Xuất nhập khẩu
Sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn này được thể hiện nét nhất qua sự tăng lên nhanh chóng của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, từ mức 130 triệu đồng Đông Dương vào năm 1900 lên 320 triệu đồng Đông Dương vào năm 1920, đạt 603 triệu đồng Đông Dương vào năm 194014.

Trong những năm đầu thế kỷ 20, Việt Nam chủ yếu trong trạng thái nhập siêu do đây giai đoạn đầu của Cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của thực dân Pháp, nhiều nhà máy, xưởng sản xuất mới được thành lập, kéo theo đó nhu cầu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị kỹ thuật tăng cao. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong các năm tiếp theo hầu như trong trạng thái xuất siêu với mức thặng thương mại cao. Tuy nhiên, cuộc Đại khủng hoảng năm 1930 cũng tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu nước ta mọi việc chỉ phục hồi trở lại kể từ năm 1935.

Chính quyền thuộc địa áp dụng chế độ “đồng hóa quan thuế” cho đến năm 1940. Theo đó, mặc Pháp Việt Nam thuộc hai khu vực kinh tế với hai trình độ phát triển khác nhau, nhu cầu khả năng xuất nhập khẩu hoàn toàn khác nhau nhưng lại phải áp dụng chung
một chế độ thuế quan giống nhau. Chính quyền thuộc địa Pháp chỉ căn cứ vào tình hình điều kiện riêng của nước Pháp để áp đặt thuế lên Việt Nam nhằm xây dựng hàng rào thuế quan bảo hộ các sản phẩm lợi ích của người Pháp tại Đông Dương. Nước Pháp bảo hộ sản phẩm nào thì Việt Nam cũng phải bảo vệ sản phẩm đó, Pháp ưu đãi giao thương với quốc gia nào thì Việt Nam cũng phải ưu đãi nước đó.

Theo đó, hàng hóa từ Pháp được nhập khẩu vào Việt Nam không phải chịu thuế nhập khẩu; trong khi đó, hàng hóa từ các quốc gia khác phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu từ 25% - 130%. Nhờ chính sách này, các doanh nghiệp thương nhân Pháp gần như chi phối độc quyền hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam buộc phải chủ yếu nhập khẩu hàng hóa từ Pháp (chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm). Các sản phẩm được Việt Nam nhập khẩu chủ yếu gồm: các loại máy móc, đồ khí, thép, ô tô, nhiên liệu sản phẩm hóa dầu.

Trong khi đó, các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam lại nguyên liệu thô, gồm sản phẩm nông sản (thóc gạo, phê, chè, hạt tiêu), than, xi măng, quặng kim loại, tơ, vải lụa. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Hồng Kông, theo sau Pháp, Nhật Bản, Singapore Trung Quốc. Bên cạnh hoạt động xuất nhập khẩu thuần túy, hoạt động tái xuất khẩu cũng phát triển mạnh tại Việt Nam khi các bến cảng Sài Gòn, Hải Phòng Đà Nẵng trở thành điểm trung chuyển hàng hóa của nhiều tuyến thương mại quan trọng trong khu vực thế giới.

Như vậy, các nguồn lực kinh tế của Việt Nam bị vét triệt để khi bán rẻ cho Pháp các loại nông sản, khoáng sản thô buộc phải mua với giá cao các sản phẩm công nghiệp khác sản phẩm tiêu dùng hiện đại từ chính nước Pháp. Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu càng phát triển thặng trong cán cân thương mại càng lớn thì nền kinh tế Việt Nam lại càng phát triển thiếu bền vững, càng phụ thuộc sâu hơn vào Pháp. Các chính sách ngoại thương của chính quyền thuộc địa đã ngăn chặn tự do thương mại, làm méo sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, cũng như chèn ép sự phát triển của tầng lớp sản dân tộc.

cang HP Một góc Cảng Hải Phòng (chưa năm chụp) (Ảnh: Coll. Dieulefils)

xk

xnk (Nguồn: Résumé Statistique Relatif Aux Années 1913 à 1940, Gouvernement général de
l’Indochine, năm 1941)

kim ngạch xnk

thi truong xnk

Từ năm 1935 trở đi, sự phụ thuộc về thương mại của Việt Nam vào Pháp mới giảm dần khi Pháp các hiệp định thương mại với một số quốc gia như với Nhật Bản (1932), Trung Quốc (1935), Lan (1935), Hoa Kỳ (1936)… Đồng thời, Pháp cũng điều chỉnh lại chế độ thuế quan giữa thuộc địa chính quốc từ năm 1934, giúp mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu của các khu vực thuộc địa, bao gồm Việt Nam.

