Ba thứ “công quản” của chính quyền thuộc địa
Để thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa thì cần nguồn tài chính khổng lồ để thu được tiền, chính quyền thuộc địa đã áp dụng nhiều biện pháp để bóc lột dân chúng. Đặc biệt, chính quyền thuộc địa áp dụng chế độ trực tiếp quản (hay còn gọi chế độ công quản) ba mặt hàng đặc biệt, gồm muối, rượu thuốc phiện thông qua các sở độc quyền - các Ty (régies) thu mua - chế biến, cưỡng bức người dân tiêu thụ các sản phẩm này với mức giá rất cao nhằm thu lợi nhuận.

Đối với muối - sản phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân, chính quyền Pháp đã áp dụng chế độ độc quyền mặt hàng này từ năm 1897. Theo đó, toàn bộ số muối người dân sản xuất được buộc phải bán cho chính quyền cai trị với mức giá rất thấp. Sau đó, chính quyền Pháp bán lại cho người dân, bao gồm cả người trực tiếp sản xuất muối, với giá cao gấp nhiều lần so với mức giá thu mua.

Chế độ công quản muối không chỉ phục vụ mục tiêu tài chính của chính quyền cai trị còn được dùng như một công cụ để trói buộc nhân dân ta. Đây được xem một trong những chính sách bóc lột thuộc địa hiệu quả nhất của thực dân Pháp Đông Dương. Chế độ thuế này đã gây nên nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế của toàn bộ nhân dân Việt Nam, đặc biệt đối với dân vùng biển, nghề làm muối, nghề làm mắm đều bị điêu đứng chính sách độc quyền này.
Đối với rượu, chính quyền Pháp giao việc độc quyền sản xuất bán rượu tại Việt Nam cho Công ty Rượu Đông Dương (Société françaises des Distilleries de l’Indochine) cấm người dân không được nấu rượu, kể cả việc tự nấu rượu để uống kể từ năm 1902. Đồng thời, chính quyền thuộc địa thực hiện các biện pháp vừa khuyến khích vừa ép buộc người dân phải tiêu thụ rượu với mức giá rất cao. Lượng rượu tiêu thụ được ấn định tới từng với định mức 5 lít rượu/năm/suất đinh (nam giới từ 18 tuổi đến 60 tuổi) các trưởng phải chịu trách nhiệm đạt định mức tiêu thụ rượu.

Đối với thuốc phiện, chế độ độc quyền thu mua, chế biến phân phối mặt hàng độc hại này được chính quyền Pháp thực hiện trên toàn nước ta từ năm 1899. Việc sử dụng thuốc phiện diễn ra tự do được khuyến khích do đem lại nguồn lợi cùng lớn cho chính quyền cai trị người sử dụng chủ yếu người Việt người Hoa. Chính sách này đã biến thuốc phiện trở thành một tệ nạn hội, thâm nhập sâu vào mọi tầng lớp hội Việt Nam, gây ra những hậu quả nặng nề, kéo dài. Trước năm 1860, thuốc phiện chỉ được tiêu thụ lén lút trong giới thương nhân giàu, điền chủ lớn một bộ phận quan lại do triều đình nhà Nguyễn nghiêm cấm dân chúng sử dụng thể xử tội xử tử nếu phát hiện người vi phạm.

Nguồn lợi từ ba mặt hàng rượu, muối thuốc phiện đóng vai trò quan trọng trong ngân sách của chính quyền thuộc địa tạo nguồn tài chính cho việc triển khai các hoạt động khai thác thuộc địa trên quy lớn. Bên cạnh đó, chính quyền thuộc địa cũng áp dụng hình thức kinh doanh phân phối độc quyền đối với một số mặt hàng dân sinh thiết yếu khác như diêm, xăng dầu, thuốc lá…

Ba thứ “công quản” của chính quyền thuộc địa
Để thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa thì cần nguồn tài chính khổng lồ để thu được tiền, chính quyền thuộc địa đã áp dụng nhiều biện pháp để bóc lột dân chúng. Đặc biệt, chính quyền thuộc địa áp dụng chế độ trực tiếp quản (hay còn gọi chế độ công quản) ba mặt hàng đặc biệt, gồm muối, rượu thuốc phiện thông qua các sở độc quyền - các Ty (régies) thu mua - chế biến, cưỡng bức người dân tiêu thụ các sản phẩm này với mức giá rất cao nhằm thu lợi nhuận.

