TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: Đồng hành cùng công cuộc Đổi mới nông nghiệp

Tổng Công ty Máy Động lực Máy Nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) tiền thân Tổng Công ty máy động lực Máy nông nghiệp, được thành lập ngày 12/5/1990 với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Giai đoạn 1990 - 2000

Những ngày đầu mới thành lập với 13 nhà máy sản xuất máy móc phụ tùng, năng lực sản xuất còn hạn chế, song bằng việc phân công, tổ chức lại, VEAM đã không ngừng cải thiện khả năng đáp ứng đủ nhu cầu máy cho sản xuất nông nghiệp.

Các máy kéo hai bánh Bông Sen đã dần quen thuộc trên đồng ruộng trong phong trào giới hoá miền Bắc. Phía Nam, các động DS60, DS80 của VINAPPRO, D9, KND5B của VIKYNO, máy xay xát thương hiệu VINAPPRO, VIKYNO chiếm vị trí độc tôn trên thị trường.

Động nhiều xi lanh của DISOCO (55 lực) đã được cung cấp hàng loạt ngay khi nhà máy đi vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu sửa chữa, thay thế động cho các máy kéo 4 bánh, thay thế cho một số loại ôtô vận tải đang sử dụng động xăng tiêu hao nhiều nhiên liệu. Các nhà máy: Phụ tùng 1 (FUTU1), Phụ tùng 2 (NAKYCO), Phụ tùng 3 đã đáp ứng đa dạng nhiều loại phụ tùng khí mọi miền đất nước. Các sản phẩm của VEAM đã xuất ngoại với các loại động TS60, TS105, TS130 hàng loạt linh kiện động cơ, máy bơm nước cung cấp cho nhiều thị trường Đông Nam Á.

Sự hợp tác năng động giữa các thành viên trong VEAM đã dần được hình thành. Các linh kiện sản phẩm đúc, rèn, gia công khí, đã được cung cấp từ khu vực phía Bắc năng lực chế tạo vượt trội tới khu vực phía Nam nơi thị trường sôi động hơn.

Những năm đầu thập kỷ 1990, VEAM đã tham gia liên doanh sản xuất ôtô đầu tiên (Auto Mekong), bắt đầu một xu hướng tìm cách đa dạng hóa sản phẩm. Chỉ ít năm sau đó, VEAM tham gia liên doanh chế tạo ôtô TOYOTA (1995), sản xuất xe máy HONDA (1996). Các thành viên cũng tích cực thành lập các liên doanh sản xuất như ôtô FORD (1995), xe máy ôtô SUZUKI, đúc Việt - Nhật (VJE).Với hoạt động liên doanh, các doanh nghiệp của VEAM đã nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt các kỹ năng quản hiện đại, đổi mới duy quản lý, công nghệ. Tận dụng hội này, một số đơn vị của VEAM như FUTU1, FOMECO, DISOCO đã đầu mạnh mẽ để trở thành những nhà cung cấp năng lực cao trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Giai đoạn 2000 - 2010

Trong Tổng Công ty đã dần hình thành từng nhóm doanh nghiệp, từng nhóm sản phẩm quan hệ gắn thúc đẩy nhau phát triển; trong đó các đơn vị điển hình như VINAPPRO, VIKYNO, DISOCO, khí Trần Hưng Đạo về sản xuất động máy nông nghiệp, FUTU1, FOMECO DISOCO trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.

Đây giai đoạn đánh dấu sự tăng trưởng liên tục. Sản xuất động máy nông nghiệp đã đạt đỉnh cao về sản lượng tiêu thụ cả thị trường trong nước xuất khẩu. Năm 2002, giá trị xuất khẩu phụ tùng, động cơ, máy nông nghiệp của VEAM đạt xấp xỉ 20 triệu USD. VEAM cũng chú ý đầu nâng cao năng lực nền tảng của ngành chế tạo máy. Nhà máy đúc VEAM được xây dựng tại khu vực phía Nam nhằm đáp ứng nhu cầu cao về sản xuất đúc.

