II- CÔNG NGHIỆP

Xi măng Hà Tiên

Từ năm 1985, Nhà máy Liên hợp Ximăng Tiên được tiếp tục mở rộng theo công nghệ hiện đại của Pháp; đến năm 1991, dây chuyền sản xuất clinker theo phương pháp khô của Nhà máy được hình thành (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

Dung Quất 1995

Thủ tướng Văn Kiệt xem xét quy hoạch tổng thể dự án xây dựng thành phố Vạn Tường Khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất, tháng 7/1995 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

dòng khí 1995

Lễ đón dòng khí đầu tiên vào bờ, ngày 17/4/1995 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

II- CÔNG NGHIỆP

Xi măng Hà Tiên

Từ năm 1985, Nhà máy Liên hợp Ximăng Tiên được tiếp tục mở rộng theo công nghệ hiện đại của Pháp; đến năm 1991, dây chuyền sản xuất clinker theo phương pháp khô của Nhà máy được hình thành (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

Dung Quất 1995

Thủ tướng Văn Kiệt xem xét quy hoạch tổng thể dự án xây dựng thành phố Vạn Tường Khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất, tháng 7/1995 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

dòng khí 1995

Lễ đón dòng khí đầu tiên vào bờ, ngày 17/4/1995 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Tại Đại hội VI, Đảng xác định: “chiến lược phát triển khoa học và kỹ thuật, làm luận cứ khoa học cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội... phải lựa chọn và tổ chức áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và kỹ thuật thích hợp1. Kế thừa các quan điểm trên, Đại hội VII của Đảng (năm 1991) nhấn mạnh: “Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”2. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đã đưa ra những chủ trương, chính sách và biện pháp lớn: “Mở rộng giáo dục nghề nghiệp, từng bước hình thành nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội, đào tạo lực lượng công nhân lành nghề bậc cao. Xây dựng các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp”3.

Những quyết sách này đã thổi một luồng sinh khí mới vào các trường đào tạo ngành Công Thương. Hệ thống trường học được sắp xếp hợp lý hơn, trên cơ sở đó, tập trung đầu tư có trọng điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề ở các trường đào tạo được đổi mới, gắn với thực tiễn làm việc ở doanh nghiệp hơn.

Nhiều trường có điều kiện nâng cấp, mở rộng khả năng đào tạo. Trường Trung học Thương nghiệp Đà Nẵng được nâng cấp thành Trường Trung học Thương mại Trung ương II, đồng thời mở rộng chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên thương mại cho cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên; Trường Cán bộ quản lý thương nghiệp Trung ương và Trường Dạy nghề thương nghiệp hợp nhất để trở thành Trường Cán bộ thương mại Trung ương; Trường Công nhân kỹ thuật IV hợp nhất với Trường Trung học Hóa chất II thành Trường Trung học Kỹ thuật công nghiệp IV; Trường Trung học Thương mại Trung ương III hợp nhất với Trường Kinh tế đối ngoại thành Trường Kinh tế đối ngoại Trung ương... Thậm chí, từ những lớp học may thuộc Xưởng May 10 cũng được nâng cấp thành Trường Đào tạo Công ty May 10 với nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề chuyên ngành may công nghiệp, đào tạo cả cán bộ quản lý cấp cơ sở, tổ trưởng sản xuất may công nghiệp phục vụ cho Công ty May 10 và các doanh nghiệp khác trong ngành...

Giai đoạn này, hệ thống đào tạo khá đa dạng, có hệ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, bồi dưỡng cán bộ. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, các trường tập trung đào tạo các phân ngành công nghiệp, thương mại thuộc các lĩnh vực: Cơ khí, điện, điện tử, tin học, ôtô, xe máy, luyện kim, hóa chất, địa chất, khai thác khoáng sản, quản trị bán lẻ, nghiệp vụ bán hàng, lập kế hoạch kinh doanh, quản lý tồn kho, quan hệ kinh tế quốc tế, chính sách thương mại quốc tế, thuế và hệ thống thuế, giao dịch thương mại quốc tế, logistics và vận tải quốc tế, quản lý rủi ro và bảo hiểm, luật thương mại quốc tế... Công tác đào tạo của các trường thuộc ngành Công Thương đã góp phần tích cực vào việc tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất, trước hết là cơ cấu các ngành kinh tế, phù hợp với tính quy luật về sự phát triển các ngành sản xuất vật chất, phù hợp với khả năng của đất nước và phù hợp với sự phân công lao động và hợp tác quốc tế.

