1. Cải tạo thương nghiệp bản doanh miền Nam

Nội thương miền Nam trong 20 năm 1955 - 1975 gắn với sự viện trợ ạt hàng tiêu dùng từ nước ngoài. Chức năng của nội thương chủ yếu kết nối, vận chuyển, tiêu thụ hàng viện trợ nhập khẩu. nhân nắm quyền chi phối hàng hóa vật cho sản xuất hàng tiêu dùng. Nhìn chung, sự phát triển của thương mại miền Nam gắn với sự viện trợ của hàng nhập khẩu hơn gắn với sản xuất trong nước. vậy, sau giải phóng năm 1975, viện trợ không còn nữa, nguyên liệu, vật cho sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu đột ngột khan hiếm.

Trong khi đó, nội thương miền Bắc, chủ yếu thương nghiệp quốc doanh, chức năng phục vụ hội chủ yếu. Hoạt động của thương nghiệp luôn mang tính hai chiều, cung cấp vật cho nông nghiệp thu mua nông sản; cung cấp vật tư, nguyên, nhiên liệu cho sản xuất công nghiệp thu mua hàng công nghiệp. Mục đích cuối cùng phục vụ sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của hội bằng hình thức phân phối theo kế hoạch, theo định lượng. Với tưởng “Nhà nước phải lo cho dân”, khi thống nhất đất nước, chúng ta quyết định cải tạo thương nghiệp bản doanh miền Nam, nhằm nắm nguồn hàng vào tay thương nghiệp quốc doanh để phân phối cho sản xuất đời sống. Để thực hiện nhiệm vụ này, hàng vạn cán bộ ngành Thương mại, bao gồm Nội thương, Ngoại thương Vật đã được điều động cho miền Nam. Trong đó, nhiều cán bộ cốt cán đã được giao nhiệm vụ khẩn trương xây dựng khung các quan quản cấp sở, ty để vào tiếp quản xây dựng mạng lưới thương mại các thành phố, các tỉnh phía Nam. Tháng 5/1975, Tổng nha Nội thương ra đời ngày 26/5/1975; thành lập Sở Thương nghiệp thành phố Sài Gòn mới giải phóng. Tiếp sau đó các ty thương nghiệp của các tỉnh, thành phố khác cũng được thành lập. Đến cuối năm 1976, đã thành lập được 2 tổng công ty 10 công ty thương nghiệp bán buôn toàn miền Nam, gần 60 công ty thương nghiệp tỉnh với trên 500 cửa hàng.

Bộ Nội Thương quyết định cử đoàn cán bộ lấy từ các sở nội thương từ Quảng Bình trở ra, mỗi sở 2 người đã tốt nghiệp đại học chi viện cho các tỉnh từ Quảng Trị đến Kiên Giang để đào tạo cấp tốc các khóa 3 tháng, 6 tháng cho mậu dịch viên. Hoạt động này góp phần tích cực hình thành mạng lưới thương nghiệp cải tạo thương nghiệp trong những năm đầu thống nhất đất nước.

Ngày 25/6/1976, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội chung cả nước, thư thứ nhất Duẩn đã nhấn mạnh: “Đối với bản thương nghiệp nhân tiểu thương, cần tiến hành cải tạo hội chủ nghĩa bằng những hình thức thích hợp, chuyển bộ phận lớn sang sản xuất, đồng thời phải ra sức phát triển hệ thống thương nghiệp quốc doanh rộng khắp, đủ sức nắm tổ chức phân phối tốt những liệu sinh hoạt thiết yếu đến tận tay người tiêu dùng”1.