Sự kiện nhân chứng lịch sử
Cảng Hải Phòng
Nhà báo người Pháp Henri Cucherousset, chủ biên của Tuần báo L’Eveil économique de l’Indochine (Thức tỉnh Kinh tế Đông Dương), đã ghi lại như sau trong cuốn sách Xứ Bắc Kỳ ngày nay (1924): “Hải Phòng mỗi năm xuất cảng những 400.000 tấn các sản vật của xứ Bắc Kỳ; nhập cảng 200.000 tấn các thứ hàng hóa của ngoại quốc. Tại sao hàng xuất cảng lại nhiều hơn hàng nhập cảng như thế. Số xứ Bắc Kỳ xuất cảng nhiều nhất gạo, bắp, than, xi măng toàn những hàng nặng cân giá tiền mỗi kilo thì không bao. Còn như những hàng nhập cảng thì toàn những thứ đắt tiền cả”.


14. Mặc những dữ liệu về trao đổi thương mại dưới thời chính quyền thuộc địa đều được ghi dưới danh nghĩa Liên bang Đông Dương nhưng thực tế các đóng góp chính đều thuộc về Việt Nam.(Ban biên soạn)

Xuất nhập khẩu
Sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn này được thể hiện nét nhất qua sự tăng lên nhanh chóng của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, từ mức 130 triệu đồng Đông Dương vào năm 1900 lên 320 triệu đồng Đông Dương vào năm 1920, đạt 603 triệu đồng Đông Dương vào năm 194014.

Trong những năm đầu thế kỷ 20, Việt Nam chủ yếu trong trạng thái nhập siêu do đây giai đoạn đầu của Cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của thực dân Pháp, nhiều nhà máy, xưởng sản xuất mới được thành lập, kéo theo đó nhu cầu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị kỹ thuật tăng cao. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong các năm tiếp theo hầu như trong trạng thái xuất siêu với mức thặng thương mại cao. Tuy nhiên, cuộc Đại khủng hoảng năm 1930 cũng tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu nước ta mọi việc chỉ phục hồi trở lại kể từ năm 1935.

Chính quyền thuộc địa áp dụng chế độ “đồng hóa quan thuế” cho đến năm 1940. Theo đó, mặc Pháp Việt Nam thuộc hai khu vực kinh tế với hai trình độ phát triển khác nhau, nhu cầu khả năng xuất nhập khẩu hoàn toàn khác nhau nhưng lại phải áp dụng chung
một chế độ thuế quan giống nhau. Chính quyền thuộc địa Pháp chỉ căn cứ vào tình hình điều kiện riêng của nước Pháp để áp đặt thuế lên Việt Nam nhằm xây dựng hàng rào thuế quan bảo hộ các sản phẩm lợi ích của người Pháp tại Đông Dương. Nước Pháp bảo hộ sản phẩm nào thì Việt Nam cũng phải bảo vệ sản phẩm đó, Pháp ưu đãi giao thương với quốc gia nào thì Việt Nam cũng phải ưu đãi nước đó.

Theo đó, hàng hóa từ Pháp được nhập khẩu vào Việt Nam không phải chịu thuế nhập khẩu; trong khi đó, hàng hóa từ các quốc gia khác phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu từ 25% - 130%. Nhờ chính sách này, các doanh nghiệp thương nhân Pháp gần như chi phối độc quyền hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam buộc phải chủ yếu nhập khẩu hàng hóa từ Pháp (chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm). Các sản phẩm được Việt Nam nhập khẩu chủ yếu gồm: các loại máy móc, đồ khí, thép, ô tô, nhiên liệu sản phẩm hóa dầu.