Đối với muối - sản phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân, chính quyền Pháp đã áp dụng chế độ độc quyền mặt hàng này từ năm 1897. Theo đó, toàn bộ số muối người dân sản xuất được buộc phải bán cho chính quyền cai trị với mức giá rất thấp. Sau đó, chính quyền Pháp bán lại cho người dân, bao gồm cả người trực tiếp sản xuất muối, với giá cao gấp nhiều lần so với mức giá thu mua.

Chế độ công quản muối không chỉ phục vụ mục tiêu tài chính của chính quyền cai trị còn được dùng như một công cụ để trói buộc nhân dân ta. Đây được xem một trong những chính sách bóc lột thuộc địa hiệu quả nhất của thực dân Pháp Đông Dương. Chế độ thuế này đã gây nên nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế của toàn bộ nhân dân Việt Nam, đặc biệt đối với dân vùng biển, nghề làm muối, nghề làm mắm đều bị điêu đứng chính sách độc quyền này.
Đối với rượu, chính quyền Pháp giao việc độc quyền sản xuất bán rượu tại Việt Nam cho Công ty Rượu Đông Dương (Société françaises des Distilleries de l’Indochine) cấm người dân không được nấu rượu, kể cả việc tự nấu rượu để uống kể từ năm 1902. Đồng thời, chính quyền thuộc địa thực hiện các biện pháp vừa khuyến khích vừa ép buộc người dân phải tiêu thụ rượu với mức giá rất cao. Lượng rượu tiêu thụ được ấn định tới từng với định mức 5 lít rượu/năm/suất đinh (nam giới từ 18 tuổi đến 60 tuổi) các trưởng phải chịu trách nhiệm đạt định mức tiêu thụ rượu.

Đối với thuốc phiện, chế độ độc quyền thu mua, chế biến phân phối mặt hàng độc hại này được chính quyền Pháp thực hiện trên toàn nước ta từ năm 1899. Việc sử dụng thuốc phiện diễn ra tự do được khuyến khích do đem lại nguồn lợi cùng lớn cho chính quyền cai trị người sử dụng chủ yếu người Việt người Hoa. Chính sách này đã biến thuốc phiện trở thành một tệ nạn hội, thâm nhập sâu vào mọi tầng lớp hội Việt Nam, gây ra những hậu quả nặng nề, kéo dài. Trước năm 1860, thuốc phiện chỉ được tiêu thụ lén lút trong giới thương nhân giàu, điền chủ lớn một bộ phận quan lại do triều đình nhà Nguyễn nghiêm cấm dân chúng sử dụng thể xử tội xử tử nếu phát hiện người vi phạm.

Nguồn lợi từ ba mặt hàng rượu, muối thuốc phiện đóng vai trò quan trọng trong ngân sách của chính quyền thuộc địa tạo nguồn tài chính cho việc triển khai các hoạt động khai thác thuộc địa trên quy lớn. Bên cạnh đó, chính quyền thuộc địa cũng áp dụng hình thức kinh doanh phân phối độc quyền đối với một số mặt hàng dân sinh thiết yếu khác như diêm, xăng dầu, thuốc lá…

Nội thương
Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh, hạ tầng giao thông được cải thiện cùng các thay đổi trong lối sống của người dân đã thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại trong nước với khối lượng hàng hóa được lưu thông giữa các vùng, miền tăng lên, sản phẩm được đa dạng hóa và nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện.

Giới thương nhân người Hoa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hoạt động thương mại của Việt Nam thời kỳ này. Với mạng lưới kinh doanh lâu đời, ưu thế biết cả tiếng Việt và tiếng Hoa và có tiềm lực kinh tế đủ lớn, các doanh nhân người Hoa vừa là đối tác, vừa là đối thủ cạnh tranh của giới tư sản người Pháp trong việc khai thác các nguồn lợi kinh tế của nước ta. Người Hoa đóng vai trò làm đại lý phân phối sâu hơn vào thị trường nội địa các sản phẩm nhập khẩu và đứng làm trung gian thu mua sản phẩm xuất khẩu cho giới thương nhân người Pháp.