Cơ cấu kinh tế đó bảo đảm cho nền kinh tế phát triển cân đối với nhịp độ tăng trưởng ổn định trong suốt chặng đường 10 năm đầu đổi mới.


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.47, tr.409-410.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.51, tr.106.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.52, tr.509.

1. Điều chỉnh cơ cấu phát triển công nghiệp

Trong 5 năm 1976 - 1980, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chỉ tiêu kế hoạch quá cao về xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, không coi trọng đúng mức việc khôi phục và sắp xếp lại nền kinh tế, dẫn đến cơ cấu công nghiệp thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều, nhưng hiệu quả không cao.

Trên cơ sở xác định lại bước đi của công nghiệp hóa, Đại hội V của Đảng chủ trương trong 5 năm 1981 - 1985 phải vừa phát triển, vừa sắp xếp lại sản xuất, bố trí lại xây dựng cơ bản để nâng cao hiệu quả đầu tư, nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tạo tiền đề đẩy mạnh công nghiệp hóa.

Tuy nhiên, do chưa thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết Đại hội V của Đảng nên nông nghiệp chưa thật sự được coi là mặt trận hàng đầu, không được bảo đảm những điều kiện cần thiết để phát triển, nhất là vật tư, tiền vốn và các chính sách khuyến khích. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, kể cả tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, vẫn bị coi nhẹ về tổ chức, đầu tư, chính sách. Công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Một khuyết điểm lớn đã được Đại hội VI của Đảng chỉ ra là: “hầu như không sắp xếp lại các cơ sở sản xuất để khắc phục sự chồng chéo, bất hợp lý, không tập trung được nguồn năng lượng, nguyên liệu, vật tư có hạn vào những cơ sở trọng điểm nhằm khai thác tốt nhất năng lực sản xuất hiện có. Mặt khác, trong xây dựng cơ bản, tuy đã đình, hoãn một số công trình tương đối lớn, tập trung hơn cho các trọng điểm, nhưng về căn bản, vẫn chưa điều chỉnh hợp lý, không kiên quyết đình, hoãn những công trình chưa thật cấp bách và kém hiệu quả, còn ham xây dựng nhiều công trình quy mô lớn. Khối lượng xây dựng dở dang quá nhiều, khiến cho vốn bị đọng quá lâu. Các địa phương và các ngành còn xây thêm nhiều công trình ngoài kế hoạch, làm tăng thêm sự phân tán về tiền vốn và vật tư”1.

Ngay sau Đại hội VI, chúng ta thực hiện từng bước việc đổi mới các chính sách kinh tế trên cơ sở đổi mới tư duy và tổng kết các thử nghiệm trong thực tế. Vấn đề đổi mới rõ nhất là điều chỉnh cơ cấu đầu tư và xác lập cơ chế quản lý mới.

Trong đầu tư, Nhà nước không dồn quá nhiều vốn đầu tư vào công nghiệp nặng, quy mô lớn, đã kiên quyết đình và hoãn gần 40 công trình lớn, cắt giảm gần 300 công trình nhỏ, chỉ tập trung vào các công trình có khả năng huy động vào sản xuất trong kỳ kế hoạch, như các công trình năng lượng, dầu khí, phân bón... Phần lớn nguồn vốn đầu tư của Nhà nước dành cho ba chương trình kinh tế lớn, gồm lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. “Trong 5 năm 1986 - 1990 đã dành cho 3 chương trình kinh tế hơn 60% vốn đầu tư của ngân sách trung ương, 75 - 80% vốn đầu tư của địa phương”2. Bên cạnh đó, phát triển một số ngành công nghiệp nguyên liệu, vật liệu, chủ yếu là hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, một số kim loại đen và màu; xây dựng công nghiệp lọc, hóa dầu theo công nghệ hiện đại cùng với sự phát triển một số ngành khác đi từ nguyên liệu dầu và khí.

Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 1991 - 1995 được Đại hội VII của Đảng đề ra, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu kinh tế hướng vào 3 chương trình kinh tế lớn nhằm “ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân và bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế”3. Sự đầu tư vào các ngành công nghiệp cũng nhằm đến 3 chương trình này. Cụ thể, trong 5 năm 1991 - 1995, Nhà nước chú trọng đầu tư nhằm tăng nhanh sản lượng khai thác dầu khí; phát triển điện lực, nhất là ở miền Trung và miền Nam; sắp xếp và đầu tư chiều sâu phát triển ngành Cơ khí nhằm trước hết phục vụ sản xuất và chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp; phát triển công nghiệp điện tử - tin học; sớm xây dựng cơ sở lọc dầu, sản xuất phân đạm; khai thác đá quý, bôxít, đất hiếm... Công nghiệp nhẹ được đầu tư theo hướng phát triển chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phục vụ tốt tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, tăng thêm nhiều việc làm.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 (năm 1991) cũng thể hiện rõ sự chuyển hướng này:

“Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân”4.

“Công nghiệp tư liệu sản xuất và khai thác, chế biến khoáng sản: Phát triển có chọn lựa một số ngành, trước hết hướng vào phục vụ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Quy mô, thời điểm xây dựng và mức độ phát triển các ngành này căn cứ vào hiệu quả, khả năng đầu tư, nhất là khả năng tranh thủ vốn và kỹ thuật ngoài nước”5.

“Tận dụng khả năng của tất cả các thành phần kinh tế, phát triển mạnh công nghiệp hàng tiêu dùng bằng nhiều hình thức, quy mô và công nghệ thích hợp để thỏa mãn nhu cầu về các loại hàng thông thường (hàng dệt và may mặc, giấy, thuốc chữa bệnh, kim khí tiêu dùng...), tăng mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân và đẩy mạnh xuất khẩu. Tích cực tạo nguồn nguyên liệu và tăng năng lực trang bị kỹ thuật trong nước, đồng thời đẩy mạnh nhập nguyên liệu và thiết bị mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được. Đổi mới thiết bị, công nghệ và bảo đảm chất lượng các loại nguyên liệu, vật liệu để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Khuyến khích chế tạo mặt hàng mới. Mở rộng các hình thức liên doanh, hợp tác với nước ngoài làm hàng xuất khẩu là một hướng ưu tiên để phát triển và hiện đại hóa các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng”6.

Xi măng Hà Tiên Từ năm 1985, Nhà máy Liên hợp Ximăng Hà Tiên được tiếp tục mở rộng theo công nghệ hiện đại của Pháp; đến năm 1991, dây chuyền sản xuất clinker theo phương pháp khô của Nhà máy được hình thành (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Sự điều chỉnh cơ cấu đầu tư công nghiệp được thực hiện từ Nhà nước và thông qua sự công nhận, khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân. Nhà nước đã xác định chỉ phát triển kinh tế quốc doanh trong những ngành và lĩnh vực then chốt, nắm những doanh nghiệp trọng yếu và đảm đương những hoạt động mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp quốc doanh 100% vốn Nhà nước hoặc hình thức doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối, sẽ hoạt động theo nguyên tắc tự chủ kinh doanh, tự trang trải và tích lũy trong môi trường hợp tác, cạnh tranh; Nhà nước chỉ tài trợ có thời hạn cho một số cơ sở thật sự cần thiết.

Sự chuyển hướng đầu tư công nghiệp và phát triển của các thành phần kinh tế, sản xuất công nghiệp trong 10 năm đầu thực hiện đổi mới (1986 - 1995) có sự phát triển mạnh mẽ, thời kỳ 5 năm sau cao hơn thời kỳ 5 năm trước.

Về tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng khá. Tính theo giá so sánh năm 1994, giá trị sản xuất công nghiệp từ 39,7 tỉ đồng năm 1985, tăng lên 52,9 tỉ đồng năm 1990 và đạt 103,4 tỉ đồng năm 1995. Tính bình quân, thời kỳ 1986 - 1990, chỉ số phát triển công nghiệp tăng 5,9%/năm; thời kỳ 1991 - 1995 tăng 13,7%/năm, gấp 2,3 lần thời kỳ 1986 - 19907.