Trong khi đó, các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam lại nguyên liệu thô, gồm sản phẩm nông sản (thóc gạo, phê, chè, hạt tiêu), than, xi măng, quặng kim loại, tơ, vải lụa. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Hồng Kông, theo sau Pháp, Nhật Bản, Singapore Trung Quốc. Bên cạnh hoạt động xuất nhập khẩu thuần túy, hoạt động tái xuất khẩu cũng phát triển mạnh tại Việt Nam khi các bến cảng Sài Gòn, Hải Phòng Đà Nẵng trở thành điểm trung chuyển hàng hóa của nhiều tuyến thương mại quan trọng trong khu vực thế giới.

Như vậy, các nguồn lực kinh tế của Việt Nam bị vét triệt để khi bán rẻ cho Pháp các loại nông sản, khoáng sản thô buộc phải mua với giá cao các sản phẩm công nghiệp khác sản phẩm tiêu dùng hiện đại từ chính nước Pháp. Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu càng phát triển thặng trong cán cân thương mại càng lớn thì nền kinh tế Việt Nam lại càng phát triển thiếu bền vững, càng phụ thuộc sâu hơn vào Pháp. Các chính sách ngoại thương của chính quyền thuộc địa đã ngăn chặn tự do thương mại, làm méo sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, cũng như chèn ép sự phát triển của tầng lớp sản dân tộc.

cang HP Một góc Cảng Hải Phòng (chưa năm chụp) (Ảnh: Coll. Dieulefils)

xk

xnk (Nguồn: Résumé Statistique Relatif Aux Années 1913 à 1940, Gouvernement général de
l’Indochine, năm 1941)

kim ngạch xnk

thi truong xnk

Từ năm 1935 trở đi, sự phụ thuộc về thương mại của Việt Nam vào Pháp mới giảm dần khi Pháp các hiệp định thương mại với một số quốc gia như với Nhật Bản (1932), Trung Quốc (1935), Lan (1935), Hoa Kỳ (1936)… Đồng thời, Pháp cũng điều chỉnh lại chế độ thuế quan giữa thuộc địa chính quốc từ năm 1934, giúp mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu của các khu vực thuộc địa, bao gồm Việt Nam.

Sự kiện nhân chứng lịch sử
Cảng Hải Phòng
Nhà báo người Pháp Henri Cucherousset, chủ biên của Tuần báo L’Eveil économique de l’Indochine (Thức tỉnh Kinh tế Đông Dương), đã ghi lại như sau trong cuốn sách Xứ Bắc Kỳ ngày nay (1924): “Hải Phòng mỗi năm xuất cảng những 400.000 tấn các sản vật của xứ Bắc Kỳ; nhập cảng 200.000 tấn các thứ hàng hóa của ngoại quốc. Tại sao hàng xuất cảng lại nhiều hơn hàng nhập cảng như thế. Số xứ Bắc Kỳ xuất cảng nhiều nhất gạo, bắp, than, xi măng toàn những hàng nặng cân giá tiền mỗi kilo thì không bao. Còn như những hàng nhập cảng thì toàn những thứ đắt tiền cả”.


14. Mặc những dữ liệu về trao đổi thương mại dưới thời chính quyền thuộc địa đều được ghi dưới danh nghĩa Liên bang Đông Dương nhưng thực tế các đóng góp chính đều thuộc về Việt Nam.(Ban biên soạn)

2. Thương mại
Khác với quan điểm “trọng nông, ức thương” và “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn, phát triển thương mại là một trong mục tiêu quan trọng của người Pháp ngay từ khi bắt đầu quá trình khai thác thuộc địa. Tất nhiên, như trên đã nêu ý đồ này không phải để mang lại sự thịnh vượng cho Việt Nam mà nhằm biến vùng đất thuộc địa thành thị trường tiêu thụ hàng hóa do Pháp sản xuất. Đồng thời, cung cấp cho Pháp những hàng hóa, nguyên liệu thô.

cảng HP Một góc Cảng Hải Phòng (chưa rõ năm chụp) (Ảnh: Coll. Dieulefils)

Nội thương
Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh, hạ tầng giao thông được cải thiện cùng các thay đổi trong lối sống của người dân đã thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại trong nước với khối lượng hàng hóa được lưu thông giữa các vùng, miền tăng lên, sản phẩm được đa dạng hóa và nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện.