Với những kết quả tích cực trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, năm 2005 VEAM đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Giai đoạn 2010 - 2020

Sau 20 năm liên tục đổi mới phát triển, VEAM đã những bước tiến dài. Tháng 7/2010, VEAM chuyển sang hoạt động theo hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ VEAM trở thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước. Cũng trong năm 2010, VEAM vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba.

Ngày 24/01/2017, VEAM chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Tháng 7/2018, VEAM lên sàn Upcom, chứng khoán VEA. Đây giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của VEAM. Sau khi chuyển đổi hình hoạt động, VEAM đã một quá trình thay đổi về quản lý, phát triển nhân sự, đầu kỹ thuật, đáp ứng những tiêu chuẩn đối với nhà cung cấp của từng loại sản phẩm cụ thể.

Đến nay, sau hơn 32 năm thành lập, hoạt động của VEAM phát triển dựa trên ba nền tảng: sản xuất động cơ, máy nông nghiệp; công nghiệp phụ trợ ôtô xe máy. VEAM gồm 22 đơn vị thành viên các công ty con công ty liên kết, 1 viện nghiên cứu 3 công ty xuất nhập khẩu với trên 20.000 cán bộ, công nhân viên.

Hơn 32 năm qua, VEAM đã ghi dấu ấn đậm nét, cánh chim đầu đàn dẫn dắt sự phát triển của ngành Máy Động lực Máy Nông nghiệp Việt Nam, góp sức hòa cùng với dòng chảy không ngừng của công cuộc đổi mới nông nghiệp đất nước.

TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: Đồng hành cùng công cuộc Đổi mới nông nghiệp

Tổng Công ty Máy Động lực Máy Nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) tiền thân Tổng Công ty máy động lực Máy nông nghiệp, được thành lập ngày 12/5/1990 với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Giai đoạn 1990 - 2000

Những ngày đầu mới thành lập với 13 nhà máy sản xuất máy móc phụ tùng, năng lực sản xuất còn hạn chế, song bằng việc phân công, tổ chức lại, VEAM đã không ngừng cải thiện khả năng đáp ứng đủ nhu cầu máy cho sản xuất nông nghiệp.

Các máy kéo hai bánh Bông Sen đã dần quen thuộc trên đồng ruộng trong phong trào giới hoá miền Bắc. Phía Nam, các động DS60, DS80 của VINAPPRO, D9, KND5B của VIKYNO, máy xay xát thương hiệu VINAPPRO, VIKYNO chiếm vị trí độc tôn trên thị trường.

Động nhiều xi lanh của DISOCO (55 lực) đã được cung cấp hàng loạt ngay khi nhà máy đi vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu sửa chữa, thay thế động cho các máy kéo 4 bánh, thay thế cho một số loại ôtô vận tải đang sử dụng động xăng tiêu hao nhiều nhiên liệu. Các nhà máy: Phụ tùng 1 (FUTU1), Phụ tùng 2 (NAKYCO), Phụ tùng 3 đã đáp ứng đa dạng nhiều loại phụ tùng khí mọi miền đất nước. Các sản phẩm của VEAM đã xuất ngoại với các loại động TS60, TS105, TS130 hàng loạt linh kiện động cơ, máy bơm nước cung cấp cho nhiều thị trường Đông Nam Á.

Sự hợp tác năng động giữa các thành viên trong VEAM đã dần được hình thành. Các linh kiện sản phẩm đúc, rèn, gia công khí, đã được cung cấp từ khu vực phía Bắc năng lực chế tạo vượt trội tới khu vực phía Nam nơi thị trường sôi động hơn.

Những năm đầu thập kỷ 1990, VEAM đã tham gia liên doanh sản xuất ôtô đầu tiên (Auto Mekong), bắt đầu một xu hướng tìm cách đa dạng hóa sản phẩm. Chỉ ít năm sau đó, VEAM tham gia liên doanh chế tạo ôtô TOYOTA (1995), sản xuất xe máy HONDA (1996). Các thành viên cũng tích cực thành lập các liên doanh sản xuất như ôtô FORD (1995), xe máy ôtô SUZUKI, đúc Việt - Nhật (VJE).Với hoạt động liên doanh, các doanh nghiệp của VEAM đã nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt các kỹ năng quản hiện đại, đổi mới duy quản lý, công nghệ. Tận dụng hội này, một số đơn vị của VEAM như FUTU1, FOMECO, DISOCO đã đầu mạnh mẽ để trở thành những nhà cung cấp năng lực cao trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Giai đoạn 2000 - 2010