Bảng 43: Danh mục các ngành ưu tiên từ Đại hội III đến Đại hội VII của Đảng

bảng 43

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ III, IV, V, VI, VII của Đảng.

Dung Quất 1995 Thủ tướng Võ Văn Kiệt xem xét quy hoạch tổng thể dự án xây dựng thành phố Vạn Tường và Khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất, tháng 7/1995 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Về sản phẩm, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sức cạnh tranh và tiêu thụ tốt hơn. Nhiều mặt hàng chế biến đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước và xuất khẩu tăng dần như dệt may, da giày, một số sản phẩm cơ khí, điện tử, điện gia dụng, đồ gỗ, quạt điện. Đặc biệt, ta đã bắt đầu có sản phẩm dầu thô với sản lượng 41 nghìn tấn năm 1986, năm 1987 tăng gấp 7 lần, đạt 280 nghìn tấn; năm 1988 là 688 nghìn tấn; từ năm 1989, sản lượng dầu thô khai thác được tính bằng đơn vị triệu tấn: 1,52 triệu tấn. Các sản phẩm công nghiệp nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu và phục vụ sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Về cơ cấu, tốc độ tăng trưởng cao của công nghiệp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu chung của nền kinh tế. Sự đóng góp của công nghiệp tiến sát ngưỡng chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.

Thực tế, sản xuất công nghiệp giai đoạn 1991 - 1995 tăng trưởng ấn tượng, bình quân 13,7%/năm, nhưng đây cũng là những năm đầu của thời kỳ đổi mới, các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, “bung” ra rất mạnh, song chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ. Nếu năm 1986, dịch vụ chỉ chiếm 16,1% trong GDP (do kinh tế tư nhân chưa “bung” ra), đến năm 1990 đã đạt 37,7%, năm 1995 đạt 44,07%.

bảng 44

bảng 45

Cơ cấu các thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp cũng có sự dịch chuyển đáng kể. Bên cạnh kinh tế tư nhân trong nước, năm 1987, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; đã thu hút và tạo ra một lực lượng doanh nghiệp FDI hùng hậu về vốn và kỹ thuật, cùng với kinh tế tư nhân trong nước làm thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế quốc doanh.

Giá trị sản xuất trong khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm dần về tỷ trọng, từ 56,5% năm 1985 xuống 50,4% năm 1995. Điều này không có nghĩa sản xuất của doanh nghiệp nhà nước co lại, mà là biểu hiện của sự “bung” ra của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng khá cao trong những năm đầu đổi mới, nhưng sau khi có sự tham gia của khu vực FDI đã giảm mạnh về tỷ trọng, từ 41,4% năm 1990 xuống còn 24,6% năm 1995. Riêng khu vực FDI từ khi xuất hiện đã liên tục tăng trưởng ở mức cao, bình quân trên 23%/năm giai đoạn 1991 - 1995, đến năm 1995 đã vượt kinh tế tư nhân trong nước, chiếm 25,1% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Khu vực kinh tế này ngày càng có những đóng góp quan trọng vào sản xuất công nghiệp.

bảng 46

bảng 47

Mặc dù vậy, xét về tốc độ tăng trưởng, khu vực nhà nước và tư nhân trong nước có sự tăng trưởng đồng đều hơn trong suốt giai đoạn 1991 - 1995, bình quân trên 10%/năm, trong khi khu vực FDI tăng tốc mạnh những năm 1991, 1992 với trên 40%, sau đó giảm xuống trên 10% những năm 1993, 1994 và xuống dưới 10% năm 1995.

Hoạt động của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh rất đa dạng, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và thực phẩm, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu về lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng mà Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra. Những sản phẩm mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đóng góp nhiều nhất cho công nghiệp bao gồm: quần áo may sẵn; giày, dép da, giày vải; gỗ xẻ; chiếu cói; thảm đay; vải màn sợi bông; khăn mặt, khăn tay; chè chế biến; gạo, ngô xay xát; dầu thực phẩm; sứ công nghiệp; nông cụ cầm tay; xe cải tiến; máy tuốt lúa không có động cơ; quạt điện...