Giới thương nhân người Hoa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hoạt động thương mại của Việt Nam thời kỳ này. Với mạng lưới kinh doanh lâu đời, ưu thế biết cả tiếng Việt và tiếng Hoa và có tiềm lực kinh tế đủ lớn, các doanh nhân người Hoa vừa là đối tác, vừa là đối thủ cạnh tranh của giới tư sản người Pháp trong việc khai thác các nguồn lợi kinh tế của nước ta. Người Hoa đóng vai trò làm đại lý phân phối sâu hơn vào thị trường nội địa các sản phẩm nhập khẩu và đứng làm trung gian thu mua sản phẩm xuất khẩu cho giới thương nhân người Pháp.

Điển hình, trong lĩnh vực lúa gạo, mặc dù người Pháp nắm độc quyền về xuất khẩu gạo trực tiếp nhưng phần lớn hoạt động thu mua, xay xát, phân loại và cung ứng lại do giới tư sản người Hoa đảm nhiệm. Các thương lái lúa người Việt thường có số vốn ít nên chỉ đóng vai trò thu mua trực tiếp từ nông dân, rồi về bán ngay lại cho các chành, lẫm, vựa lúa của người Hoa. Các đầu mối thu mua của người Hoa còn chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng thóc, gạo cho các thương nhân xuất khẩu người Pháp.

Các thương nhân người Hoa gần như độc quyền trong việc phân phối các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu từ Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore… nhất là các sản phẩm mà hàng hóa của Pháp không cạnh tranh được do khoảng cách vận chuyển lớn, giá cao. Nhìn chung, giới thương nhân người Hoa có quyền tự do thương mại tương đối rộng ở Đông Dương, ngay cả khi chính quyền thuộc địa áp dụng chính sách độc quyền thương mại cho người Pháp. Thậm chí, một số mặt hàng đặc biệt cho nguồn lợi lớn như rượu và thuốc phiện cũng được chính quyền thuộc địa giao cho thương nhân người Hoa làm đầu mối phân phối tại một số khu vực.

Đối với người Việt, những thay đổi kinh tế xã hội lớn dưới thời chính quyền thuộc địa đã thúc đẩy nhiều người tiến vào lĩnh vực vốn được xem là lãnh địa riêng của người Hoa và người Pháp. Sự giao lưu buôn bán giữa các vùng miền trở nên sôi động, nhộn nhịp. Nông sản từ vùng xuôi được chuyên chở ngược lên miền núi, các loại lâm thổ sản từ miền núi được chở về miền xuôi. Gạo, hạt tiêu, nước mắm… sản xuất tại xứ Nam Kỳ và xứ Trung Kỳ được phân phối rộng rãi tại xứ Bắc Kỳ. Đồng thời, xi măng, than đá, diêm… được chở chủ yếu từ xứ Bắc Kỳ vào tiêu thụ tại xứ Nam Kỳ. Các thành thị dần trở thành những trung tâm buôn bán lớn, nhiều người kinh doanh và thợ thủ công dịch chuyển từ nông thôn lên mở rộng kinh doanh tại các thành phố, thị trấn.

Nhìn chung, hoạt động thương mại của người Việt chủ yếu tập trung ở khâu bán lẻ, tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng thông dụng như dầu hỏa, xà phòng, đồ kim khí gia dụng…, giúp nhiều loại hàng hóa thâm nhập sâu đến mọi tầng lớp xã hội và các vùng miền.

Đáng chú ý, quan điểm xã hội thời kỳ này cũng dần thay đổi, chuyển từ coi trọng nghề “sĩ”, coi rẻ nghề “thương” sang đẩy mạnh phát triển công thương để dần tự lực, tự cường, tự giải phóng đất nước. Các phong trào yêu nước Duy Tân - Đông Du (1905 - 1908), Đông Kinh Nghĩa Thục (1907 - 1908), Minh Tân (1907 - 1908)… đều cổ vũ người Việt học tập các kỹ nghệ kinh doanh hiện đại, bỏ vốn xúc tiến hoạt động kinh doanh, phát huy nội lực kinh tế dân tộc để “Chấn hưng thương trường - Cổ động thực nghiệp”, trực tiếp đương đầu với các thế lực kinh tế ngoại kiều, bao gồm cả chính người Pháp. Theo đó, phong trào lập hội kinh doanh bắt đầu lan nhanh khắp ba xứ Bắc, Trung và Nam Kỳ với sự xuất hiện một số cơ sở kinh doanh do người Việt làm chủ đủ sức cạnh tranh với đối thủ nước ngoài.