Trong Tổng Công ty đã dần hình thành từng nhóm doanh nghiệp, từng nhóm sản phẩm quan hệ gắn thúc đẩy nhau phát triển; trong đó các đơn vị điển hình như VINAPPRO, VIKYNO, DISOCO, khí Trần Hưng Đạo về sản xuất động máy nông nghiệp, FUTU1, FOMECO DISOCO trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.

Đây giai đoạn đánh dấu sự tăng trưởng liên tục. Sản xuất động máy nông nghiệp đã đạt đỉnh cao về sản lượng tiêu thụ cả thị trường trong nước xuất khẩu. Năm 2002, giá trị xuất khẩu phụ tùng, động cơ, máy nông nghiệp của VEAM đạt xấp xỉ 20 triệu USD. VEAM cũng chú ý đầu nâng cao năng lực nền tảng của ngành chế tạo máy. Nhà máy đúc VEAM được xây dựng tại khu vực phía Nam nhằm đáp ứng nhu cầu cao về sản xuất đúc.

Với những kết quả tích cực trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, năm 2005 VEAM đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Giai đoạn 2010 - 2020

Sau 20 năm liên tục đổi mới phát triển, VEAM đã những bước tiến dài. Tháng 7/2010, VEAM chuyển sang hoạt động theo hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ VEAM trở thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước. Cũng trong năm 2010, VEAM vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba.

Ngày 24/01/2017, VEAM chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Tháng 7/2018, VEAM lên sàn Upcom, chứng khoán VEA. Đây giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của VEAM. Sau khi chuyển đổi hình hoạt động, VEAM đã một quá trình thay đổi về quản lý, phát triển nhân sự, đầu kỹ thuật, đáp ứng những tiêu chuẩn đối với nhà cung cấp của từng loại sản phẩm cụ thể.

Đến nay, sau hơn 32 năm thành lập, hoạt động của VEAM phát triển dựa trên ba nền tảng: sản xuất động cơ, máy nông nghiệp; công nghiệp phụ trợ ôtô xe máy. VEAM gồm 22 đơn vị thành viên các công ty con công ty liên kết, 1 viện nghiên cứu 3 công ty xuất nhập khẩu với trên 20.000 cán bộ, công nhân viên.

Hơn 32 năm qua, VEAM đã ghi dấu ấn đậm nét, cánh chim đầu đàn dẫn dắt sự phát triển của ngành Máy Động lực Máy Nông nghiệp Việt Nam, góp sức hòa cùng với dòng chảy không ngừng của công cuộc đổi mới nông nghiệp đất nước.

TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ - CTCP

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo, mã chứng khoán DPM), thành viên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, được thành lập ngày 28/3/2003 với nhiệm vụ tiếp nhận, vận hành Nhà máy Đạm Phú Mỹ và tổ chức kinh doanh các sản phẩm phân bón và hóa chất dầu khí.

Những dấu mốc quan trọng trong hành trình 19 năm xây dựng và phát triển

Ngày 12/3/2001: Khởi công xây dựng Nhà máy Đạm Phú Mỹ.

Ngày 28/3/2003: Thành lập Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí.

Ngày 21/9/2004: Tổ hợp nhà thầu Technip - Samsung bàn giao Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho Công ty Phân Đạm và Hóa chất Dầu khí.

Ngày 12/12/2004: Khánh thành Nhà máy Đạm Phú Mỹ.

Ngày 31/8/2007: Chuyển thành Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí.

Ngày 05/11/2007: Cổ phiếu của PVFCCo (mã chứng khoán DPM) chính thức được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 15/5/2008: Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - công ty cổ phần (Petrovietnam Fertilizer and Chemicals Corporation - PVFCCo).

Tháng 8/2011: Sản lượng Nhà máy Đạm Phú Mỹ đạt 5 triệu tấn.

