kết cấu hạ tầng thương mại vừa đưa vào sử dụng, mà còn có thể quan sát sự vận động, phát triển theo thời gian trong lý luận, quan điểm, nhận thức, cách thức và bước đi trong thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trên những chặng đường ấy, những sự kiện tiêu biểu, những nhân chứng lịch sử với những câu chuyện cảm động, hào hùng đan kết với nhau tạo thành bức tranh chân thực, sinh động về sự hình thành, phát triển của ngành Công Thương, với trọng trách xây dựng nền tảng hạ tầng kinh tế - kỹ thuật căn bản cho công cuộc kiến thiết đất nước.

Cuốn sách ngoài phần giới thiệu chung về Bộ Công Thương; phần kết luận và một số sự kiện tiêu biểu của ngành Công Thương, nội dung chính được kết cấu gồm 8 chương:

Chương I: Vài nét về công nghiệp - thương mại Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Chương II: Công nghiệp - thương mại Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc (1945 - 1954).

Chương III: Công nghiệp - thương mại miền Bắc giai đoạn khôi phục kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 - 1965).

Chương IV: Công nghiệp - thương mại với hai nhiệm vụ: chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam (1965 - 1975).

Chương V: Công nghiệp - thương mại miền Nam (1955 - 1975).

Chương VI: Công nghiệp - thương mại trong 10 năm sau khi đất nước thống nhất (1975 - 1985).

Chương VII: Từng bước phát triển ngành công nghiệp - thương mại trong 10 năm đầu đổi mới đất nước (1986 - 1995).

Chương VIII: Phát triển công nghiệp - thương mại trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1995 - 2010).

Lịch sử Công Thương Việt Nam 1945 - 2010 là công trình nghiên cứu của tập thể nhiều cán bộ công tác lâu năm trong ngành Công Thương, của các chuyên gia kinh tế, lịch sử, được Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương thông qua về nội dung. Ban Biên soạn trân trọng cảm ơn Ban cán sự đảng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan tiền nhiệm đã quan tâm chỉ đạo, đóng góp ý kiến trong quá trình biên soạn, bổ sung và hoàn thiện cuốn sách; cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ, Thương vụ, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành đã nhiệt tình cung cấp thông tin, tư liệu và hỗ trợ việc xuất bản cuốn sách.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình sưu tầm tư liệu, biên soạn, chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung song cuốn sách khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Ban Biên soạn rất mong nhận được ý kiến góp ý xây dựng để tiếp tục sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện cuốn sách trong lần xuất bản sau.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

BAN BIÊN SOẠN

Danh mục

Tùy chỉnh