Ngày 15/7/1976, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 254-NQ/TW về những công tác trước mắt miền Nam, nêu phương hướng cải tạo công thương nghiệp bản doanh là: “từng bước đẩy lùi xóa bỏ giai cấp sản, trước hết sản thương nghiệp”2; “Hiện nay, tuy Nhà nước đã nắm được một bộ phận quan trọng vật hàng hóa thiết yếu, nhưng chưa hoàn toàn làm chủ được thị trường; tình trạng đầu cơ, tích trữ gây ra biến động giá cả làm tác hại đến sản xuất đời sống. Do đó, trong thời gian trước mắt, nhiệm vụ cải tạo hội chủ nghĩa công thương nghiệp bản doanh phải nhằm trước hết vào thương nghiệp bản chủ nghĩa”3. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 25/9/1976, Chính phủ ra Tuyên bố về chính sách đối với công thương nghiệp bản doanh miền Nam. Ngày 12/4/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 100-CP ban hành chính sách cải tạo hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp nhân các tỉnh phía Nam. Hình thức cải tạo được tiến hành như sau:

- Chuyển sản thương nghiệp những người buôn bán nhỏ sang sản xuất biện pháp chủ yếu để cải tạo thương nghiệp nhân.

- Đối với thương nghiệp bản doanh, nói chung, Nhà nước không đặt vấn đề công hợp doanh. Song, biệt những hộ phương tiện kinh doanh tốt từ trước đến nay vẫn ủng hộ cách mạng chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách của Nhà nước thì thể tiến hành công hợp doanh theo hình thức định lãi.

- thể lựa chọn để sử dụng một số nhà sản thương nghiệp làm đại bán lẻ hàng hóa cho thương nghiệp quốc doanh nhưng phải biện pháp kiểm soát quản chặt chẽ.

- Đối với một số người buôn bán nhỏ còn được tạm thời tiếp tục kinh doanh, thì tổ chức họ lại thành những hình thức thích hợp như tổ thương nghiệp, tổ mua bán hàng...

Mục đích cao nhất của Quyết định số 100-CP tập trung các nguồn hàng chủ yếu trong tay Nhà nước, nhằm phân phối theo kế hoạch cho sản xuất đời sống. Cụ thể:

chợ Dân sinh

Chợ Dân Sinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/12/1985 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

Đối với các loại hàng nông sản, thủy sản, hải sản thực phẩm, ngoài những mặt hàng đã quy định thuộc diện Nhà nước thống nhất quản như lương thực, muối..., Nhà nước sẽ thống nhất thu mua những vùng sản xuất tập trung một số mặt hàng quan trọng như: cá, thịt lợn, trâu bò; rau trái cây đặc sản để xuất khẩu; lạc, đậu các loại; hạt tiêu; dừa; mía cây đường mật; thuốc lá; chè; phê; bông; đay; gai; cói (lác), tằm, v.v.. những vùng này, không cho thương nhân hoạt động, tranh mua với Nhà nước. thế, các quan thương nghiệp vật được yêu cầu phải phối hợp vận dụng đồng bộ các biện pháp: giúp đỡ sản xuất, giáo dục chính trị, định giá mua hợp lý, thực hiện hợp đồng hai chiều, quản thị trường để bảo đảm tập trung nguồn hàng vào trong tay Nhà nước. Các nông trường quốc doanh phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ giao nộp sản phẩm cho Nhà nước.

Đối với các loại hàng công nghiệp, thủ công nghiệp, các nghiệp quốc doanh, công hợp doanh phải thực hiện chế độ giao nộp, tức bán toàn bộ sản phẩm cho thương nghiệp Nhà nước. Đối với các nghiệp nhân, bao gồm cả tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp quốc doanh hợp đồng đặt mua sản phẩm, hoặc dùng chính sách gia công, hay bán nguyên liệu mua thành phẩm để nắm nguồn hàng, trước hết nhằm vào những sản phẩm dùng nguyên liệu, vật chủ yếu do Nhà nước thống nhất quản phân phối.