Điển hình, một nhóm sĩ phu yêu nước là Nguyễn Trọng Lôi, Nguyễn Quý Ánh, Hồ Tá Bang và một số thành viên khác đã thành lập Liên Thành Thương Quán (Société de Lien Thanh) tại Bình Thuận vào năm 1906. Trong những năm đầu thành lập, Liên Thành Thương Quán tập trung kinh doanh nước mắm - lĩnh vực kinh doanh ngách, đặc thù mà thương nhân người Hoa và người Pháp khó có thể cạnh tranh được. Các sản phẩm của công ty có hình ảnh “Con voi đỏ” tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Khi tích lũy được lượng vốn tốt hơn, công ty bắt đầu tổ chức kinh doanh đa ngành, phát triển thêm các sản phẩm làm từ phế phẩm cá như phân bón. Liên Thành Thương Quán còn thiết lập quan hệ hợp tác với hãng Kubota (Nhật Bản) để trang bị máy móc tân tiến, đào tạo nhân viên, lập phòng hóa nghiệm để không ngừng nâng cao chất lượng. Năm 1922, sản phẩm nước mắm công ty tham gia Hội chợ Đấu xảo ở Marseille (Pháp) và tạo tiếng vang lớn. Từ đó về sau, sản phẩm của Liên Thành Thương Quán chiếm lĩnh phần lớn thị trường Đông Dương và xuất khẩu sang châu Âu. Nhiều nhà tư sản có quy mô kinh doanh lớn như Trần Văn Thành, Trương Văn Bền, Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô, Nguyễn Sơn Hà…. lần lượt nổi lên. Các sản phẩm và dịch vụ của họ đã góp phần tích cực thúc đẩy phong trào sử dụng hàng nội địa, chống lại sự độc quyền của hàng hóa nước ngoài, đặc biệt là hàng hóa Pháp và chinh phục thành công nhiều thị trường nước ngoài, góp phần thúc đẩy sự hình thành tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện đại. Một số nhà tư sản dân tộc đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Sự kiện và nhân chứng lịch sử
Thương nhân
Khi nhận định về sự phát triển của hoạt động thương mại tại nước ta, năm 1924, nhà báo người Pháp Henri Cucherousset, chủ biên của Tuần báo L’Eveil économique de l’Indochine (Thức tỉnh Kinh tế Đông Dương) cho biết: “Mấy năm nay người bản xứ đã tập quen về đường buôn bán, nhất là các nhà kỹ nghệ thì phần nhiều đã tinh xảo hơn xưa, lại học được nhiều những nghề mới… Giả sử người nào đi vắng mươi lăm năm trời mà thốt nhiên giở lại bản-xứ thì đều lấy làm ngạc nhiên. Ai chẳng còn nhớ cái thời kỳ mươi lăm năm trước, ở thành phố Hà Nội này, cửa hàng thì rất bé nhỏ, mà ta chỉ có đàn bà buôn bán mà thôi. Ngày nay thì phố nào cũng nhan nhản những cửa hàng rất đẹp đẽ, thắp bằng đèn điện, cửa hàng đẹp đẽ không kém gì cửa hàng tây và cửa hàng khách, như là những hiệu lớn Vũ-Văn-An bán các thứ hàng tơ; hiệu Cự-Long đóng giày; hiệu Quảng-Hưng-Long bán các hàng sắt, cùng là biết bao nhiêu cửa hiệu may áo, làm mũ; các hiệu chụp ảnh, các hiệu làm các đồ tư trang, các hiệu thêu,… Các nhà công thương khắp các hạt xứ Bắc Kỳ này, cùng là xứ Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Cao Miên thì kỳ hội chợ nào cũng tới Hà Nội để dự cuộc. Người Nam Kỳ rất là ưa dùng các thứ hàng hóa Bắc Kỳ, lần hội chợ nào cũng mua nhiều hàng lắm, thường đem những thợ khéo nhất vô Nam Kỳ nữa".

Danh mục

Tùy chỉnh