Công nghiệp chế biến gỗ sản xuất giấy

Hoạt động chế biến gỗ được người Pháp bắt đầu tiến hành trên quy lớn vào đầu những năm 1900 do việc khai thác chế biến gỗ phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển của sở hạ tầng giao thông để vận chuyển gỗ nguyên liệu cũng như việc cung ứng điện năng để chạy máy móc. 3 lĩnh vực quan trọng nhất thuộc nhóm ngành này chế biến gỗ xẻ, sản xuất giấy diêm.

Chế biến gỗ xẻ được chú ý đầu tiên khi nhu cầu sử dụng gỗ trong hoạt động xây dựng sản xuất đồ nội thất tăng cao, gần như địa phương nào cũng nhà máy chế biến gỗ (hay còn được gọi nhà máy cưa). Quy trình sản xuất tương đối đơn giản với việc chế biến gỗ tròn thành gỗ xẻ. Đặc biệt, giống cây gỗ tếch (teak) nguồn gốc từ Ấn Độ đã theo người Pháp du nhập vào xứ Nam Kỳ trong giai đoạn này, trở thành loại cây được trồng phổ biến để làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nội thất. Một số nhà máy xẻ gỗ quy lớn được đặt tại Biên Hòa, Sài Gòn Nội. Bên cạnh phục vụ nhu cầu nội địa, gỗ nguyên liệu cũng được xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực như Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản… Hoạt động xuất khẩu gỗ nguyên liệu bắt đầu tăng mạnh sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất kết thúc. Lượng gỗ tếch xuất khẩu đạt 7.400 tấn trong năm vào năm 1920 đạt mức cao nhất 15.200 tấn vào năm 19311.

Một lĩnh vực chế biến gỗ quan trọng khác đối với thời kỳ này sản xuất diêm. Trước năm 1891, diêm được tiêu thụ Đông Dương chủ yếu phải nhập khẩu từ Nhật Bản với giá cao do chế độ bảo hộ thương mại của chính quyền thuộc địa. Trước nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, Nhà máy Diêm Nội thuộc Công ty Pháp Diêm (Société francaise des allumettes) được thành lập đi vào hoạt động trong năm 1892.

Trang thiết bị một số nguyên liệu của nhà máy đều được nhập từ Pháp, gồm nhiều máy móc thường chỉ được sử dụng tại Pháp. Gỗ sử dụng để sản xuất diêm đều lấy từ các khu rừng xứ Bắc Kỳ. Diêm do nhà máy cung cấp trên toàn Đông Dương được gọi “diêm an toàn” chỉ bắt lửa khi quẹt vào miếng diêm sinh dán bên cạnh bao diêm.

Đến năm 1897, Công ty Lâm nghiệp Thương mại Trung Kỳ (Société forestière et commerciale de l’Annam) thành lập một nhà máy diêm tại Bến Thủy với nhãn hiệu Diêm Kim Long. Sản lượng diêm do hai nhà máy này dần đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, chấm dứt sự lệ thuộc vào diêm nhập khẩu. Năm 1922, hai doanh nghiệp trên được sát nhập thành Công ty Lâm nghiệp Diêm Đông Dương (Société indo-chinoise forestière et des allumettes), trở thành một trong những doanh nghiệp Pháp lớn nhất tại Đông Dương. Sản lượng của hai nhà máy diêm này đạt cao điểm khoảng 90 triệu bao diêm/năm. Một phần diêm sản xuất được xuất khẩu sang các quốc gia thuộc địa khác của Pháp như Madagascar, Algieria…

Sản xuất giấy ra đời tương đối muộn trong nhóm ngành công nghiệp chế biến gỗ. Mặc một số nhà máy sản xuất bột giấy đã được người Pháp thiết lập tại quanh thị Phủ Lạng Thương (TP. Bắc Giang ngày nay) từ đầu những năm 1900 nhưng hoạt động sản xuất giấy quy công nghiệp đến năm 1913 mới chính thức xuất hiện với sự ra đời của Nhà máy Giấy Đáp Cầu thuộc Công ty Giấy Đông Dương (Société anonyme francaise des Celluloses et papiers indochinois).

Với số vốn đầu lên đến 7 triệu Franc, Nhà máy Giấy Đáp Cầu công suất thiết kế đạt 4.000 tấn/năm. Sản phẩm của Nhà máy tương đối đa dạng, bao gồm bột giấy, giấy viết, giấy in báo, giấy carton… phục vụ cho nhu cầu trong nước như các quan của Pháp, các nhà in sách báo, các trường học, phần đáng kể bán ra cho dân chúng, chủ yếu học sinh. Công ty Giấy Đông Dương cũng thành lập một nhà máy sản xuất bột giấy Việt Trì để khai thác vùng nguyên liệu rộng lớn khu vực thượng du.