Sau thời gian chuẩn bị về tổ chức nhân sự, công cuộc cải tạo thương nghiệp bắt đầu từ tháng 3/1978. “Đúng 14h ngày 23/3/1978, toàn Thành phố Hồ Chí Minh các tỉnh phía Nam bắt đầu chiến dịch xóa bỏ kinh doanh thương nghiệp của các nhà sản chuyển họ sang sản xuất”4. Đến cuối năm 1978, công cuộc cải tạo đã bản hoàn thành. Sau khi nhận ra đây một chủ trương “chủ quan, nóng vội, nặng về xóa bỏ cấm đoán”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (năm 1982) đã điều chỉnh lại, khẳng định kinh tế miền Nam 5 thành phần, gồm: quốc doanh, tập thể, công hợp doanh, bản nhân, thể.


1, 2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.37, tr.149, 217, 218-219.

4. Xem Ban Chỉ đạo Biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam: Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Sđd.

1. Cải tạo thương nghiệp bản doanh miền Nam

Nội thương miền Nam trong 20 năm 1955 - 1975 gắn với sự viện trợ ạt hàng tiêu dùng từ nước ngoài. Chức năng của nội thương chủ yếu kết nối, vận chuyển, tiêu thụ hàng viện trợ nhập khẩu. nhân nắm quyền chi phối hàng hóa vật cho sản xuất hàng tiêu dùng. Nhìn chung, sự phát triển của thương mại miền Nam gắn với sự viện trợ của hàng nhập khẩu hơn gắn với sản xuất trong nước. vậy, sau giải phóng năm 1975, viện trợ không còn nữa, nguyên liệu, vật cho sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu đột ngột khan hiếm.

Trong khi đó, nội thương miền Bắc, chủ yếu thương nghiệp quốc doanh, chức năng phục vụ hội chủ yếu. Hoạt động của thương nghiệp luôn mang tính hai chiều, cung cấp vật cho nông nghiệp thu mua nông sản; cung cấp vật tư, nguyên, nhiên liệu cho sản xuất công nghiệp thu mua hàng công nghiệp. Mục đích cuối cùng phục vụ sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của hội bằng hình thức phân phối theo kế hoạch, theo định lượng. Với tưởng “Nhà nước phải lo cho dân”, khi thống nhất đất nước, chúng ta quyết định cải tạo thương nghiệp bản doanh miền Nam, nhằm nắm nguồn hàng vào tay thương nghiệp quốc doanh để phân phối cho sản xuất đời sống. Để thực hiện nhiệm vụ này, hàng vạn cán bộ ngành Thương mại, bao gồm Nội thương, Ngoại thương Vật đã được điều động cho miền Nam. Trong đó, nhiều cán bộ cốt cán đã được giao nhiệm vụ khẩn trương xây dựng khung các quan quản cấp sở, ty để vào tiếp quản xây dựng mạng lưới thương mại các thành phố, các tỉnh phía Nam. Tháng 5/1975, Tổng nha Nội thương ra đời ngày 26/5/1975; thành lập Sở Thương nghiệp thành phố Sài Gòn mới giải phóng. Tiếp sau đó các ty thương nghiệp của các tỉnh, thành phố khác cũng được thành lập. Đến cuối năm 1976, đã thành lập được 2 tổng công ty 10 công ty thương nghiệp bán buôn toàn miền Nam, gần 60 công ty thương nghiệp tỉnh với trên 500 cửa hàng.

Bộ Nội Thương quyết định cử đoàn cán bộ lấy từ các sở nội thương từ Quảng Bình trở ra, mỗi sở 2 người đã tốt nghiệp đại học chi viện cho các tỉnh từ Quảng Trị đến Kiên Giang để đào tạo cấp tốc các khóa 3 tháng, 6 tháng cho mậu dịch viên. Hoạt động này góp phần tích cực hình thành mạng lưới thương nghiệp cải tạo thương nghiệp trong những năm đầu thống nhất đất nước.