Điển hình, trong lĩnh vực lúa gạo, mặc dù người Pháp nắm độc quyền về xuất khẩu gạo trực tiếp nhưng phần lớn hoạt động thu mua, xay xát, phân loại và cung ứng lại do giới tư sản người Hoa đảm nhiệm. Các thương lái lúa người Việt thường có số vốn ít nên chỉ đóng vai trò thu mua trực tiếp từ nông dân, rồi về bán ngay lại cho các chành, lẫm, vựa lúa của người Hoa. Các đầu mối thu mua của người Hoa còn chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng thóc, gạo cho các thương nhân xuất khẩu người Pháp.

Các thương nhân người Hoa gần như độc quyền trong việc phân phối các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu từ Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore… nhất là các sản phẩm mà hàng hóa của Pháp không cạnh tranh được do khoảng cách vận chuyển lớn, giá cao. Nhìn chung, giới thương nhân người Hoa có quyền tự do thương mại tương đối rộng ở Đông Dương, ngay cả khi chính quyền thuộc địa áp dụng chính sách độc quyền thương mại cho người Pháp. Thậm chí, một số mặt hàng đặc biệt cho nguồn lợi lớn như rượu và thuốc phiện cũng được chính quyền thuộc địa giao cho thương nhân người Hoa làm đầu mối phân phối tại một số khu vực.

Đối với người Việt, những thay đổi kinh tế xã hội lớn dưới thời chính quyền thuộc địa đã thúc đẩy nhiều người tiến vào lĩnh vực vốn được xem là lãnh địa riêng của người Hoa và người Pháp. Sự giao lưu buôn bán giữa các vùng miền trở nên sôi động, nhộn nhịp. Nông sản từ vùng xuôi được chuyên chở ngược lên miền núi, các loại lâm thổ sản từ miền núi được chở về miền xuôi. Gạo, hạt tiêu, nước mắm… sản xuất tại xứ Nam Kỳ và xứ Trung Kỳ được phân phối rộng rãi tại xứ Bắc Kỳ. Đồng thời, xi măng, than đá, diêm… được chở chủ yếu từ xứ Bắc Kỳ vào tiêu thụ tại xứ Nam Kỳ. Các thành thị dần trở thành những trung tâm buôn bán lớn, nhiều người kinh doanh và thợ thủ công dịch chuyển từ nông thôn lên mở rộng kinh doanh tại các thành phố, thị trấn.

Nhìn chung, hoạt động thương mại của người Việt chủ yếu tập trung ở khâu bán lẻ, tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng thông dụng như dầu hỏa, xà phòng, đồ kim khí gia dụng…, giúp nhiều loại hàng hóa thâm nhập sâu đến mọi tầng lớp xã hội và các vùng miền.

Đáng chú ý, quan điểm xã hội thời kỳ này cũng dần thay đổi, chuyển từ coi trọng nghề “sĩ”, coi rẻ nghề “thương” sang đẩy mạnh phát triển công thương để dần tự lực, tự cường, tự giải phóng đất nước. Các phong trào yêu nước Duy Tân - Đông Du (1905 - 1908), Đông Kinh Nghĩa Thục (1907 - 1908), Minh Tân (1907 - 1908)… đều cổ vũ người Việt học tập các kỹ nghệ kinh doanh hiện đại, bỏ vốn xúc tiến hoạt động kinh doanh, phát huy nội lực kinh tế dân tộc để “Chấn hưng thương trường - Cổ động thực nghiệp”, trực tiếp đương đầu với các thế lực kinh tế ngoại kiều, bao gồm cả chính người Pháp. Theo đó, phong trào lập hội kinh doanh bắt đầu lan nhanh khắp ba xứ Bắc, Trung và Nam Kỳ với sự xuất hiện một số cơ sở kinh doanh do người Việt làm chủ đủ sức cạnh tranh với đối thủ nước ngoài.