Quý III/2015: Khởi công tổ hợp dự án NH3 (nâng công suất) và dự án NPK Phú Mỹ.

Ngày 15/7/2017: Nhà máy Đạm Phú Mỹ đạt công suất 10 triệu tấn.

Quý I/2018: Vận hành Nhà máy NPK Phú Mỹ công nghệ hóa học và Xưởng NH3 (mở rộng), đưa sản phẩm ra thị trường.

Từ năm 2018 đến nay: Top 50 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam.

Những danh hiệu, giải thưởng tiêu biểu

Huân chương Lao động hạng Nhất cho PVFCCo và Nhà máy Đạm Phú Mỹ: năm 2013.

Huân chương Lao động hạng Nhì cho PVFCCo và Nhà máy Đạm Phú Mỹ: năm 2009.

Hóa chất Dầu khí

Huân chương Lao động hạng Ba cho Nhà máy Đạm Phú Mỹ: năm 2008.

Top 20 đơn vị đạt Danh hiệu “100 tổ chức đảng tiêu biểu trong doanh nghiệp”: năm 2011.

Cúp vàng Chất lượng Xây dựng Việt Nam cho công trình Nhà máy Đạm Phú Mỹ: năm 2010.

Top 10 Thương hiệu Việt Nam - Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt: các năm 2009, 2011, 2013.

Top 10 doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội - Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt: các năm 2011, 2013.

Giải Nhất, Giải Vàng Báo cáo Thường niên liên tục các năm.

Danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn liên tục từ năm 2004 đến năm 2018.

Danh hiệu “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu” các năm 2013, 2014, 2015, 2016.

Top 3/50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam bình chọn; liên tiếp 4 năm 2013, 2014, 2015, 2016.

“Thương hiệu Quốc gia” các năm 2014 - 2016.

Top 5 doanh nghiệp có hoạt động IR tốt nhất do nhà đầu tư bình chọn.

Top 3 “Quản trị công ty khu vực ASEAN” năm 2015.

Top 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam các năm 2016, 2017, 2018.

Top 50 công ty niêm yết tốt nhất và Top 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả (VIX50) năm 2022.

TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN - TKV: Khẳng định vị thế hàng đầu

1995 - 2005: Nền móng cho sự phát triển

Trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty Khoáng sản quý hiếm Việt Nam và Tổng Công ty Phát triển khoáng sản, ngày 27/10/1995, Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam (VIMICO) được thành lập, bao gồm 17 đơn vị thành viên và 7.800 công nhân viên, người lao động, với tổng nguồn vốn kinh doanh chỉ 120 tỉ đồng.

Ngay từ khi mới thành lập, Ban Lãnh đạo VIMICO đã xây dựng chiến lược tập trung vào phát triển tài nguyên, đầu tư vào các dự án vừa và nhỏ. Nhiều dự án như: Dự án lò quay xử lý quặng ôxít nghèo, sản xuất ôxít kẽm 60% ở Thái Nguyên; khai thác Ilmenit Kỳ Xuân (Hà Tĩnh); cải tạo xưởng tuyển nổi kẽm chì Làng Hích (Thái Nguyên); sản xuất gang đúc tại Cao Bằng,… được VIMICO đưa vào sản xuất hiệu quả.

Từ năm 2000 đến năm 2005, VIMICO tập trung đầu tư các dự án quy mô về khai thác chế biến khoáng sản. Cụ thể: Dự án Tổ hợp đồng Sin Quyền, công suất 10.000 tấn đồng cathode/năm; Dự án Kẽm điện phân Thái Nguyên, công suất 10.000 tấn kẽm thỏi/năm. Ngoài ra, các dự án chế biến khoáng sản như điatomit, khai - tuyển quặng cromit tại Thanh Hóa... cũng được lập và quyết định đầu tư. Thời kỳ này, tốc độ tăng trưởng bình quân của VIMICO là 11,45% (giai đoạn 1996 - 2000) và 13,5% (giai đoạn 2001 - 2005). Từ sau năm 2001, một số đơn vị thuộc Tổng Công ty đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần

2006 - 2015: Đẩy mạnh chế biến sâu

Ngày 26/12/2005, theo Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam trở thành công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) với tên gọi Tổng Công ty Khoáng sản - TKV. Đây là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của VIMICO.