Ngày 25/6/1976, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội chung cả nước, thư thứ nhất Duẩn đã nhấn mạnh: “Đối với bản thương nghiệp nhân tiểu thương, cần tiến hành cải tạo hội chủ nghĩa bằng những hình thức thích hợp, chuyển bộ phận lớn sang sản xuất, đồng thời phải ra sức phát triển hệ thống thương nghiệp quốc doanh rộng khắp, đủ sức nắm tổ chức phân phối tốt những liệu sinh hoạt thiết yếu đến tận tay người tiêu dùng”1.

Ngày 15/7/1976, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 254-NQ/TW về những công tác trước mắt miền Nam, nêu phương hướng cải tạo công thương nghiệp bản doanh là: “từng bước đẩy lùi xóa bỏ giai cấp sản, trước hết sản thương nghiệp”2; “Hiện nay, tuy Nhà nước đã nắm được một bộ phận quan trọng vật hàng hóa thiết yếu, nhưng chưa hoàn toàn làm chủ được thị trường; tình trạng đầu cơ, tích trữ gây ra biến động giá cả làm tác hại đến sản xuất đời sống. Do đó, trong thời gian trước mắt, nhiệm vụ cải tạo hội chủ nghĩa công thương nghiệp bản doanh phải nhằm trước hết vào thương nghiệp bản chủ nghĩa”3. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 25/9/1976, Chính phủ ra Tuyên bố về chính sách đối với công thương nghiệp bản doanh miền Nam. Ngày 12/4/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 100-CP ban hành chính sách cải tạo hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp nhân các tỉnh phía Nam. Hình thức cải tạo được tiến hành như sau:

- Chuyển sản thương nghiệp những người buôn bán nhỏ sang sản xuất biện pháp chủ yếu để cải tạo thương nghiệp nhân.

- Đối với thương nghiệp bản doanh, nói chung, Nhà nước không đặt vấn đề công hợp doanh. Song, biệt những hộ phương tiện kinh doanh tốt từ trước đến nay vẫn ủng hộ cách mạng chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách của Nhà nước thì thể tiến hành công hợp doanh theo hình thức định lãi.

- thể lựa chọn để sử dụng một số nhà sản thương nghiệp làm đại bán lẻ hàng hóa cho thương nghiệp quốc doanh nhưng phải biện pháp kiểm soát quản chặt chẽ.

- Đối với một số người buôn bán nhỏ còn được tạm thời tiếp tục kinh doanh, thì tổ chức họ lại thành những hình thức thích hợp như tổ thương nghiệp, tổ mua bán hàng...

Mục đích cao nhất của Quyết định số 100-CP tập trung các nguồn hàng chủ yếu trong tay Nhà nước, nhằm phân phối theo kế hoạch cho sản xuất đời sống. Cụ thể:

chợ Dân sinh

Chợ Dân Sinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/12/1985 (Ảnh: Thông tấn Việt Nam)

Đối với các loại hàng nông sản, thủy sản, hải sản thực phẩm, ngoài những mặt hàng đã quy định thuộc diện Nhà nước thống nhất quản như lương thực, muối..., Nhà nước sẽ thống nhất thu mua những vùng sản xuất tập trung một số mặt hàng quan trọng như: cá, thịt lợn, trâu bò; rau trái cây đặc sản để xuất khẩu; lạc, đậu các loại; hạt tiêu; dừa; mía cây đường mật; thuốc lá; chè; phê; bông; đay; gai; cói (lác), tằm, v.v.. những vùng này, không cho thương nhân hoạt động, tranh mua với Nhà nước. thế, các quan thương nghiệp vật được yêu cầu phải phối hợp vận dụng đồng bộ các biện pháp: giúp đỡ sản xuất, giáo dục chính trị, định giá mua hợp lý, thực hiện hợp đồng hai chiều, quản thị trường để bảo đảm tập trung nguồn hàng vào trong tay Nhà nước. Các nông trường quốc doanh phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ giao nộp sản phẩm cho Nhà nước.