Sản xuất công nghiệp tăng mạnh, chuyển dịch sang đầu tư sản xuất hàng công nghiệp chế biến, phù hợp với xu hướng thị trường và định hướng công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Điều này thể hiện rõ trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu.

bảng 48

Bảng 50 cho thấy tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu tăng nhanh, trong khi hàng nông, lâm, thủy sản mặc dù kim ngạch tuyệt đối tăng nhưng tỷ trọng giảm 11% trong 10 năm.

Trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, do hậu quả nặng nề nhiều năm của cơ chế bao cấp, nên khi thực sự chuyển sang kinh doanh trên thị trường, nhiều xí nghiệp công nghiệp quốc doanh lần đầu tiên phải đối mặt với những thử thách gay gắt: vốn liếng thiếu hụt, hàng hóa ứ đọng, lao động dôi dư, sản xuất đình đốn, không ít xí nghiệp phá sản... Nhưng, với bản lĩnh kiên cường, nhiều xí nghiệp đã phấn đấu vượt qua cơn khủng hoảng về thị trường và tiêu thụ để vực dậy vào cuối năm 1989. Trong sự cạnh tranh đó, nhiều doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh năng động, sáng tạo, phát triển tốt đã tạo nên bức tranh đa dạng với nhiều điểm sáng, góp phần tạo nên một cơ cấu kinh tế mới, đặt niềm tin vững chắc vào sự phát triển ổn định của một nền kinh tế có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, điển hình như Nhà máy Bột ngọt Tân Bình (VIFON), Nhà máy Cơ khí Quang Trung (Ninh Bình), Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà, Nhà máy Dệt kim Đông Xuân, Công ty May Việt Tiến, Liên hiệp Thực phẩm vi sinh Hà Nội, Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN),...

Nền công nghiệp Việt Nam trong 10 năm đổi mới (1986 - 1995) đã bước đầu hình thành một cơ cấu công nghiệp tương đối hoàn chỉnh, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt công nghiệp gia đình đã hình thành và bước đầu phát triển. Công nghiệp hóa đã góp phần làm biến đổi bộ mặt đất nước. Các nhà máy đã mọc lên ở khắp các địa phương, kể cả ở miền núi, nơi mà trước đây chưa hề biết công nghiệp là gì. Trên đồng ruộng đã xuất hiện hàng vạn cây số đường dây điện cao thế, hàng nghìn trạm bơm thủy lợi, điện đã được các gia đình sử dụng phổ biến trong sản xuất và sinh hoạt. Công nghiệp nặng đã chế tạo được máy động lực, máy công cụ, thiết bị lẻ và một số thiết bị toàn bộ cỡ nhỏ trang bị cho các ngành kinh tế quốc dân. Công nghiệp nhẹ đã sản xuất được nhiều mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho đời sống và xuất khẩu. Một đội ngũ lao động, công nhân và cán bộ khoa học - kỹ thuật công nghiệp trên 3 triệu người đã được đào tạo, bồi dưỡng khá tốt...

Các ngành công nghiệp đã góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, phát huy tác dụng đối với các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là đối với nông nghiệp. Ngành Cơ khí đã có hàng chục mặt hàng phục vụ nông nghiệp. Hằng năm, ngành Năng lượng đã dành cho nông nghiệp hàng triệu kilôoátgiờ điện và hàng triệu tấn than. Ngành Hóa chất đã đưa về đồng ruộng hàng triệu tấn phân hóa học. Các ngành công nghiệp nhẹ cũng đã cung cấp cho nông dân những mặt hàng thiết yếu về ăn, mặc, ở, tiêu dùng, đi lại, học tập, chữa bệnh... Ngoài ra, nhiều xí nghiệp chế biến nông sản được xây dựng, góp phần mở rộng giá trị sử dụng và nâng cao giá trị của hàng hóa nông sản.


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.47, tr.355.

2. Bộ Công Thương: Ngành Công Thương Việt Nam sau 25 năm đổi mới (Lưu hành nội bộ), Hà Nội, 2012, tr.17.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.51, tr.91.

4, 5, 6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.51, tr.135, 164, 163.

7. Xem Tổng cục Thống kê: Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển, Sđd, tr.85.

Danh mục

Tùy chỉnh