Được tiếp nhận mô hình quản lý từ TKV, từ năm 2006 đến năm 2010 đánh dấu thời kỳ phát triển rực rỡ của VIMICO. Các công trình, dự án lớn hoàn thành và đưa vào sản xuất như: Tổ hợp đồng Sin Quyền, Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên (công suất đạt và vượt thiết kế), cho ra đời những tấn đồng kim loại và kẽm kim loại với quy mô công nghiệp lớn nhất cả nước, đạt tiêu chuẩn quốc tế, được sử dụng trong nước và xuất khẩu.

VIMICO tiếp tục triển khai đầu tư các dự án lớn khác như: Gang thép Cao Bằng, Đất hiếm Lai Châu… Giá trị đầu tư 5 năm 2005 - 2010 đạt gần 7.223 tỉ đồng tăng gấp 5,9 lần so với kế hoạch 5 năm trước. Tổng doanh thu đạt 11.147 tỉ đồng; lợi nhuận đạt 1.300 tỉ đồng; tổng tài sản (tính đến ngày 31/12/2010) trên 3.300 tỉ đồng; vốn nhà nước sở hữu gần 1.000 tỉ đồng (từ tích tụ lợi nhuận sau thuế).

Từ ngày 15/6/2010, VIMICO chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với tên gọi là Tổng Công ty Khoáng sản - Vinacomin, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và mô hình công ty mẹ - công ty con.

Từ năm 2010 đến năm 2015, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, thị trường tiêu thụ khoáng sản biến động theo chiều hướng đi xuống, sức mua, giá bán các sản phẩm chính của doanh nghiệp giảm đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của VIMICO.

Với hành trang là “Kỷ luật và Đồng tâm”, toàn VIMICO đồng thuận một lòng vượt khó khăn, quyết liệt triển khai và thực hiện nhiều chương trình, giải pháp lớn. Giai đoạn 2011 - 2015 so với giai đoạn 2006 - 2010, tổng doanh thu tăng 1,6 lần; nộp ngân sách tăng 2,5 lần. Từ tháng 10/2015, Tổng Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi Tổng Công ty Khoáng sản TKV - CTCP.

2016 - 2021: Khẳng định vị thế

Giai đoạn 2016 - 2021 tiếp tục là phép thử đối với cán bộ, công nhân viên, người lao động VIMICO. Tổng Công ty triển khai 2 dự án trọng điểm là: Mở rộng nâng công suất Khu mỏ tuyển đồng Sin Quyền và mở rộng nâng công suất Nhà máy Luyện đồng Lào Cai. Kết quả, Dự án mở rộng nâng công suất Nhà máy Luyện đồng Lào Cai đã hoàn thành đưa vào hoạt động từ quý III/2021 và được lựa chọn là công trình tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày tái thành lập tỉnh Lào Cai;...

Đến ngày 31/12/2021, vốn chủ sở hữu VIMICO là 3.183 tỉ đồng, bằng 131% so với năm 2015. Tổng tài sản 11.252 tỉ đồng, bằng 182% so với năm 2015. Tổng doanh thu cả giai đoạn 2015 - 2020 là 35.613 tỉ đồng, tăng 1,65 lần so với giai đoạn 2010 - 2015.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, VIMICO cũng thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội. Cán bộ, công nhân viên Tổng Công ty quyên góp hàng tỉ đồng cho các hoạt động từ thiện, xã hội; ủng hộ các xã, huyện nghèo nơi có đơn vị của VIMICO đứng chân theo tinh thần Nghị quyết số 30a/2008/ NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

VIMICO vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba (các năm 2005, 2006), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2010), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2015). Nhiều tập thể và cá nhân trong Tổng Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu: 2 Huân chương Độc lập, 4 Huân chương Lao động, 2 Huân chương Chiến công, 2 Bằng khen của Chủ tịch nước, gần 100 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam (TKV)

Danh mục

Tùy chỉnh