Tuy nhiên, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu giấy do nhu cầu đa dạng ngày càng tăng cao. dụ, năm 1923, lượng giấy nhập khẩu chỉ chiếm 0,6% tổng giá trị nhập khẩu nhưng đến năm 1940, đã tăng lên mức 4,1%2 tổng giá trị nhập khẩu.

Nhìn chung, các lĩnh vực công nghiệp chế biến đều giai đoạn “thịnh vượng”, phát triển mạnh mẽ trong những năm 1920 cho đến khi chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào đầu những năm 1930. Quy hoạt động của nhiều lĩnh vực bị thu hẹp, sản lượng suy giảm mạnh, các nhà máy, xưởng sản xuất buộc phải sa thải lao động. Nhưng một số lĩnh vực sản xuất hàng hóa thiết yếu như bông, sơn, dầu thực vật, đường… lại tìm thấy hội phát triển khi hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài suy giảm.

Qua cơn khủng hoảng kinh tế, các hoạt động sản xuất công nghiệp vừa mới khôi phục trở lại được vài năm thì Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, áp dụng “chính sách kinh tế thời chiến” để buộc nền kinh tế tập trung cung ứng các loại tài nguyên, hàng hóa phục vụ guồng máy chiến tranh. Đồng thời, giới bản Pháp cũng hạn chế đầu mở rộng sản xuất tăng cường vét, khai thác triệt để các nguồn lợi kinh tế sẵn.


1. Gouvernement général de l’Indochine. (1941). Résumé Statistique Relatif Aux Années 1913 à 1940. Hanoi: Imprimerie D’extrême-Orient.

2. Gouvernement général de l’Indochine. (1941). Résumé Statistique Relatif Aux Années 1913 à 1940. Hanoi: Imprimerie D’extrême-Orien

Công nghiệp chế biến gỗ sản xuất giấy

Hoạt động chế biến gỗ được người Pháp bắt đầu tiến hành trên quy lớn vào đầu những năm 1900 do việc khai thác chế biến gỗ phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển của sở hạ tầng giao thông để vận chuyển gỗ nguyên liệu cũng như việc cung ứng điện năng để chạy máy móc. 3 lĩnh vực quan trọng nhất thuộc nhóm ngành này chế biến gỗ xẻ, sản xuất giấy diêm.

Chế biến gỗ xẻ được chú ý đầu tiên khi nhu cầu sử dụng gỗ trong hoạt động xây dựng sản xuất đồ nội thất tăng cao, gần như địa phương nào cũng nhà máy chế biến gỗ (hay còn được gọi nhà máy cưa). Quy trình sản xuất tương đối đơn giản với việc chế biến gỗ tròn thành gỗ xẻ. Đặc biệt, giống cây gỗ tếch (teak) nguồn gốc từ Ấn Độ đã theo người Pháp du nhập vào xứ Nam Kỳ trong giai đoạn này, trở thành loại cây được trồng phổ biến để làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nội thất. Một số nhà máy xẻ gỗ quy lớn được đặt tại Biên Hòa, Sài Gòn Nội. Bên cạnh phục vụ nhu cầu nội địa, gỗ nguyên liệu cũng được xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực như Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản… Hoạt động xuất khẩu gỗ nguyên liệu bắt đầu tăng mạnh sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất kết thúc. Lượng gỗ tếch xuất khẩu đạt 7.400 tấn trong năm vào năm 1920 đạt mức cao nhất 15.200 tấn vào năm 19311.

Một lĩnh vực chế biến gỗ quan trọng khác đối với thời kỳ này sản xuất diêm. Trước năm 1891, diêm được tiêu thụ Đông Dương chủ yếu phải nhập khẩu từ Nhật Bản với giá cao do chế độ bảo hộ thương mại của chính quyền thuộc địa. Trước nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, Nhà máy Diêm Nội thuộc Công ty Pháp Diêm (Société francaise des allumettes) được thành lập đi vào hoạt động trong năm 1892.