Đối với các loại hàng công nghiệp, thủ công nghiệp, các nghiệp quốc doanh, công hợp doanh phải thực hiện chế độ giao nộp, tức bán toàn bộ sản phẩm cho thương nghiệp Nhà nước. Đối với các nghiệp nhân, bao gồm cả tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp quốc doanh hợp đồng đặt mua sản phẩm, hoặc dùng chính sách gia công, hay bán nguyên liệu mua thành phẩm để nắm nguồn hàng, trước hết nhằm vào những sản phẩm dùng nguyên liệu, vật chủ yếu do Nhà nước thống nhất quản phân phối.

Sau thời gian chuẩn bị về tổ chức nhân sự, công cuộc cải tạo thương nghiệp bắt đầu từ tháng 3/1978. “Đúng 14h ngày 23/3/1978, toàn Thành phố Hồ Chí Minh các tỉnh phía Nam bắt đầu chiến dịch xóa bỏ kinh doanh thương nghiệp của các nhà sản chuyển họ sang sản xuất”4. Đến cuối năm 1978, công cuộc cải tạo đã bản hoàn thành. Sau khi nhận ra đây một chủ trương “chủ quan, nóng vội, nặng về xóa bỏ cấm đoán”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (năm 1982) đã điều chỉnh lại, khẳng định kinh tế miền Nam 5 thành phần, gồm: quốc doanh, tập thể, công hợp doanh, bản nhân, thể.


1, 2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.37, tr.149, 217, 218-219.

4. Xem Ban Chỉ đạo Biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam: Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Sđd.

III. THƯƠNG MẠI

chợ Dân sinh

Chợ Dân Sinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/12/1985 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

cửa hàng mậu dịch

Cửa hàng mậu dịch quốc doanh những năm đầu thập kỷ 1980 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

nhập khẩu cảng HP

Nhập khẩu hàng tại Cảng Hải Phòng tháng 10/1977 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

2. Thời kỳ gian khó nhất

Những năm 1976 - 1980, đất nước gặp muôn vàn khó khăn, thiên tai, mất mùa mấy năm liên tiếp, do cải tạo công thương nghiệp tư doanh các tỉnh phía Nam “có phần chủ quan, nóng vội” nên không tận dụng được cơ sở vật chất có sẵn, sức sản xuất giảm, lạm phát cao, ảnh hưởng tiêu cực của Chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc, dân số tăng nhanh hơn tăng trưởng GDP, cung cầu mất cân đối nghiêm trọng, đất nước luôn ở trong tình trạng “làm không đủ ăn, thu không đủ chi, xuất không đủ nhập”.

Đây là khó khăn chung của các ngành kinh tế, nhưng thương mại được cho là ngành khó khăn nhất do lãnh trách nhiệm phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh nguồn cung của các ngành sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu.

Trong sản xuất công nghiệp, ngày 17/6/1980, Ban Bí thư ra Thông báo Kết luận Hội nghị bàn về cải tạo công thương nghiệp tư doanh ở miền Nam, trong đó nêu:

“- Năng lực sản xuất của phần lớn xí nghiệp sau khi cải tạo (kể cả xí nghiệp quốc hữu hóa và xí nghiệp công tư hợp doanh) chưa được sử dụng tốt; năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế giảm; nhìn chung, quản lý kém hơn trước.

- Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa phát triển chậm, nguồn hàng tập trung trong tay Nhà nước còn quá thấp, nhất là nông sản; quản lý thị trường lỏng lẻo; nhìn chung tình hình thị trường chưa có chuyển biến tốt, có những mặt xấu hơn trước.

- Tài sản thu được qua cải tạo (cả tài sản cố định và vật tư, hàng hóa) bị hư hỏng, mất mát nhiều.