Điển hình, một nhóm sĩ phu yêu nước là Nguyễn Trọng Lôi, Nguyễn Quý Ánh, Hồ Tá Bang và một số thành viên khác đã thành lập Liên Thành Thương Quán (Société de Lien Thanh) tại Bình Thuận vào năm 1906. Trong những năm đầu thành lập, Liên Thành Thương Quán tập trung kinh doanh nước mắm - lĩnh vực kinh doanh ngách, đặc thù mà thương nhân người Hoa và người Pháp khó có thể cạnh tranh được. Các sản phẩm của công ty có hình ảnh “Con voi đỏ” tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Khi tích lũy được lượng vốn tốt hơn, công ty bắt đầu tổ chức kinh doanh đa ngành, phát triển thêm các sản phẩm làm từ phế phẩm cá như phân bón. Liên Thành Thương Quán còn thiết lập quan hệ hợp tác với hãng Kubota (Nhật Bản) để trang bị máy móc tân tiến, đào tạo nhân viên, lập phòng hóa nghiệm để không ngừng nâng cao chất lượng. Năm 1922, sản phẩm nước mắm công ty tham gia Hội chợ Đấu xảo ở Marseille (Pháp) và tạo tiếng vang lớn. Từ đó về sau, sản phẩm của Liên Thành Thương Quán chiếm lĩnh phần lớn thị trường Đông Dương và xuất khẩu sang châu Âu. Nhiều nhà tư sản có quy mô kinh doanh lớn như Trần Văn Thành, Trương Văn Bền, Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô, Nguyễn Sơn Hà…. lần lượt nổi lên. Các sản phẩm và dịch vụ của họ đã góp phần tích cực thúc đẩy phong trào sử dụng hàng nội địa, chống lại sự độc quyền của hàng hóa nước ngoài, đặc biệt là hàng hóa Pháp và chinh phục thành công nhiều thị trường nước ngoài, góp phần thúc đẩy sự hình thành tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện đại. Một số nhà tư sản dân tộc đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Sự kiện và nhân chứng lịch sử
Thương nhân
Khi nhận định về sự phát triển của hoạt động thương mại tại nước ta, năm 1924, nhà báo người Pháp Henri Cucherousset, chủ biên của Tuần báo L’Eveil économique de l’Indochine (Thức tỉnh Kinh tế Đông Dương) cho biết: “Mấy năm nay người bản xứ đã tập quen về đường buôn bán, nhất là các nhà kỹ nghệ thì phần nhiều đã tinh xảo hơn xưa, lại học được nhiều những nghề mới… Giả sử người nào đi vắng mươi lăm năm trời mà thốt nhiên giở lại bản-xứ thì đều lấy làm ngạc nhiên. Ai chẳng còn nhớ cái thời kỳ mươi lăm năm trước, ở thành phố Hà Nội này, cửa hàng thì rất bé nhỏ, mà ta chỉ có đàn bà buôn bán mà thôi. Ngày nay thì phố nào cũng nhan nhản những cửa hàng rất đẹp đẽ, thắp bằng đèn điện, cửa hàng đẹp đẽ không kém gì cửa hàng tây và cửa hàng khách, như là những hiệu lớn Vũ-Văn-An bán các thứ hàng tơ; hiệu Cự-Long đóng giày; hiệu Quảng-Hưng-Long bán các hàng sắt, cùng là biết bao nhiêu cửa hiệu may áo, làm mũ; các hiệu chụp ảnh, các hiệu làm các đồ tư trang, các hiệu thêu,… Các nhà công thương khắp các hạt xứ Bắc Kỳ này, cùng là xứ Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Cao Miên thì kỳ hội chợ nào cũng tới Hà Nội để dự cuộc. Người Nam Kỳ rất là ưa dùng các thứ hàng hóa Bắc Kỳ, lần hội chợ nào cũng mua nhiều hàng lắm, thường đem những thợ khéo nhất vô Nam Kỳ nữa".

Giá cả
Ngay sau khi đánh chiếm Nam Kỳ vào năm 1862, chính quyền thuộc địa đã nhận thấy sự cần thiết của việc thiết lập một ngân hàng riêng tại đây để vừa phục vụ cho việc khai thác thuế vừa điều chỉnh nền kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, sự có mặt của nhiều thương nhân châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản… với các đồng tiền riêng của mình đã tạo ra những rắc rối trong thanh toán vì vấn đề định giá, quy đổi tiền tệ…, do đó chính quyền thuộc địa cần có đồng tiền chung cho Liên bang Đông Dương để bảo vệ các lợi ích của mình tại đây.