Trang thiết bị một số nguyên liệu của nhà máy đều được nhập từ Pháp, gồm nhiều máy móc thường chỉ được sử dụng tại Pháp. Gỗ sử dụng để sản xuất diêm đều lấy từ các khu rừng xứ Bắc Kỳ. Diêm do nhà máy cung cấp trên toàn Đông Dương được gọi “diêm an toàn” chỉ bắt lửa khi quẹt vào miếng diêm sinh dán bên cạnh bao diêm.

Đến năm 1897, Công ty Lâm nghiệp Thương mại Trung Kỳ (Société forestière et commerciale de l’Annam) thành lập một nhà máy diêm tại Bến Thủy với nhãn hiệu Diêm Kim Long. Sản lượng diêm do hai nhà máy này dần đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, chấm dứt sự lệ thuộc vào diêm nhập khẩu. Năm 1922, hai doanh nghiệp trên được sát nhập thành Công ty Lâm nghiệp Diêm Đông Dương (Société indo-chinoise forestière et des allumettes), trở thành một trong những doanh nghiệp Pháp lớn nhất tại Đông Dương. Sản lượng của hai nhà máy diêm này đạt cao điểm khoảng 90 triệu bao diêm/năm. Một phần diêm sản xuất được xuất khẩu sang các quốc gia thuộc địa khác của Pháp như Madagascar, Algieria…

Sản xuất giấy ra đời tương đối muộn trong nhóm ngành công nghiệp chế biến gỗ. Mặc một số nhà máy sản xuất bột giấy đã được người Pháp thiết lập tại quanh thị Phủ Lạng Thương (TP. Bắc Giang ngày nay) từ đầu những năm 1900 nhưng hoạt động sản xuất giấy quy công nghiệp đến năm 1913 mới chính thức xuất hiện với sự ra đời của Nhà máy Giấy Đáp Cầu thuộc Công ty Giấy Đông Dương (Société anonyme francaise des Celluloses et papiers indochinois).

Với số vốn đầu lên đến 7 triệu Franc, Nhà máy Giấy Đáp Cầu công suất thiết kế đạt 4.000 tấn/năm. Sản phẩm của Nhà máy tương đối đa dạng, bao gồm bột giấy, giấy viết, giấy in báo, giấy carton… phục vụ cho nhu cầu trong nước như các quan của Pháp, các nhà in sách báo, các trường học, phần đáng kể bán ra cho dân chúng, chủ yếu học sinh. Công ty Giấy Đông Dương cũng thành lập một nhà máy sản xuất bột giấy Việt Trì để khai thác vùng nguyên liệu rộng lớn khu vực thượng du.

Tuy nhiên, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu giấy do nhu cầu đa dạng ngày càng tăng cao. dụ, năm 1923, lượng giấy nhập khẩu chỉ chiếm 0,6% tổng giá trị nhập khẩu nhưng đến năm 1940, đã tăng lên mức 4,1%2 tổng giá trị nhập khẩu.

Nhìn chung, các lĩnh vực công nghiệp chế biến đều giai đoạn “thịnh vượng”, phát triển mạnh mẽ trong những năm 1920 cho đến khi chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào đầu những năm 1930. Quy hoạt động của nhiều lĩnh vực bị thu hẹp, sản lượng suy giảm mạnh, các nhà máy, xưởng sản xuất buộc phải sa thải lao động. Nhưng một số lĩnh vực sản xuất hàng hóa thiết yếu như bông, sơn, dầu thực vật, đường… lại tìm thấy hội phát triển khi hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài suy giảm.

Qua cơn khủng hoảng kinh tế, các hoạt động sản xuất công nghiệp vừa mới khôi phục trở lại được vài năm thì Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, áp dụng “chính sách kinh tế thời chiến” để buộc nền kinh tế tập trung cung ứng các loại tài nguyên, hàng hóa phục vụ guồng máy chiến tranh. Đồng thời, giới bản Pháp cũng hạn chế đầu mở rộng sản xuất tăng cường vét, khai thác triệt để các nguồn lợi kinh tế sẵn.


1. Gouvernement général de l’Indochine. (1941). Résumé Statistique Relatif Aux Années 1913 à 1940. Hanoi: Imprimerie D’extrême-Orient.