- Đời sống của công nhân và nhân dân lao động có nhiều khó khăn hơn. Vai trò làm chủ tập thể của công nhân và lao động trong các xí nghiệp đã cải tạo chưa được đề cao. Lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề chưa được sử dụng tốt, một số người đã bỏ việc, đi ra nước ngoài”1.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu nguyên, nhiên, vật liệu ngày càng gay gắt, chỉ đáp ứng được 1/2 hoặc 1/3 nhu cầu của công nghiệp. Số ngày công mà công nhân phải ngừng việc do thiếu nguyên, nhiên vật liệu, thiếu thiết bị máy móc và phụ tùng thay thế, thiếu điện, nước... năm 1976 là 2%; năm 1977 là 3,1%; năm 1978 là 2,9%; năm 1979 là 3,3% và năm 1980 lên tới 4,4%. Tình hình này dẫn đến “các xí nghiệp chỉ sử dụng khoảng 50% công suất... hàng hóa tiêu dùng thiết yếu thiếu nghiêm trọng”2.

Trong sản xuất nông nghiệp, từ năm 1976, thiên tai xảy ra liên tiếp (hạn hán, bão lụt, sâu bệnh) với mức độ nặng nề và nhịp độ dồn dập khác thường, không phải 3 năm mất 1 vụ như trước đây, mà 3 năm mất 3 vụ, làm đảo lộn nhiều dự tính trong kế hoạch. Những khó khăn trên đây đã được tính đến, nhưng không lường hết quy mô, mức độ và ảnh hưởng của nó. Sản xuất phát triển chậm, nhất là nông nghiệp; đời sống thiếu thốn, nhất là đời sống những người ăn lương; các hiện tượng tiêu cực có chiều hướng tăng lên.

Trên thực tế, sản lượng thóc đã sụt giảm khá mạnh. Năm 1976 đạt 11,8 triệu tấn, liên tiếp 4 năm 1977 - 1980 giảm xuống lần lượt còn 10,9 triệu tấn, 9,8 triệu tấn, 11,3 triệu tấn và 11,6 triệu tấn. Nếu tính sản lượng lương thực (quy thóc), năm 1980 đạt 14,4 triệu tấn, tăng 6,6% so với 13,5 triệu tấn của năm 1976. Nhưng cũng trong thời gian này, dân số đã tăng 9,3%, từ 49,1 triệu người lên 53,7 triệu người, do đó, thường xuyên phải nhập khẩu lương thực, từ gạo cho đến ngô, lúa mì, bột mì. Năm 1976, nhập 632 nghìn tấn gạo và bột mì. Con số này liên tục tăng cao trong 2 năm tiếp theo, đạt đỉnh vào năm 1978 với 1,39 triệu tấn, sau đó giảm xuống 887 nghìn tấn vào năm 19803.

Về tài chính, giá cả, đây là giai đoạn lạm phát cao, chỉ số giá cả hàng hóa liên tục tăng ở mức 2 con số; trong đó, giá lương thực, thực phẩm luôn là đầu tàu kéo chỉ số giá hàng hóa nói chung tăng mạnh.

Sau cuộc thu đổi tiền tháng 5/1978, bước đầu đã rút bớt được một lượng đáng kể tiền mặt đang quá nhiều trong lưu thông, thị trường giá cả có lắng dịu đôi chút, nhưng có những nhu cầu đột xuất mới về an ninh - quốc phòng, về các vấn đề xã hội nên chi tiền mặt về lương, trợ cấp xã hội và chi cho quốc phòng đã tăng nhanh, ngân sách nhà nước tiếp tục bội chi và tín dụng ngân hàng cũng mất cân đối giữa nguồn vốn không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng vốn.