Ngày 21/1/1875, Chính phủ Pháp thành lập Ngân hàng Đông Dương và bắt đầu phát hành đồng tiền riêng dành cho xứ Đông Dương và giá trị được neo cố định với đồng Franc Pháp với tỷ lệ 1 đồng Đông Dương đổi 10 đồng Franc Pháp. Như vậy, người Pháp đã thống nhất tiền tệ, chủ động áp đặt tỉ giá, chi phối toàn bộ hoạt động kinh tế tại khu vực Đông Dương.

Ban đầu hệ thống tiền tệ này đã góp phần khơi thông lưu chuyển hàng hóa trên thị trường nội địa, mở rộng hoạt động ngoại thương, đặc biệt là khối các nước sử dụng đồng Franc Pháp. Hỗ trợ việc du nhập các kỹ nghệ sản xuất hiện đại, phát triển các hoạt động công nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, các chính sách tài chính - kinh tế méo mó của chính quyền thuộc địa nhằm khai thác triệt để thị trường thuộc địa và cuộc Đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào những năm 1930 đã khiến hệ thống tiền tệ này bắt đầu trở nên hỗn loạn. Đồng thời, nhu cầu xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông, lâm sản sụt giảm nghiêm trọng, giá các mặt hàng này rơi xuống mức thấp kỷ lục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và sức mua của người dân, đặc biệt là các hộ nông dân. Đặc biệt, việc giá lúa gạo tại Nam Kỳ giảm từ mức trung bình 1,30 đồng Đông Dương/giạ trong năm 1926 xuống còn 0,4 đồng Đông Dương/giạ vào năm 1933 - mức thấp nhất trong vòng 30 năm khiến “dân Nam Kỳ nghèo,… không có tháng nào, năm nào mà giá lúa rẻ tệ mạt như năm nay vậy”15. Xuất khẩu lúa gạo vốn chiếm từ 40% - 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ này.

bang 9

bang 10

bang 11-12

Hàng hóa trở nên ế ẩm. Tại Sài Gòn, chỉ số giá bán buôn các sản phẩm giảm từ mức 100 điểm trong năm 1925 xuống còn 88 điểm vào năm 1932, và 71 điểm trong năm 1935. Tương tự, tại Hà Nội, chỉ số này cũng giảm từ mức 100 điểm trong năm 1925 xuống chỉ còn 70 điểm trong năm 1936.

Những bất hợp lý trong sự phát triển nền kinh tế khiến chênh lệch giữa giá của sản phẩm nông nghiệp với giá của sản phẩm công nghiệp ở mức rất cao. Ví dụ, giá 1 thếp giấy viết tương đương giá 5 kg gạo, giá 1 lít dầu hỏa bằng giá 3 kg gạo. Đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, nhất là khi phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, đồng tiền Đông Dương trượt giá mạnh, giá các mặt hàng chính thức do chính quyền thực dân Pháp áp đặt luôn thấp hơn nhiều so với giá thị trường chợ đen. Trong khi đó thu nhập của đại bộ phận dân chúng ở mức rất thấp.
Sự kiện và nhân chứng lịch sử
“Đông Dương kêu cứu”
Trong sách Indochine S. O. S (Đông Dương kêu cứu) phát hành năm 1935, nữ nhà báo người Pháp Andrée Viollis cho biết “Ngoại trừ tại các thành phố lớn, tiền lương của công nhân không bao giờ vượt quá 2 Franc đến 2,50 Franc/ngày. Trong các nhà máy dệt, một ngày làm việc bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối, lương ngày của nam giới là từ 1,75 Franc đến 2 Franc, từ 1,25 Franc đến 1,50 Franc đối với phụ nữ và 0,75 Franc cho trẻ em từ 8 đến 10 tuổi”. Trong khi đó, tại Hà Nội, giá bán lẻ 1 kg gạo thường là hơn 0,3 Franc và giá 1 kg thịt lợn là hơn 3 Franc nếu tính theo tỷ giá hối đoái chính thức 1 đồng Đông Dương đổi được 10 Franc Pháp.


15.T.V (1933). Thị trường lúa gạo ở Nam Kỳ trong 30 năm nay (1905 - 1933). Phụ Nữ Tân Văn, số 219 (Tháng 10/1933), tr.7.

Danh mục

Tùy chỉnh