2. Gouvernement général de l’Indochine. (1941). Résumé Statistique Relatif Aux Années 1913 à 1940. Hanoi: Imprimerie D’extrême-Orien

Công nghiệp kéo sợi, dệt vải

Chế biến bông sợi và dệt được xem là ngành công nghiệp nhẹ lớn nhất ở Việt Nam dưới thời chính quyền thuộc địa. Nhà máy kéo sợi cotton đầu tiên tại Bắc Kỳ được thành lập vào năm 1884, dưới sự điều hành của nữ doanh nhân người Pháp Numa Bourgouin Meiffre. Bà Numa Bourgouin Meiffre cũng thiết lập khu đồn điền trồng cây bông dưới chân dãy núi Ba Vì, dần mở rộng hoạt động sang lĩnh vực may đồng phục quân đội và thuê nhiều thợ người Việt.

tho may Nhóm nữ thợ may tại xưởng may quân phục của nữ doanh nhân người Pháp - Bà
Bourgouin Meiffre (Ảnh: Nhiếp ảnh gia Pierre Dieulefit)

Nhằm tận dụng vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nguyên liệu lớn, nhân công dồi dào của nhiều làng nghề thủ công truyền thống, chính quyền thuộc địa cũng thành lập một cơ sở nghiên cứu tơ lụa tại Nam Định vào năm 1898. Đến năm 1900, cơ sở nghiên cứu này được rót lượng vốn lớn để hình thành Nhà máy Kéo sợi, dệt Nam Định dưới sự điều hành của Công ty Bông Sợi Bắc Kỳ (Société cotonnière du Tonkin).

Nhờ nhu cầu về sản phẩm tại Pháp và các nước trong khu vực tăng nhanh, Nhà máy Kéo sợi Nam Định phát triển nhanh chóng, hoạt động gần như 24 tiếng/ngày, huy động đông đảo lực lượng lao động gồm khoảng 40 kỹ thuật viên người Pháp và hơn 14.000 người bản xứ.

Đến những năm 1930, Công ty Bông Sợi Bắc Kỳ đã thiết lập các nhà máy kéo sợi, xưởng dệt - nhuộm - tẩy trắng - xử lý, các xưởng cơ khí động lực… hoàn thiện tại Nam Định, cũng như đầu tư tổ hợp máy phát điện và hệ thống đường ống dẫn nước riêng biệt. Tính riêng năm 1937, nhà máy đã sản xuất ra hơn 700.000 chiếc chăn và hơn 2.000 tấn sản phẩm bông sợi các loại1, cung cấp sợi nguyên liệu cho phần lớn các xưởng dệt và thợ dệt thủ công tại Việt Nam. Cụm nhà máy kéo sợi và dệt Nam Định trở thành một trong những cơ sở kỹ nghệ lớn và hiện đại nhất Đông Dương. Nhiều hãng cũng lựa chọn Nam Định là địa điểm đặt các xưởng kéo sợi, dệt, chế biến tơ lụa.

keo soi Nam Dinh Nhà máy Kéo sợi, dệt Nam Định (chưa rõ năm chụp)

Người Pháp cũng đầu tư phát triển ngành công nghiệp kéo sợi, dệt, chế biến tơ lụa tại các địa phương thuộc Nam Kỳ và Trung Kỳ có nguồn cung cấp bông và tơ sống thuận lợi. Điển hình, Nhà máy dệt L. Delignon (Établissements L.Delignon) được đưa vào hoạt động trong năm 1903 tại thị trấn Phú Phong (Bình Định) với trang thiết bị máy móc tinh xảo, nhập khẩu toàn bộ từ Pháp, sử dụng 550 công nhân bản địa. Nhà máy này sở hữu khu trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ riêng, các xưởng kéo sợi, xưởng dệt, xưởng cơ khí… Đây được xem là nhà máy kéo sợi, dệt có quy mô lớn thứ hai tại Việt Nam giai đoạn này.


1. Robequain. (1939). Géographie de l’Indochine.

Công nghiệp chế biến khác

Công nghiệp chế biến tại Việt Nam thời kỳ thuộc địa chủ yếu xoay quanh hoạt động chế biến thực phẩm, chế biến bông sợi, dệt và chế biến gỗ.
Chế biến thực phẩm
Xay xát và chế biến gạo phục vụ xuất khẩu chiếm vị trí quan trọng nhất trong công nghiệp chế biến thực phẩm và xuất hiện ngay sau khi thực dân Pháp chiếm được Nam Kỳ do hoạt động này đem lại nguồn lợi nhuận nhanh chóng, hấp dẫn.