Sự mất cân đối cung - cầu khiến cho nội thương và ngoại thương giai đoạn này phải căng mình để tập trung cao độ nguồn hàng, nhằm cung ứng vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu cho các ngành kinh tế và những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống nhân dân. Mặc dù chưa đáp ứng đầy đủ cho sản xuất và tiêu dùng, nhưng giai đoạn này thương mại đã có nhiều cố gắng tham mưu cho Chính phủ điều chỉnh chính sách thu mua theo hướng có lợi cho người sản xuất để nắm nguồn hàng tốt hơn. Từ năm 1978, công bố chỉ tiêu mua theo hợp đồng đối với hợp tác xã nông nghiệp và nông dân. Thương nghiệp thu mua 90% sản lượng lương thực hàng hóa, số còn lại mua theo giá, thường vượt kế hoạch, cao hơn từ 30% đến 50% so với giá trong kế hoạch. Mức giá mua thóc được quy định thành 5 vùng lớn, vùng có mức giá thấp nhất là 0,32 đồng/kg, vùng cao nhất là 0,55 đồng/kg. Về thịt lợn, thương nghiệp mua 50% số lợn thịt theo kế hoạch đối với gia đình xã viên và nông dân cá thể, thu mua 90% số lợn thịt đối với hợp tác xã, trong đó 40% mua theo giá khuyến khích. Nhờ những chính sách đó, trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp sụt giảm, sản xuất công nghiệp tăng chậm, giá cả leo thang - nhân tố không có lợi cho người sản xuất, nhưng tổng giá trị hàng hóa do ngành thu mua trong nước từ năm 1976 đến năm 1980 đều đặn tăng qua mỗi năm, trong đó, giá trị thu mua hàng công nghiệp chiếm trên 50% đến trên 70%. Cụ thể:

- Năm 1976: 3.863,9 triệu đồng (hàng công nghiệp 2.680,5 triệu đồng, chiếm 69,4%; hàng nông sản 1.183,4 triệu đồng, chiếm 30,6%, trong đó lương thực 650,8 triệu đồng, chiếm 16,8%);

- Năm 1977: 4.467,1 triệu đồng (hàng công nghiệp 3.402,2 triệu đồng, chiếm 76,2%; hàng nông sản 1.064,9 triệu đồng, chiếm 23,8%, trong đó lương thực 535,2 triệu đồng, chiếm 12%);

- Năm 1978: 5.068,9 triệu đồng (hàng công nghiệp 3.746,0 triệu đồng, chiếm 73,9%; hàng nông sản 1.322,9 triệu đồng, chiếm 26,1%, trong đó lương thực 658,2 triệu đồng, chiếm 13,0%);

- Năm 1979: 5.012,9 triệu đồng (hàng công nghiệp 3.695,7 triệu đồng, chiếm 73,7%; hàng nông sản 1.317,2 triệu đồng, chiếm 26,3%, trong đó lương thực 638,1 triệu đồng, chiếm 12,7%);

- Năm 1980: 6.203,3 triệu đồng (hàng công nghiệp 3.349,2 triệu đồng, chiếm 54,0%; hàng nông sản 2.854,1 triệu đồng, chiếm 46,0%, trong đó lương thực 1.663,7 triệu đồng, chiếm 26,8%)4.

bảng 39

Đầu những năm 1980, Bộ Ngoại thương đề xuất cho thu thuế doanh nghiệp, thuế nhà đất, thuế dịch vụ (như vận tải, sửa chữa cơ khí...) thay cho hình thức “thu quốc doanh”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đồng ý cử Bộ trưởng Ngoại thương Lê Khắc làm Trưởng ban, có sự tham gia của Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và Tổng cục Hải quan. Bộ Ngoại thương cử Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ 2, Văn phòng Bộ và ông Trần Đức Minh (sau này làm Thứ trưởng Bộ Thương mại) làm công tác thu thập thông tin về chế độ thuế của các nước. Trải qua thời gian dài tranh luận đã được Chính phủ chuẩn y, cho áp dụng, đã giúp tăng thu ngân sách nhà nước hơn 40%.

Hoạt động ngoại thương trong bối cảnh đất nước thống nhất cũng có những thuận lợi mới. Việt Nam có điều kiện và khả năng khai thác tiềm năng của cả nước về thiên nhiên cũng như lao động để đẩy mạnh xuất, nhập khẩu.

Để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với sự phát triển kinh tế đất nước, Việt Nam đã chủ động tham gia vào sự hợp tác và phân công lao động quốc tế, trước hết là với các nước xã hội chủ nghĩa. Năm 1977, Chính phủ Việt Nam quyết định tham gia Ngân hàng Đầu tư quốc tế và Ngân hàng Hợp tác quốc tế thuộc Hội đồng Tương trợ kinh tế. Tháng 7/1978, tại khóa họp thứ 32 của Hội đồng Tương trợ kinh tế, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức quốc tế này với tư cách thành viên chính thức. Hội đồng Tương trợ kinh tế đã dành cho nhân dân ta những điều kiện thuận lợi và sự ưu đãi để xây dựng và phát triển kinh tế.

cửa hàng mậu dịch

Cửa hàng mậu dịch quốc doanh những năm đầu thập kỷ 1980 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Tiếp theo sự kiện gia nhập Hội đồng Tương trợ kinh tế, ngày 03/11/1978, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Xô ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Liên Xô - Việt Nam. Sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đó là hết sức to lớn.

Cùng với việc ký các hiệp ước hữu nghị và hợp tác với nhiều nước xã hội chủ nghĩa, ngày 18/4/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về đầu tư của nước ngoài ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, xã hội. Bản điều lệ qua nhiều năm thi hành đã được bổ sung và sửa đổi. Đó là văn bản pháp lý đầu tiên có tác dụng khơi nguồn thu hút đầu tư nước ngoài, tạo xung lực mới cho hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước.

hội đồng tương trợ

Tại Phiên họp của Hội đồng Tương trợ kinh tế tại Bucharest (Rumani) ngày 29/6/1978, Việt Nam được kết nạp vào Hội đồng Tương trợ kinh tế (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Những năm 1976 - 1978, tình hình kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng diễn ra tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, từ cuối năm 1978 trở về sau, tình hình diễn biến có nhiều khó khăn, phức tạp. Mỹ và một số nước thực hiện chính sách cấm vận, bao vây kinh tế; nhiều nước ngừng viện trợ và đầu tư vào Việt Nam, ngừng các khoản tín dụng đã cam kết. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn có chiều hướng tăng, từ 222 triệu rúp-USD năm 1976, tăng lên trên 300 triệu rúp-USD trong 4 năm tiếp theo, năm 1977 đạt 322,5 triệu rúp-USD, năm 1978 đạt 326,9 triệu, năm 1979 đạt 320,5 triệu và năm 1980 đạt 338,6 triệu rúp-USD. Mặc dù vậy, đây vẫn là giai đoạn nhập siêu, mỗi năm thâm hụt hoảng 800 triệu đến gần 1 tỉ rúp-USD5.


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.41, tr.138.

2. GS. TSKH. Trần Văn Thọ (Chủ biên), TS. Nguyễn Ngọc Đức, TS. Nguyễn Văn Chỉnh, TS. Nguyễn Quán: Kinh tế Việt Nam 1955 - 2000: Tính toán mới, phân tích mới, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2000, tr.140.

3. GS. TSKH. Trần Văn Thọ (Chủ biên), TS. Nguyễn Ngọc Đức, TS. Nguyễn Văn Chỉnh, TS. Nguyễn Quán: Kinh tế Việt Nam 1955 - 2000: Tính toán mới, phân tích mới, Sđd, tr.248.

4. Xem Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học, Trần Đức Cường (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Tập 14 (Từ năm 1975 đến năm 1986), Sđd, tr.219.

5. GS. TSKH. Trần Văn Thọ (Chủ biên), TS. Nguyễn Ngọc Đức, TS. Nguyễn Văn Chỉnh, TS. Nguyễn Quán: Kinh tế Việt Nam 1955 - 2000: Tính toán mới, phân tích mới, Sđd, tr.262.

Danh mục

Tùy chỉnh