Khu vực Chợ Lớn (Sài Gòn ngày nay) đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động xay xát, phân loại, đánh bóng và xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nhà máy xay xát gạo đầu tiên cũng được xây dựng tại Chợ Lớn vào năm 1870. Đầu những năm 1900, người Pháp đẩy mạnh việc nạo vét sông, đào kênh mới tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm phục vụ giao thông và khai phá đất hoang trồng lúa xuất khẩu, giúp hoạt động xuất khẩu gạo phát triển nhanh chóng. Khối lượng gạo xuất khẩu tăng từ 0,56 triệu tấn trong năm 1890 lên gần gấp 3 lần, đạt 1,4 triệu tấn vào năm 1907, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới thời kỳ này. Kéo theo đó là sự hình thành thêm các trung tâm thu mua, xay xát lúa gạo quy mô tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Bảy Ngàn, Vị Thanh, Cái Răng, trong đó lớn nhất là Cái Răng. Đồng thời, hoạt động canh tác lúa tại khu vực Nam Kỳ chuyển từ sản xuất để đáp ứng nhu cầu tại chỗ và chỉ xuất khẩu một phần không đáng kể sang hình thức sản xuất nông sản hàng hóa, canh tác quy mô lớn nhằm chuyên phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Một số nhà máy xay xát gạo cũng được thiết lập tại Hải Phòng và Đà Nẵng nhằm phục vụ nhu cầu xuất khẩu gạo của xứ Bắc Kỳ và xứ Trung Kỳ. Công nghiệp xay xát gạo đặc biệt phát triển mạnh trong những năm 1920 sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc do nhu cầu xuất khẩu gạo tăng cao. Chỉ riêng khu vực Chợ Lớn, số nhà máy xay xát đã tăng từ 46 cơ sở trong năm 1925 lên 75 cơ sở vào năm 1929 với năng lực xử lý trung bình đạt trên 7.600 tấn gạo/ngày10. Đi kèm với sự phát triển của ngành xay xát lúa gạo là sự hình thành các nhà máy dệt bao đay, sửa chữa máy móc, tàu vận chuyển gạo xuất khẩu.

Sản xuất rượu là nghề truyền thống của người Việt Nam nhưng dưới thời chính quyền thuộc địa, hoạt động nấu rượu trong dân chúng bị nghiêm cấm và chỉ các cơ sở sản xuất rượu được cấp phép mới được hoạt động nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách. Vào năm 1898, Nhà máy Rượu Hà Nội thuộc Công ty Rượu Đông Dương (Société française des distilleries de l’Indochine) được đưa vào hoạt động với kỹ thuật chưng cất hiện đại và quy mô lớn nhất Đông Dương.

Từ năm 1903 - 1933, Công ty Rượu Đông Dương (Société française des distilleries de l’Indochine) và Công ty Rượu Bắc Kỳ (Société des distilleries du Tonkin) được độc quyền sản xuất rượu và chính quyền thuộc địa đẩy mạnh việc kiểm soát hoạt động nấu rượu truyền thống của dân chúng, khiến hoạt động nấu rượu của nhiều làng nghề nổi tiếng trên cả nước lụi tàn. Các nhà máy sản xuất rượu thuộc hai công ty này được xây dựng tại nhiều tỉnh, thành khác ngoài Hà Nội như Hải Phòng, Nam Định, Chợ Lớn.

Đến những năm đầu 1930, dưới áp lực của dư luận và sự đấu tranh của một số nhà tư sản Việt Nam, chính quyền thuộc địa tuy không bãi bỏ chế độ độc quyền sản xuất rượu nhưng cho phép người Việt được tham gia sản xuất rượu.

Sự kiện và nhân chứng lịch sử
Rượu Văn Điển
Ngay sau khi chính quyền thuộc địa cho phép người Việt tham gia sản xuất rượu, nhà tư sản Đỗ Hữu Thức đại diện cho một nhóm các nhà đầu tư người Việt đứng ra thành lập Nhà máy Rượu Văn Điển vào năm 1933 tại Hà Nội. Nhà máy sử dụng thiết bị hiện đại tương đương với các hãng rượu người Pháp, sử dụng tới 600 nhân công. Bằng việc kêu gọi tinh thần dân tộc “Người Việt ủng hộ người Việt” trong kinh doanh, sản phẩm được trình bày đẹp và hình thức quảng bá gần gũi với người Việt, sản phẩm của Nhà máy Rượu Văn Điển dần được tiêu thụ mạnh và cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của các nhà máy rượu do người Pháp điều hành.

ruou Bài hát quảng cáo Rượu Văn Điển do nhà thơ Tản Đà viết đăng trên
Báo Phong Hóa (số ngày 21/9/1934)

10. Martin J.Murray. (1980). The Development of Capitalism in Colonial Indochina (1870 - 1940). Berkeley and Los Angeles: University of California Press.

Danh mục

Tùy chỉnh